Hôm nay,  

Nam Cali: Lễ Tưởng Niệm Cố GS Nguyễn Văn Trường

27/01/201800:00:00(Xem: 3669)

Trong lễ tưởng niệm.
 

Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Nhật Báo Người Việt vào lúc 2 giờ chiều Thứ Sáu ngày 26 tháng 1 năm 2018 một buổi lệ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Văn Trường nguyên Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa (nhân tuần thất 21 ngày) đã được long trọng tổ chức với sự tham dự của một số qúy vị Giáo Sư, các viên chức giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa, các cựu học sinh trong đó có: qúy Giáo Sư: Trần Văn Chi, Nguyễn Văn Sâm, Dương Ngọc Sum, Đỗ Qúy Toàn, Lê Văn Ba, Nguyễn Trung Quân, Bảo Xuyến….. . Ngoài ra còn có; BS. Phạm Gia Cổn, Nhân sĩ Đặng Nguyên Phả, Đốc Sự Châu Văn Để, Nhà Văn Trần Quốc Bảo, Nhà báo Hà Tường Cát, Soạn Giả Trần Văn Hương, BS. Mindy Hà và nhiều vị nhân sĩ trí thức, một số các cớ quan truyền thông.

Ban tổ chức buổi lễ do: Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, GS. Đỗ Qúy Toàn, GS. Nguyễn Trung Quân, GS. Trần Văn Chi.

Điều hợp chương trình GS. Trần Văn Chi,

Mở đầu GS. Trần Văn Chi thay mặt ban tổ chức ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự tham dự của tất cả qúy vị, ông cũng không quên cảm ơn những người bảo trợ cho buổi lễ tưởng niệm hôm nay, trong đó có: Cựu Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Báo Người Việt online, Đài Vstar TV 57.11, cựu Học sinh Phan Thanh Giản Cần Thơ, Đồng hương Vĩnh Long.. .

Tiếp theo GS. Trần Văn Chi cho biết lý do buổi lễ và sau đó ông mời GS. Nguyễn Văn Sâm lên nói về buổi Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Văn Trường. Mở đầu ông cho biết: Chúng tôi tổ chức theo tinh thần “Tôn Sư Trọng Đạo” ông cho biết, ngày xưa chúng ta có những vị Vạn Thế Sư của Việt Nam, Chu Văn An, Võ Trường Toản.

Gần đây ta có Nguyễn Khắc Kham, nay ta có Giáo Sư Nguyễn Văn Trường.. . Và còn nhiều người khác nữa trong nhóm Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Tại sao chúng tôi vinh danh GS. Trường, sau những lời phát biểu của những người trong ban tổ chức qúy vị sẽ thấy tại sao.. .

Buổi sáng nghe tin GS. Trường qua đời, tôi quá xúc cảm nên có mấy giòng sau, nói về con người và nhân cách của ông.. .

Người Quân Tử Xả Thiền.

“Anh bỏ trái đất ra đi sau một đời làm văn hóa./Thương mến học trò sống đời vị tha/ Giữ phương châm căn bản:

Không đánh mất nhân phẩm, bản sắc con người/Trên bục giảng cũng như trong cuộc đời/Anh cung cấp cho lớp đàn em hành trang tiết tháo/Để tiếp nối chuỗi dài: nghề nghiệp thanh cao/Sống mòn bằng cách đem phổi mình ra nấu cháo. Giữa dòng đời lao xao, Anh vững bước thong dong/ tánh hiền lành mềm mỏng/ Tấm gương sáng lớp đàn em qúy trọng/Chức Tổng trưởng hai phen đưa vào tay thời dầu sôi lửa bỏng/Anh nắm lấy quyết xây dựng cơ đồ cho vùng đất phương Nam/ Chí không thành cuộc thế bất kham/ Với mầm mống Bắc Nam xung đột/ Người biết đủ, vui có/không nhìn bằng mắt tuệ chẳng đem lòng quản ngại.

Bước xuống đời phải có lúc lìa xa đời Anh đưa ra nguyên tắc/ Tâm Vô Ngại, Anh thổi phụt Ngọn Đèn Đời, xuôi tay nhắm mắt.

Đã xong cuộc hành trình người Quân Tử về cùng mẹ Đất. Kết thúc đời như một cuộc xả Thiền. Khởi đầu một hành trình mới vào miên viễn. Anh đã thanh thản ra đi!”

Tiếp Theo GS. Nguyễn Trung Quân lên tóm lược về tiểu sử của GS. Nguyễn Văn Trường và một vài kỷ niệm đối với ông.

Sau đó Giáo Sư Đỗ Qúy Toàn lên nói về người Thầy dạy dỗ cho người học trò biết kính mến Thầy, kiến thức và nhân cách và hoài bảo của một nhà giáo có trách nhiệm đào tạo cho thế hệ mai sau.. .

Tiếp theo Ban tổ chức mời mời mọi người tham dự lên đốt nhang tưởng niệm.

Sau phần tưởng niệm là phần phát biểu của một số qúy vị Giáo Su và các cựu học sinh, sinh viên của Giáo Sư Nguyễn Văn Trường.

Tiểu sử GS Nguyễn Văn Trường:

-Cử Nhân Giáo Khoa Toán.  Cao Học Toán

-Nguyên Quyền Giám Đốc Học Vụ Ban Khoa Học Trường ĐH Sư Phạm Huế

-Nguyên Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD

-Nguyên Tổng Trưởng Giáo Dục, Nội Các Trần Văn Hương

-Nguyên Ủy Viên Giáo Dục, Nội Các Nguyễn Cao Kỳ

-Nguyên Giảng Sư Trường ĐH Sư Phạm Huế và Sài-Gòn

-Nguyên Giảng Viên các Trường ĐH Đà Lạt,  Vạn Hạnh

   Giáo sư Nguyễn Văn Trường sinh năm 1930 tại Vĩnh Long, đã từng theo học các trường trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, và Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho, trước khi sang Pháp học tiếp ở Toulouse.

 Ở Pháp về giáo sư Trường dạy ở Đại Học Huế. Năm 1963, sau khi TT Ngô Đình Diệm bị lật đổ, giáo sư Nguyễn Văn Trường được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục thay thế ông Trần Bá Chức được lên làm Đổng Lý Văn Phòng cho Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ là giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Giáo sư Nguyễn Văn Trường là ông Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD trẻ nhất từ trước đến giờ. Ông là một trong những người thuộc lớp trẻ đi vào hàng ngũ lãnh đạo giáo dục. Từ lúc này trở đi sự lãnh đạo trong lãnh vực giáo dục ở Nam Việt Nam đã được chuyền sang tay của nhiều người trong giới trẻ. Ít lâu sau khi cụ Trần Văn Hương làm Thủ Tướng lần đầu, giáo sư Trường được mời làm Tổng Trưởng bộ Giáo Dục. Năm 1966 thời của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, giáo sư Trường lại được mời ra làm Tổng Trưởng Giáo Dục lần thứ hai. Thuộc nhóm người trẻ, có đầu óc cởi mở, tiến bộ, giáo sư Nguyễn Văn Trường rất thiết tha, rất tích cực với nền giáo dục nước nhà. Rất tiếc là ông phải nắm giử vai trò lãnh đạo giáo dục ở thời hổn loạn, lại chỉ ở địa vị Tổng Trưởng một thời gian ngắn thành ra những ý tưởng cải cách cũng như những dự án phát triển lớn lao của ông chưa có cơ hội thực hiện được. Dù vậy những biện pháp của ông đưa ra để đối phó với tình thế rối ren, chấn chỉnh học đường, đem lại trật tự kỷ cương cho ngành giáo dục trong thời hổn loạn này cũng rất đáng được nói đến. Chúng ta còn nhớ là sau khi ông Diệm bị đảo chánh các trường trung học ở Sài Gòn và một số các tỉnh lỵ lớn khác phải trải qua một thời kỳ hết sức tối tăm. Một số học sinh do sự xúi dục của những nhóm đầu cơ chính trị đã nổi lên đả đảo hiệu trưởng và ban giám đốc các trường đưa đến tình trạng hổn loạn, vô kỷ luật, vô trật tự, khiến cho việc dạy dỗ của giáo sư và việc học hành của học sinh bị trỡ ngại rất nhiều. Trước tình trạng hổn loạn đó ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Trường cương quyết dùng biện pháp mạnh đem lại kỷ luật và trật tự cho học đường với bất cứ giá nào. Theo lệnh mới của ông Tổng Giám Đốc thì khi học sinh bất tuân kỷ luật thì hiệu trưởng báo cáo thẳng về ông Tổng Giám Đốc để ông ký giấy đuổi học. Ông muốn chính ông lãnh trách nhiệm đuổi học sinh như vậy để tránh áp lực địa phương, tránh sự trả thù hay làm khó dễ ban giám đốc nhà trường. Nhờ biện pháp cứng rắn đó mà kỷ luật, trật tự ở học đường được hồi phục nhanh chóng. Nhưng ông cũng đã rất đau lòng khi phải ký giấy đuổi một học sinh con của một cô giáo cũ của ông ở Vĩnh Long. Pháp bất vị thân, ông đã làm hết bổn phận của mình đối với chính sách giáo dục do chính mình đề xướng.

 Khi cụ Trần Văn Hương ra làm Thủ Tướng Chính Phủ lần thứ nhất cụ đã mời giáo sư Nguyễn Văn Trường làm Tổng Trưởng Giáo Dục. Thời này cũng là thời hổn loạn ở ngoài xã hội cũng như trong học đường. Một số đảng phái đầu cơ chính trị xúi giục học sinh biểu tình, chống dối chính phủ, tạo cảnh bất ổn trong một số các trường trung học lớn ở Đô Thành như Petrus Ký, Gia Long v v... khiến cho an ninh trật tự bị xáo trộn, chẳng còn dạy dỗ học hành gì được cả. Một lần nữa giáo sư Nguyễn Văn Trường phải dùng biện pháp cứng rắn đối phó với tình thế. Thông Cáo Số Một ra đời. Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo Dục có thông cáo đặc biệt như vậy. Thông cáo này đặt chính trị ra ngoài học đường, nghĩa là không có chính trị ở trong hay chen vào học đường. Các đảng phái chính trị phải trả kỷ luật và trật tự lại cho trường học để cho việc học hỏi dạy dỗ được thực hiện tốt đẹp. Chính sách đặt chính trị ra ngoài học đường là một chính sách đúng về phương diện giáo dục, đúng với tinh thần nhân bản là một trong ba phương chăm giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã được đề xướng trước đây trong hội nghị giáo dục toàn quốc và được Quốc Hội chấp thuận ban hành. Theo đúng tinh thần này không ai có quyền, dù với bất cứ danh nghĩa tôn giáo hay đảng phái nào, xúi giục học sinh trung học chưa đủ tuổi trưởng thành, lợi dụng sự hăng say bồng bột của tuổi trẻ, đẩy họ vào những công cuộc chống đối, đấu tranh cốt để phục vụ cho quyền lợi riêng tư của phe nhóm mình. Dùng tuổi trẻ vị thành niên, dùng học đường (trường trung học) làm phương tiện phục vụ cho chính trị là một hành động trái với tinh thần nhân bản, tinh thần tôn trọng giá trị của con người, xem con người là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện.

Công lớn nhất của giáo sư Trường là đem lại cho dân Hậu Giang trường đại học Cần Thơ. Công lớn này thật khó quên đối với người dân Miền Tây Nam Phần. Tuy nhiên giáo sư Trường là người rất khiêm nhường, ông không muốn nhận công lao đó là của ông, ông thường nói là ông chẳng có công gì cả, kết quả tốt đẹp đó có được là nhờ sự tranh đấu mạnh mẽ của nhiều anh em trẻ như Lê Thanh Liêm, Lâm Phi Điểu, Nguyễn Trung Quân, Trần Ngọc Thái, Phan Công Minh, Đào Khánh Thọ v v... và nhất là kỷ sư Võ Long Triều. Kỷ sư Võ Long Triều là người Bình Đại, Kiến Hòa. Ông có học Le Myre de Vilers một thời gian ngắn trước khi sang Pháp lấy bằng kỷ sư canh nông. Trong chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ ông Triều giữ chức vụ Ủy Viên Thanh Niên. Ông đã dùng uy tín và tình cảm cá nhân để áp lực ông Kỳ cho Viện Đại Học Cần Thơ ra đời.

 Giáo sư Trường có những suy tư rất sâu sắc về giáo dục. Tiếc là thời gian ông làm ở Bộ Giáo Dục quá ngắn, lại nhằm lúc hổn loạn luôn, thành ra ông không có cơ hội để thực hiện những ý tưởng sâu sắc của ông. Những ý tưởng đó ông đã ghi lại trong bài viết “Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ Tự Truyện” đăng trong giai phẩm Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm kỷ niệm 80 năm thành lập, và trong hai bài viết của giáo sư về tôn sư trọng đạo cũng như về cách dạy của giáo sư trong quyển sách này.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.