Hôm nay,  

Quận Cam: Ngày Văn Hóa Với 2 Cuộc Diễn Thuyết Sâu Sắc

21/04/201500:00:00(Xem: 3565)

Westminster -- Ngày Văn Hóa Việt Nam đã tổ chức hoàn mãn hôm Chủ Nhật 19-4-2015 tại Hội Trường Việt Báo.

Chương trình thực hiện bởi Hội Lê Văn Duyệt Foundation, khán giả tham dự có nhiều vị hoạt động nhiều năm trong ngành giáo dục và văn học, như Giáo sư Phạm Cao Dương, GS Nguyễn Văn Sâm, nhà văn Đỗ Quý Toàn, nhà văn Phạm Phú Minhvân vân...

MC Vũ Minh Phương đã điều hợp khéo léo, linh động.

Hải quân Thềm Sơn Hà đã hướng dẫn chào quốc kỳ, quốc ca VNCH và Hoa Kỳ, trong khi màn chình chiếu lên những hình ảnh hào hùng một thời -- và khi một phút tưởng niệm là hình ảnh Bức Tượng Thương tiếc và Nghĩa Trang Biên Hòa.

blank
Từ trái: GS Nguyễn Trung Quân, GS Trần Văn Chi.

Đốc sự Châu Văn Đễ, cố vấn Hội LVDF, giới thiệu quan khách.

MC Vũ Minh Phương đã mời Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Hội Trưởng Lê Văn Duyệt Foundation, nguyên là Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục VNCH... lên nói Lời Mở Đầu. MC tiết lộ thêm một chi tiết ít người biết: GS Liêm cũng là sĩ quan Thủ D8ức Khóa 2/1968.

GS Nguyễn Thanh Liêm lên trình bày rằng Hội tuy chủ trường là văn hóa, nhưng vẫn nhìn thấy văn hóa gắn liền chính trị, nghĩa là mục tiêu vẫn là tự do dân chủ.

GS Liêm nói Hội LVDF mỗi năm có 3 ngày lễ lớn: Vía Tả Quân, Ngyà Nhớ Ơn Thầy Cô để bày tỏ tinh thấn tôn sư trọng đạo, Ngày Văn Hóa. Đặc biệt năm nay nhân tưởng niệm 40 năm quốc hận và cũng là 10 năm đánh dấu ngày Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long ra đời tại hải ngoại.

GS Liêm cho biết chương trình năm nay có hai nội dung chính:

1 - Địa vị văn học trong nền văn hóa Việt Nam do Giáo Sư Nguyễn Trung Quân thuyết trình.

2 - Sự biến đổi văn hóa từ Đàng Ngoài đến Đàng Trong do GS. Trần Văn Chi thuyết trình. Trong đề tài nầy có đặt thù của nền sân khấu cải lương Miền Nam. Trong phần nầy có phụ diễn văn nghệ của đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng đảm trách hai đề mục liên quan đến diễn tiến hình thành của bộ môn cải lương. Trong đó có “Ca Ra Bộ: Bùi Kiệm Đi Thi.” Và phần trích đoạn “Lan và Điệp”.

blank
Diễn ngâm "Anh Hùng Vô Danh."

Tới đây có màn thi nhạc đặc biệt: diễn ngâm bài thơ "Anh Hùng Vô Danh" của thi sĩ Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy, trong xen kẽ ca khúc cùng tên, với nhà văn Chu Tất Tiến và 2 vị cựu Giáo sư Trung Tâm Giác Dục Lê Quý Đôn là GS Phan Bích Thủy và GS Phan Thị Diên Hồng.

GS Nguyễn Trung Quốc nguyên là Hiệu Trưởng Trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ), cựu giảng viên Đại Học Sư Phạm Cần Thơ, Nguyên Hội Viên Hội Đồng Văn Hóa Giaó Dục VNCH... mở đầu phần thuyết trình bằng cac1h nêu câu hỏi "vì sao VN Bắc thuôc5 cả ngàn năm vẫn không bị Trung Quóc đồng hóa?" GS Quân nói, trả lời tuyệt diệu cho câu hỏi naỳ là cuốn sách "Đứng Vững Ngàn Năm" của nhà văn Đỗ Quý Toàn.

GS Quân nhắc tới giaỉ thích của Sử gia Tràn Trọng Kim rằng dân VN có tính cách văn hóa (nếp sống, ăn, ở...) riêng, trong khi Sử gia Lê Thành Khôi nói là nhờ ngôn ngữ riêng.

GS Quân nói, trong 1000 năm bị đô hộ, chúng ta có văn học chữ Hán kéo dài tới thế kỷ 18. Trong đó có những tuyệt tác phẩm, như bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Tướng Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ Văn của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi...

Song song là Văn Hoc Chữ Nôm -- Có người nói là có từ thời Bố Ciá Đaị Vương, có ngưới nói từ thời Hàn Thuyên (với Văn Tế Cá Sấu)...

Rồi tới Văn Học Quốc Ngữ. Theo Sử gia Dương Quảng Hàm, chữ quốc ngữ là công trình nhiều người, nhiều thế hệ. Kết tập là một cuốn tự điển nhờ Cố Đạo Alexandre de Rhodes, dựa vào 2 cuốn tự điển chữ quốc ngữ khác do 2 cố đạo trước đó nữa.

Trong văn học quốc ngữ, tuyệt vời là thời kỳ 1954-1975 tại Miền Nam VN, và sau đó là ra hải ngoại, đó là văn học vượt biên... trong đó, có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, như Quách Thoại, Tô Thùy Yên...

blank
Ông Nguyễn Đình Thức, thay mặt TNS Janet Nguyễn, vinh danh GS Nguyễn Thanh Liêm.

Tiếp theo, GS Nguyễn Hữu Phuớc cho biết ông tặng 20 cuốn "Tiếng Việt Gốc Ngoại Quốc" cho Hội LVDF để bán gây quỹ.

Trong dịp nghĩ giữ kỳ, Hội thông báo rằng mới được biết Giáo sư Cao Minh Châu sẽ là người phụ trách Giải Khuyến Học.

Diễn giả kế tiếp là GS Trần Văn Chi, được biết là Phó Khoa Trưởng Đại Học Hòa Hảo An Giang, nói về Văn Hóa Đàng Trong.

GS Chi nói rằng VVNCH là nối dài của Văn Hóa Đàng Trong, khởi sự từ thời Nguyễn Hoàng chạy trốn Trịnh Kiểm để vào Miền Nam. Vì là người mới vào Nam, phải sống chung với dân Chiêm Thành, dân Chân Lạp, dân Minh Hương, nên Miền Nam cởi mở, kể cả việc chấp nhận cho các cố đạo Tây phương vào giảng đạo.

Đặc tính Miền Bắc truyền thống là trọng nông nhưng Văn Hóa Đàng Trong là trọng thương.

Cho nên mới mở cửa đón ngoại quốc vào, và mới có Hội An, Đà Nẵng...

Một đặc sắc của Văn Hóa Đàng Trong là Cải Lương...

GS Trần Văn Chi cũng phân tích về món ăn Nam, Bắc dị biệt cho thấy cá tính 2 miền.

Đôc giả quan tâm về Hội LVDF và về văn hóa, văn học, xin vào xem:

Website: www.dongnaicuulong.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.