Hôm nay,  

Học Khu GG Hội Ý Cộng Đồng: Chương Trình Dạy Tiếng Việt

2/1/201800:00:00(View: 5059)

Hình trong cuộc họp của Học Khu Garden Grove về chương trình song ngữ dạy tiếng Việt.(photo VB)
 

GARDEN GROVE (VB) – Để cải thiện chương trình song ngữ dạy tiếng Việt, Học Khu Garden Grove đã tổ chức cuộc họp nhằm mục đích tiếp nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng về vấn đề soạn thảo tài liệu và giáo trình dạy trong chương trình song ngữ Tiếng Việt tại Trường Tiểu Học Murdy Elementary School, Thành Phố Garden Grove, trong khu Little Saigon, vào lúc 3 giờ chiều Thứ Tư, ngày 31 tháng 1 năm 2018.

Tham dự cuộc họp gồm có Bà Marcie Griffiph, Hiệu Trưởng  Trường Murdy Elementary; Bà SaSa Westcost, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Đặc Trách Giáo Dục Tiểu Học; Bà Monica Ibarra-Asosta, Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Từ Lớp Mẫu  Giáo Tới Lớp 6; Bà Michelle Ho-Cao, JOSA K-6 Instruction; Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove; Bà Lorena Sanchez, Phụ Tá Tổng Giám Đốc Học Khu Garden Grove; Giáo Sư Nguyễn Song Thuận từ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt; Giáo Sư Quyên Di, Giáo Sư Việt Ngữ tại UCLA và CSULB; Bà Thuy Vy Luyen từ Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ; Thầy Alan Khoa Nguyễn, Chủ Tịch Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ; Ann Mai, Vice Presiden Vietnam School; Liên Thompson, JOSA K-6 Instruction; Dung Tran từ GGUSD ARC; Khoi Vo, President Vietnamses Community SC; Cô Lyly, Thầy Sinh, Thầy Hoàng Vũ; và đại diện các cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ.

Bà Sasa Westcott mở đầu cuộc họp vời lời chào đón mọi người đến tham dự. Bà đã giới thiệu bà Monica Ibarra-Acosta nói lời khai mạc cuộc họp. Bà Monica cho biết bà vừa đi thăm một số trường dạy chương trình song ngữ tiếng Việt tại Seattle và Oregon. Bà cho biết Học Khu Garden Grove sẽ mở lớp dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Mẫu Giáo vào mùa thu năm nay. Bà nhấn mạnh rằng cuộc họp hôm nay nhằm mục đích tiếp nhận các ý kiến để làm sao cho học sinh trước hết là đọc tiếng Việt và bằng cách nào khuyến khích các học sinh đọc tiếng Việt. Bà nói Học Khu cần thêm tài liệu dạy tiếng Việt cho chương trình song ngữ Anh-Việt. Bà cho biết Học Khu hiện đang chuyển dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt để dạy cho các học sinh.

Luật sư Nguễn Quốc Lân phát biểu rằng các tài liệu dạy tiếng Việt trong chương trình song ngữ cần đáp ứng theo trình độ học của các học sinh theo từng cấp bậc. Luật sư Lân cho biết tài liệu dạy tiếng Việt này ngoài dạy các em làm sao đọc và viết tiếng Việt căn bản còn cần những câu chuyện cổ tích giống như chuyện Cinderella trong tiếng Anh. Và càng học cao lên, thì tài liệu cần có các bài học về đạo đức hay công dân giáo dục cho các em. Luật sư Lân cũng cho biết các tài liệu dạy tiếng Việt cũng cần có hình ảnh minh họa để cho các em dễ học, dễ nhớ.

Bà Michelle Ho-Cao điều hợp phần tiếp nhận ý kiến từ cộng đồng đã mời các thầy cô có kinh nghiệm dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ phát biểu ý kiến.

Thầy Quyên Di, Thầy Hoàng Vũ, Thầy Khoa Nguyễn, anh Khôi Vũ, Thầy Sinh, Thầy Trần Dụng, GS Song Thuận; Cô Thuy Vy, Cô Lyly đều lần lược giới thiệu về quá trình dạy tiếng Việt trong cộng đồng từ Việt Nam qua Mỹ. Trung bình vị nào cũng có kinh nghiệm từ 20 năm dạy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam. Thầy Hoàng Vũ cho biết hiện nay có khoảng 16,000 học sinh học tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ.

Bà Michelle Ho-Cao cho biết Học Khu Garden Grove hiện có 2 lớp song ngữ tiếng Việt gồm 35 học sinh. Các lớp này dạy 50/50 nghĩa là dạy một nửa thời lượng mỗi ngày cho tiếng Anh và một nửa kia dạy tiếng Việt. Bà nói vào mùa thu này sẽ mở lớp mẫu giáo theo chương trình song ngữ tiếng Việt và mỗi năm sẽ mở thêm một lớp. Bà Ho-Cao cho biết cuộc họp này sẽ thảo luận 3 đề tài, nhưng mới chỉ thảo luận một đề tài thứ nhất thì đã không còn thời giờ nên hẹn kỳ họp sau.

Đề tài thảo luận trong kỳ họp lần này là “Kỹ Năng Đọc Viết Trong Giai Đoạn Đầu.” Trong đề tài này thảo luận 3 điểm chính:

- Những tài liệu có phương pháp phát triển âm ngữ học có hệ thống,

- Sách giáo khoa để thực hành cho mẫu giáo,

- Tài liệu áp dụng phương pháp có hệ thống.

Các thầy cô giáo đã lần lược phát biểu ý kiến đóng góp vào 3 điểm chính này. GS Quyên Di góp ý rằng nên dạy cùng một lúc cả đọc, nói và viết, chứ không dạy từng năng khiếu riêng rẽ. Ông cũng giới thiệu vài bộ sách giáo khoa mà ông biết đã được dùng dạy tiếng Việt trong cộng đồng từ lâu nay. GS Song Thuận đề nghị, giống như chương trình dạy tiếng Việt trong nước từ năm 1974, là dạy các chữ từ 3 vần trở xuống cho các em học sinh mẫu giáo, rồi các lớp cao hơn mới dạy những chữ nhiều vần khó đọc hơn. Cô Lyly thì đề cập đến việc dạy tiếng Việt qua đọc, viết, nghe và nhìn. GS Quyên Di lưu ý nên phân biệt rõ sự khác biệt của spelling (đọc từng chữ cái để viết) và sounding (đánh vần để đọc nguyên chữ và trọn câu).

Học Khu cũng đã gửi đến mọi người tham dự họp cuốn sách giáo khoa dạy tiếng Anh cho lớp mẫu giáo.

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân dựa vào cuốn sách giáo khoa này để gợi ý các thầy cô giáo trong cộng đồng có thể giúp Học Khu soạn ra sách giáo khoa dạy tiếng Viết giống như sách giáo khoa dạy tiếng Anh này.

Thầy Khoa Nguyễn cho biết sách giáo khoa dạy tiếng Việt của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ soạn để dạy các em 2 ngày một tuần cho nên thời lượng không áp dụng được vào việc dạy các học sinh ở Trường trong Học Khu. Cho nên, theo Thầy Khoa, Học Khu cần tài trợ cho chương trình soạn tài liệu dạy tiếng Việt. Luật Sư Lân đề nghị bà Ho-Cao tiếp tục liên lạc với các thầy cô trong cộng đồng để tiến hành việc soạn tài liệu giáo khoa dạy tiếng Việt.

Bà Monica nói như vậy là cần phải có cuộc họp nữa để có thể thảo luận và đề ra các bước cụ thể cho việc soan thảo sách dạy tiếng Việt.

Nói đến việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh trong các trường của Học Khu Garden Grove hay bất cứ  học khu nào thì mọi người Việt đều thấy là cần thiết và rất ý nghĩa, bởi vì đó là cách tốt nhất để duy trì tiếng Việt và văn hóa Việt cho các thế hệ con em trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân Biểu Alan Lowenthal sanh năm 1941 và lớn lên tại Queens Borough thuộc thành phố New York. Ông tốt nghiệp cử nhân từ Đại Học Hobart and William Smith và có bằng tiến sĩ từ The Ohio State University. Năm 1969, ông đến California và trở thành giáo sư khoa tâm lý học cộng đồng tại Đại học Cal State Long Beach cho đến năm 1998. Năm 1992, ông đắc cử Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Long Beach. Sau đó, ông tiếp tục đắc cử vào các chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang và Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang California. Năm 2012, ông Alan Lowenthal đắc cử Dân Biểu Liên Bang, đại diện địa hạt 47 bao gồm các thành phố và khu vực như Westminster, Midway City, Garden Grove, Stanton, Cypress, Buena Park, Anaheim, Los Alamitos, Rossmoor, Lakewood, Signal Hill, Long Beach, và Avalon. Tại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Dân Biểu Alan Lowenthal đã phục vụ trong Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, Hội Đồng Ngoại Giao Á Châu Thái Bình Dương, Ủy Ban Vận Chuyển và Hạ Tầng Cơ Sở, Ủy Ban Tài Nguyên Thiên Nhiên ...
Người đàn ông 69 tuổi đứng dậy khỏi bàn làm việc tại trạm bảo vệ ở sảnh trước của Veterans Administration Medical Center ở Birmingham, Ala. Ông thường tuần tra lối vào đông đúc của phòng khám, mỗi tiếng một hoặc hai lần. Lần này, chưa đi được chục bước thì ông cảm thấy những triệu chứng quen thuộc và bắt đầu sợ hãi. Tầm nhìn mờ đi. Ông thấy lâng lâng, đồng thời cảm nhận được đôi chân của mình đang run lên như thể ông nặng hơn bình thường rất nhiều. Ông dựa vào tường nhưng biết rằng mình sẽ không trụ được lâu. Ông rút điện thoại ra và kêu cứu.
Với nhu cầu về thông dịch viên và phiên dịch viên chuyên nghiệp đang tăng ở Quận Cam và hơn thế nữa, Đại Học Santa Ana (SAC) đang đáp ứng nhu cầu quan trọng của cộng đồng với các chương trình đào tạo mới về Thông Dịch và Phiên Dịch Tiếng Việt / Tiếng Anh. Là trường đại học cộng đồng duy nhất ở Nam California có các chương trình này, Đại Học Santa Ana đã thu hút sinh viên trực tuyến từ phía bắc như San Jose và phía nam như San Diego.
Cô Daisy Tống vừa được tuyên thệ nhậm chức Ủy Viên Giáo Dục Đại Học Cộng Đồng Rancho Santiago Community College District (RSCCD), và trở thành ủy viên giáo dục gốc Việt đầu tiên trong hệ thống đại học cộng đồng tại Quận Cam.
Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp 2022 là một sự kiện hy hữu. Đây là giải thi viết đầu tiên ở hải ngoại để mời gọi viết bài hoằng pháp. Cũng là những hy sinh rất lớn của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Thi, một công trình rất nặng nhọc và rất tốn nhiều thì giờ. Điểm hy hữu là: Chùa Hương Sen được thành lập ở thị trấn Perris, California, từ tháng 4/2010, vậy mà 12 năm qua chưa xây xong chánh điện vì nhiều lý do, bây giờ đã tổ chức được một cuộc thi viết văn gây nhiều tiếng vang toàn cầu. Ngay cả khi chánh điện bằng gạch cát xi măng chưa xây xong, một chánh điện bằng chữ đã hình thành trong tâm của nhiều ngàn người quan sát Cuộc thi này trong hội trường và trên livestream. Không chỉ như thế, hy hữu là rất nhiều bài viết gửi về dự thi đều hay tuyệt vời, nêu lên được những trải nghiệm gian nan và hạnh phúc của người con Phật.
Chiều Chủ Nhật, 11 tháng 12 năm 2022 tại hội trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Santa Ana, Nam California, Đại Việt Quốc Dân Đảng tổ chức lễ bế mạc đại hội Lần Thứ IX, ra mắt tân Hội Đồng Lãnh Đạo Trung Ương nhiệm kỳ 2022-2026 và Ngày Đại Việt để tưởng niệm các chiến sĩ Đại Việt đã chiến đấu, hy sinh vì tổ quốc.
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt-Mỹ Chùa Bảo Quang do Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh khai sơn, Viện Chủ. Sau khi Hòa Thượng viên tịch, một số chướng duyên xảy ra cho chùa, cộng thêm vào đó là mùa đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn thế giới nên mọi sinh hoạt Phật sự cũng đã cùng chung số phận trên.
Frankfurt (10-12-2022). Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã phối hợp với Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức tổ chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 74 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền năm 2022 tại TP Frankfurt vào ngày 10-12-2022.
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì c
Twitter đã không còn thực thi chính sách cấm thông tin sai lệch về COVID-19. Quyết định được đăng âm thầm trong phần quy định trên trang web công ty, được để là có hiệu lực từ ngày 23 tháng 11 năm 2022. Điều này đã khiến các chuyên gia nghiên cứu và sức khỏe cộng đồng lo ngại về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.