Hôm nay,  

Thiền viện Sùng Nghiêm: Đại Lễ Mừng Phật Đản, Học Theo Phật

10/06/202200:00:00(Xem: 1637)
 
01-sung-nghiem-le-chao-co

Lễ chào quốc kỳ Hoa Kỳ, VNCH và chào Phật giáo kỳ. Từ phải: Ni sư Chân Diệu, Ni sư Chân Thiền. Đứng nơi bìa trái là nhà thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao.

 
GARDEN GROVE (Phan Tấn Hải & Nguyễn Thanh Huy, VB) --- Thiền viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản hôm Chủ Nhật 5/6/2022, như thế là lần đầu sau gần 3 năm Quận Cam trải qua nhiều lần phong tỏa, và hạn chế vì đại dịch. Tuy là đã bình thường hóa trở lại, Tu viện Sùng Nghiêm đã dè dặt, không mời đông như nhiều năm trước.

Nhiều thành phần Phật tử đã hoan hỷ tham dự Đại Lễ Phật Đản, trong đó có huynh trưởng GĐPT Tuệ Linh, nhà văn Phạm Quốc Bảo, nhà thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Giao và nhiều vị khác.

Chương trình bắt đầu từ 11 giờ, kết hợp ba phần: nói lên Chánh pháp, văn nghệ, và đại chúng vừa thọ trai vừa nghe văn nghệ. Chủ yếu buổi lễ nơi Thiền viện Sùng Nghiêm là các bài nói chuyện, bài thơ, ca khúc đều là những lời dạy Pháp, dạy cách nhìn theo Chánh kiến, dạy cách giữ tâm lìa xa tà kiến. Như thế, Thiền viện Sùng Nghiêm đã đào tạo được các Phật tử không chỉ tín tâm thuần thành, đồng thời có những cái nhìn sắc bén về giáo pháp và các trải nghiệm an lạc với Thiền Tông. Như thế, cực kỳ hy hữu.

02-Ni-su-Chan-Thien

Ni sư Thích nữ Chân Thiền, cũng là nhà thơ Thanh Tịnh Liên.

Trước tiên, Ni sư Chân Thiền lên nói vài lời, rằng: "Như thế 3 năm qua rồi, bây giờ mới có Đại lễ Phật đản. Thời gian qua kẻ mất, người còn. Bây giờ vui mừng gặp lại quý vị. COVID có rơi vào ai, thì cũng là nhân quả. Chuyện Đức Phật trong hình ảnh cậu bé sơ sinh đi 7 bước chỉ là biểu tượng. Chúng ta ra đời có đủ 6 căn là tuyệt vời rồi. Thực tế, nên nhìn thấy, ngày Phật Đản là ngày tri ân, ngày biết ơn Đức Phật truyền Chánh pháp, do vậy ngày nào cũng là Ngày Phật Đản. Tôi vui mừng vì có nhiều Thiền sinh đã trưởng thành trên đường đạo. Như vậy, từ nay trở đi, tôi sẽ ngồi dưới hàng khán giả để quý vị điều hành, như anh Phước, anh Hòa, chị Minh Hồng..."

03-Theo-buoc-chan-thay

Nghi thức theo bước chân Phật, bước chân Thầy. Từ phải: Ni sư Chân Thiền, Mỹ Nga (đứng sát lá cờ), Ni sư Chân Diệu, Ni sư Chân Minh, Đỗ Phước...

Anh Phước được Ni sư nhắc ở trên chính là MC Đỗ Phước, cũng là Cư sĩ Trưởng Tràng. Anh Phước mời anh Hòa đọc chương trình. Trong những người bận rộn nhất trong buổi lễ có hai người dẫn chương trình: MC Đỗ Phước, và MC Ni sư Chân Minh. Nhạc sĩ Phú Hùng cũng rất chuyên nghiệp, một mình một dàn nhạc đã thực hiện nhạc đệm cho tất cả các ca khúc. Ghi nhận nơi đây là, MC Đỗ Phước bắt đầu buổi lễ bằng cách yêu cầu đại chúng lắng tâm, thắp sáng tỉnh thức với Thiền trực chỉ trong 2 phút đồng hồ. MC Đỗ Phước nói trong lời khai mạc, cũng là một bài pháp tuyệt vời), trích:

"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng tôi xin trân trọng kính chào và chân thành cám ơn toàn thể quí vị, đã có mặt ngày hôm nay để cùng chúng tôi mừng vui ngày: Đại Lễ Phật Đản Sinh.

04-Theo-buoc-chan-Thay

Nghi thức theo bước chân Phật, bước chân Thầy. 

Kính thưa quí vị. Ngày Phật Đản hôm nay, chúng ta có đầy đủ duyên lành, nên cùng hội họp nhau đây để cùng tri ân và noi gương Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, là y theo Chân Lý Trực Chỉ : “Bản Lai Diện Mục của chúng ta”, tức là Pháp Môn Thiền “Niêm Hoa Vi Tiếu” mà Ngài đã trao truyền với ý nghĩa: “Show me, don’t tell me” (hãy Chứng thực Thiền Trực Chỉ qua mọi Thực Hành hàng ngày… mà không phải là qua những lời sáo ngữ vô dụng!). Phải chăng? Đó là tất cả mọi hành động từ thô tới tế ngay tại Thân/Tâm chúng ta trong từng Sát Na…

Thưa quí vị, đúng như thế! Tất cả mọi hành động: “Tôi đang nói, cũng như mọi cử chỉ tôi đang diễn đạt… thì đồng thời, quí vị cũng đang lắng nghe, xem tôi nói cái gì? Qua những cử chỉ diễn đạt khác nhau, bằng cách Ngồi, cách Nghe tự nhiên của từng cá nhân quí vị …”

Thì đấy, hôm nay nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Sinh, chúng ta đã tạm Ngộ: Thiền Trực Chỉ là tất cả mọi Hành Động: “Đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, làm việc của Thân/Tâm mình.” Vậy thì lúc nào chúng ta cũng Thiền hết, có phải không? Chỉ có khác nhau là chúng ta có chú Tâm để mà nhận ra cái “Trực Chỉ” đó không? “Thiền Trực Chỉ” là thế đó! Do vậy mà Zen Master Philip Kapleau mới dạy rằng: “Bất cứ là ở nơi đâu, khi đi, hay đứng; khi nằm hay ngồi, khi làm việc hay lúc nghỉ ngơi v.v…, chúng ta hãy thắp sáng nơi đó lên.”
Thưa quí vị, Thắp Sáng có nghĩa là “Thiền” đấy. Vậy chúng ta bắt đầu Thắp Sáng nơi đây trong 1 hay 2 phút, để dâng lên “Đấng Cha Lành”, trong ngày Đại Lễ Phật Đản Sinh của Ngài nhé! Chúng ta bắt đầu Thiền 2 phút…"

05-Theo-buoc-chan-Thay

Nghi thức theo bước chân Phật, bước chân Thầy. 

Sau khi đại chúng đã nghiêm trang ngồi Thiền lặng lẽ trong 2 phút, Ni sư Chân Minh lên, giới thiệu thành phần quan khách. Và rồi, Ni sư Chân Minh nói về ý nghĩa Đức Phật đản sanh, qua bài pháp, trích như sau:

“"Nói đến Phật Đản Sinh là phải nói đến Chân Lý Giác Ngộ của Đức Phật, và đặc biệt là Ngài đã trực tiếp trao truyền Chân Lý ấy, qua bao phương pháp và một kho tàng Kinh Điển, để chúng ta cũng được Giác Ngộ như Ngài, thì mới thoát được mọi khổ đau và sinh tử luân hồi. Có phải rằng chúng ta ai ai cũng sợ cái vô thường phải không? Cho nên chúng ta thường đi kiếm cái thường hằng, vĩnh cửu sau khi chết!

06-Dieu-Mai_Kieu-Loan

Hai ca sĩ Tuyết Minh và Kiều Loan trình diễn văn nghệ, được Ni sư tặng hoa hồng.

Sự thật thì không phải thế, Đức Phật đã dậy: “Ngay ở nơi chúng ta đang hiện sống thì trong cái Vô Thường, tự đồng đã có cái Thường Hằng bất biến rồi!” Có nghĩa là Vô Thường với Thường Hằng không bao giờ rời nhau! Vậy: Vô Thường/Thường Hằng là Một, là Oneness!

- Thường Hằng là Bát Nhã Tính tức Phật Tính của chúng ta

- Vô Thường là Vạn Pháp, tức toàn thể vũ trụ vạn vật trong có thân của chúng ta.

Trong Kinh Bát Nhã Đức Phật lại trực tiếp dậy rằng: 'Toàn thể vũ trụ vạn vật đều vô thường mới là không diệt, không mất. Toàn thể vũ trụ vạn vật đều vô thường mới là bất sinh, bất diệt.'

Tại sao vậy? Tại vì nếu toàn vũ trụ vạn vật và thân thể của chúng ta mà cứ tồn tại mãi mãi, một ngàn năm, một vạn năm… thì chúng ta và vạn vật là đá, là plastic, không tươi mát và không có sự linh động!

07_Nguyen-Hai_Chan-Thien_My-Nga_Dieu-Ngoc-Cao-Minh-Chau

Từ trái: Nguyễn Hải, Ni sư Chân Thiền, Mỹ Nga, Diệu Ngọc Cao Minh Châu.

Do vậy mà Đức Phật lại khai ngộ cho chúng ta qua một câu Kinh Bát Nhã nữa rất thực tế là để chứng minh, Thiên Đàng, Cực Lạc gì chăng nữa… vẫn đều là ở tại vũ trụ vạn vật này mà thôi. Câu Kinh như thế này: “Bát Nhã Tính hay sinh chư Phật, hay hiển thị tướng Thế Gian.”

- Câu: “Bát Nhã Tính hay sinh chư Phật” có nghĩa là: Bát Nhã Tính là Phật Tính thường hằng của chúng ta (chúng ta ai ai cũng có Phật Tính).

- Câu: “Hay hiển thị tướng Thế Gian” có nghĩa là: Ngay tại đây, ngay tại thế giới này, Phật Tính của chúng ta và vũ trụ đều luôn luôn ẩn mật, âm thầm vận hành để hóa hiện, hiện hóa không hề ngưng nghỉ từng Sát Na trong trạng thái như:

Với loài người thì luôn luôn ở trong tình trạng: Sinh, trụ, dị, hoại. Với vạn vật thì luôn luôn ở trong tình trạng: Thành, trụ, hoại, không

Cứ như thế mà diễn tiến mãi mãi, mục đích để vạn Pháp, để chúng ta lúc nào cũng tươi đẹp, sinh động; còn vũ trụ vạn vật thì sẽ lúc nào cũng tươi mát và mới tinh, có nghĩa là vạn Pháp hiện hữu không bao giờ chịu cũ kỹ cả.

08-Le-Niem-Huong-3-Ni-su

Ba vị Ni sư Lễ niệm hương. Bên phải hình là huynh trưởng GĐPT Tuệ Linh.

Tóm lại: Tất cả vũ trụ vạn vật mà chúng ta đã gán ghép là “Vô Thường” tại thế gian này, lại chính là sự hóa hiện của Phật Tính! Mà đã là sự hóa hiện thì đương nhiên phải thiên biến, vạn hóa, chứ làm sao chúng ta lại chấp sự hóa hiện là tồn tại cho được!

Nên nhớ Phật Tính là mẹ, sự hiện hóa là vũ trụ vạn vật, là con. Vậy, mẹ và con đều là Phật Tính cả thì đương nhiên là đều cứ vận hành, tuyệt diệu không ngừng nghỉ như thế đó, dù muốn hay dù không muốn cũng vậy mà thôi!"(ngưng trích)

Tiếp theo, anh Tân đọc bài thơ "Phật Đản Sinh" của Ni sư Chân Thiền, như sau.

Phật Đản Sinh ngày tri ân Đức Từ Phụ
Thầy của Trời, Người và của toàn thể chúng sinh
Trí Tuệ, Từ Bi Ngài cứu vớt mọi sinh linh
Là Phật Đản Sinh ngay tại thân tâm mình
Là giã từ, giã từ mọi sinh tử điêu linh
Mê mờ buông trọn là Đản Sinh ta tỏa sáng
Đản Sinh ta tỏa sáng cùng vũ trụ một Tính Minh
Vũ Trụ chung một Tính Minh chúng sinh là Phật Đản.

Tiếp theo, anh Phước giới thiệu phầnn kế tiếp: giới thiệu Thiền ca Phật Đản Sinh, lời của Ni sư Thanh Tịnh Liên Thích Nữ Chân Thiền, do nhạc sĩ Tuấn Khanh phổ nhạc. Trình diễn hát và múa là hai ca sĩ Tuyết Minh và Kiều Loan. Ni sư Chân Thiền đã lên trao tặng hoa hồng cho hai nữ sĩ.

Tiếp theo, anh Phạm Hải lên đọc về ý nghĩa Lễ Mộc Dục (Là Lễ Tắm Phật). Nôi dung có thể tóm tắt một lời rằng nghi lễ tắm Phật là "Khai Thị về Buông Bỏ Tập Khí, về tri ân và noi gương Đức Phật trong ngày Đại Lễ Phật Đản."


Anh Phạm Hải nói như sau: "Nhân Mùa Phật Đản, toàn thể chúng sinh… chúng ta đều hân hoan đón mừng ngày Đản Sinh Đức Phật để tri ân, để tán dương và để noi gương thanh tịnh, trí tuệ, từ bi, bình đẳng của Ngài! Thì mỗi người chúng ta hãy tự phán xét chính mình… và tự Tu Sửa mọi lỗi lầm cho Thân Tâm thanh tịnh như những đóa hoa tinh khiết, để dâng lên đấng cha lành Toàn Giác. Vậy những ai trong chúng ta có những: Thói Hư, Tật Xấu, gọi là Tập Khí thế gian! Là những Nghiệp xấu và cũng chính là những bịnh tật tạo nên sinh tử luân hồi… thì hãy xin nguyện thề buông bỏ hết đi, có như thế mới đúng nghĩa là chúng ta Tắm Phật, nhưng sự thật thì hóa ra là chúng ta đang tắm chính mình! Thưa quí vị, Chân Thật Nghĩa của chữ Tắm Phật ở đây là tự chúng ta tu sửa để buông bỏ cho hết mọi Thói Hư, Tật Xấu ấy đi thì mới là trọn vẹn noi gương Đức Phật. Sau đây xin mời quí khán thính giả cùng nghe những bài Thiền Ca diễn giải về những Tập Khí Thói Hư, Tật Xấu của chúng ta trong đời sống hiện tại này." 

Nữ Cư sĩ Diệu Ngọc Cao Minh Châu bước lên đọc bài thơ Tắm Phật, trích 4 câu cuối từ bài thơ dài nơi đây:

"Ta đang tắm Phật hay Ta đang tắm Ta?
Tắm sạch Vô Minh, Tắm hết cả Tâm Tà
Đất chuyển Trời rung, à ra Ta tự hiện!
Ồ Pháp Thân này, Phải Ta vẫn là Ta!"

Tiếp theo là Lễ dâng hương cúng Phật, tụng Bát Nhã Tâm Kinh, tụng các bài kệ Tam Quy Y và Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Và nghi thức Thiền hành Theo chân Phật, theo chân Thầy.

09_Nhat-Quynh_Dieu-Mai_Truong-Minh-Cuong

Từ trái: các ca sĩ Nhật Quỳnh, Tuyết Minh, Trương Minh Cường.

Trong lời Bế mạc  do Chi Trần đọc, cũng có siêng năng tu học, trích: "Kính thưa Đại Chúng, Buổi Đại Lễ Phật Đản tới giờ này là coi như đã hoàn mãn, Thiền Viện Sùng Nghiêm chúng tôi xin chân thành cám ơn và tri ân  toàn thể quí vị… các Ngài đã không quản ngại đường xá gần hay xa, cũng như sức khỏe của chính mình, và đã bỏ thời giờ quí báu, để đến với chúng tôi, tham dự Buổi Lễ Phật Đản đầy ý nghĩa, tuyệt vời như ngày hôm nay! Không ngoài mục đích là để chúng ta noi gương Đức Phật, cũng là để tỏ lòng biết ơn và nhớ ơn Ngài, đã trao truyền cho chúng ta biết bao nhiêu nhiêu phương tiện, đó là những cứu cánh Khai Ngộ cho chúng ta được giải thoát khỏi mọi phiền não khổ đau, cũng như vòng Luân Hồi Sinh Tử không bao giờ dứt... và kính thưa quí vị, chúng tôi xin hẹn gặp lại quí vị trong một ngày rất gần, đó là Buổi Đại Lễ Vu Lan."

Phần văn nghệ vẫn tiếp diễn liên tục, trong khi Phật tử thọ trai. Các nghệ sĩ đều tuyệt vời, nhiệt tâm, từ nhạc sĩ Phú Hùng cho tới các ca sĩ Mỹ Nga, Tuyết Minh, Nhật Quỳnh, Trương Minh Cường…

Phật Tử có thể tới Thiền Viện Sùng Nghiêm hàng ngày hay tuần để học thiền, ngồi thiền, độc tham và nghe thuyết giảng theo các thời khóa biểu ghi sẵn. Có lớp Thiền Trẻ Em cuối tuần, và các lớp thiền cho mọi trình độ. Thiền viện cũng có giờ phát thanh và phát hình hàng tuần. Câu hỏi, xin liên lạc về:
Thiền Viện Sùng Nghiêm, 11561 Magnolia St., Garden Grove, CA 92841. Tel: (714) 636-0118.
 
VỀ THIỀN VIỆN SÙNG NGHIÊM

Thiền Viện Sùng Nghiêm tại Quận Cam là nơi tu học từ nhiều năm qua chuyên về Thiền Tông, với nhiều lớp Thiền - cũng như giúp tham học giáo lý Kinh, Luật, Luận, Thiền chữa bệnh, Yoga... -- được hướng dẫn cho mọi trình độ và lứa tuổi, từ em bé 5 tuổi cho tới các vị lão niên. Riêng thiếu niên có dạy cả Việt ngữ. Tuy nhiên, không phải là khép cửa tu học, Thiền Viện cũng là nơi từng tổ chức những cuộc triển lãm hội họa, nhiếp ảnh, những chuyến đi làm từ thiện...

Cũng nên nhắc về dòng truyền thừa của Thiền viện Sùng Nghiêm, rằng Cố Đại Lão Thiền Sư Philip Kapleau là người thầy truyền pháp môn Thiền Tông cho ba vị ni sư -- quý ni sư Chân Thiền, Chân Diệu, và Chân Như - để sau này 3 vị về Quận Cam sáng lập Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi sau này đã có thêm nhiều vị hỗ trợ hoằng pháp, trong đó bây giờ có Ni Sư Chân Minh trong nhiều vị nổi bật. Trước đó, quý ni sư đã cầu học rất mực gian nan: Quý ni sư đã đi tới nhiều thiền lâm nổi tiếng, sang tận Trung Quốc, nhập nhiều khóa thiền thất, và rồi dự các khóa sesshin (tiếp tâm) ở nhiều tiểu bang, trước khi về học với Thiền Sư Philip Kapleau.

Ngài Kapleau sinh năm 1912, viên tịch 2004. Năm 1953, xin xuất gia tu học, được lão sư Soen tiếp nhận Kapleau cho tu tại chùa Phát tâm (Hosshinji). Ba năm sau, theo giới thiệu của lão sư Soen, Kapleau đến cầu pháp với thiền sư Bạch Vân (Yasutani), Nhật Bản. Trong khóa tu thứ 20 (mùa hè năm 1958) với thiền sư Bạch Vân, Kapleau đã đạt ngộ được thiền sư Bạch Vân ấn chứng và ban cho danh hiệu "Roshi" (Lão sư một danh hiệu khó đạt được, chỉ ban cho những ai đã đạt ngộ chân lý). Ngài Kapleau nổi tiếng trên tầm quốc tế sau khi biên soạn cuốn sách tựa đề là "Ba Trụ Thiền" (Three Pillards of Zen), in tại Nhật bản vào năm 1965; tác phẩm này đã giúp nhiều người vào cổng nhà Thiền.

Sau nhiều năm tu học tại Nhật, năm 1965, ngài Kapleau trở về nước và bắt đầu sứ mệnh truyền pháp. Từ đó, dòng Thiền của Ngài Kapleau đã phát triển mạnh mẽ tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Và bây giờ, ngọn đèn pháp của Thiền Tông hiện đang được gìn giữ và trao truyền tại Thiền Viện Sùng Nghiêm, nơi đang tìm nhiều cách hoằng pháp lợi sanh với nhiều phương tiện, cho nhiều thành phần và nhiều lứa tuổi.

Chỗ này xin ghi thêm, có người nói Thiền Viện Sùng Nghiêm vắng người học, và học ít người hiểu. Không phải như thế, có nhiều Thiền sinh Thiền Viện Sùng Nghiêm đã ngộ nhập được lý duyên khởi, nhận ra thường trực pháp ấn vô ngã trong thân tâm và thế giới. Ngộ thì khó, nhưng khi ngộ được thì vào bất kỳ nơi nào cũng không dính tà kiến, không chệch hướng, cũng không cầu nguyện linh tinh cho chuyện trần gian nào hết. Nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải kể rằng khi con trai của ông còn ở bậc trung học cơ sở, cháu đã tới Thiền viện Sùng Nghiêm tập thiền hàng tuần, trong nhiều năm như thế. Bây giờ, cháu Dan Phan đang ở năm cuối bậc Tiến sĩ Vật Lý ở University of Minnesota, trong chương trình vừa dạy và vừa học. Hiện thời hàng trăm thiếu niên trong các lớp Thiền nhiều năm qua ở Thiền Viện Sùng Nghiêm bây giờ đã là các Bác sĩ, Luật sư, Giáo sư, cô giáo, công chức, cảnh sát, chiến binh... Họ đang vào đời với Chánh kiến, với tâm  tỉnh thức và từ bi học từ các lớp Thiền nơi đây. Ngọn đèn pháp đang lưu truyền bất tận trên đất Mỹ.

Thực ra, thiền cho trẻ em, chủ yếu là pháp thư giãn, giữ chánh niệm, như thế sẽ giúp việc học vấn, tăng sức chú tâm và tỉnh thức. Nhưng Thiền Tông cho người muốn bước sâu vào giáo lý nhà Phật, theo truyền thống Thiền Viện Sùng Nghiêm là khán thoại đầu, thường là đặt tâm vào chữ Vô – phát âm theo tiếng Nhật là “Mu”. Đúng ra, chữ Vô này không có nghĩa là Không, cũng không có nghĩa là Có. Thoại đầu được xem như viên gạch gõ cửa, khi vào nhà xong là buông bỏ, vì tự thấy bản tâm và biết cách lìa tâm tham sân si.

Đối với người thực tâm muốn giác ngộ, Ni sư Chân Thiền dạy phức tạp hơn, và hiển nhiên cần nhiều thời gian tu học hơn. Ni sư Thích Nữ Chân Thiền viết trên trang web của Thiền Viện Sùng Nghiêm lời giải thích về Thiền, trích:

“Thiền Định đúng nghĩa của nó là:

- Bên ngoài: Đang nơi tướng mà lìa tướng gọi là Thiền. Hay nói một cách khác, ngoài mà chấp tướng trong tâm sẽ loạn, ngoài lìa tướng thì tâm chẳng loạn.

- Bên trong: Đang nơi niệm mà lìa niệm là Định. Nói một cách khác, bên trong chẳng động, chẳng loạn là Định hay Bản Tính đã tự định, tự tịnh rồi, chỉ vì ta thấy cảnh, chấp cảnh thành ra loạn mà thôi. Ngược lại, nếu chúng ta thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, thì đó mới chính là “chân định”, chứ chẳng phải muôn điều chẳng nghĩ, chẳng nói và muôn niệm chẳng khởi là “Định”. Nếu ai rơi vào trường hợp này để rồi chấp Thiền là không nói gì cả, thì quả là hơi phiền đấy! Ngược lại, cũng có người chấp chặt mọi thứ để rồi trong tâm lúc nào cũng loạn bởi muôn điều, muôn vật từ thô đến tế, cứ chấp vào những thiên hình, vạn trạng hình tướng khác nhau, rồi tự chôn vùi mình trong mọi cảnh, mọi hình tướng giả dối, huyễn hoá ấy, để tự động lúc nào cũng lọt vào nhị biên tương đối: có không, động tịnh, xấu tốt, thấp cao, thật giả, v.v…”(hết trích)

Tuy thấy phức tạp như thế, cũng như một bài toán khó, mà đây lại là mê lộ của tâm, muốn dò đường để tới một hôm bừng tỉnh ngộ, hẳn là cần thời gian. Nhưng trước tiên, học Phật là hạnh phúc tức thì, là an lạc tức khắc. Một ngày học Phật, là một ngày an lạc, và là nhân duyên để giải thoát. Chỉ nhìn khuôn mặt an lạc, rạng rỡ của quý ni sư và quý nam nữ cư sĩ trong Thiền viện này cũng thấy rằng họ đang sống với hạnh phúc tự tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
Lời khuyên để bảo vệ khách hàng khi SCE đang chấp nhận các hình thức trả hóa đơn ngày càng phổ biến. Từ Tháng Giêng, Southern California Edison bắt đầu nhận tiền trả hóa đơn của khách hàng bằng ví kỹ thuật số từ Apple Pay, Google Pay, PayPal và Venmo. Công ty đang chấp nhận việc sử dụng một số ứng dụng trả hóa đơn trên điện thoại cầm tay vì những ứng dụng này ngày càng trở nên phổ biến với khách hàng. Mặc dù các ứng dụng ví kỹ thuật số rất tiện lợi, nhưng phương thức trả hóa đơn này cũng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền và thông tin cá nhân của khách hàng. Là một phần trong Tuần Lễ Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Quốc Gia từ ngày 3 đến ngày 9 tháng Ba, SCE nhắc nhở khách hàng đề cao cảnh giác và tránh các hành vi lừa đảo liên quan đến việc trả hóa đơn bằng ví kỹ thuật số.
Hai giai đoạn đăng ký khác nhau cho bảo hiểm Medicare sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 3, đó là GEP (Giai đoạn đăng ký chung - General Enrollment Period) và MA OEP (Giai đoạn đăng ký mở Medicare Advantage). Hãy gọi điện hoặc email cho chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm y tế theo Đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, quý vị có thể gọi điện hoặc email chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Vào trưa ngày Thứ Năm 7 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với California Department of Aging ( CDA- Bộ Phụ Trách Vấn Đề Lão Hóa) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu những khóa học cả trên mạng và tại lớp của CalGrows dành cho những người chăm sóc (caregivers) về cách chăm sóc sức khỏe cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.