Hôm nay,  

Tình Thương Tâm Việt: SAP-VN “Cho Em Niềm Hy Vọng" 12

05/10/201421:08:00(Xem: 4187)

Tình Thương Tâm Việt:

SAP-VN “Cho Em Niềm Hy Vọng" 12

Trangđài Glassey-Trầnguyễn

 

  1.       1.            Tâm “Việt"

 

Lần đầu tôi ‘gặp’ Hoạ sĩ Châu Thuỵ là tháng Giêng 2008, tại thủ phủ Sacramento của tiểu bang California, khi tôi cùng phái đoàn các sinh viên trẻ đến trao đổi với các nhà hành pháp của tiểu bang, và được Thượng nghị sĩ Lou Correa đưa đi tham quan khu làm việc của ông. Trên tường, nổi bật giữa những tranh ảnh và bằng tưởng lệ, là bức bút hoạ có tựa đề “Việt.” Hình chữ “S" và hồn chữ trong tranh làm tôi liên tưởng ngay đến chữ “Tâm Việt." Đó là cái huyền nhiệm của bút hoạ Châu Thuỵ - từ một chữ, một nét, người xem có thể liên tưởng đến nhiều điều khác cũng tuyệt vời như nội dung của bức bút hoạ. Một năm sau đó, khi thực hiện chương trình Làng Việt Nam tại Hội Xuân VAYA tại Balboa Park ở San Diego, tôi đã mời Nhà bút hoạ Châu Thuỵ đến triển lãm và thuyết trình tại Làng, qua sự giới thiệu của Nhiếp ảnh gia Benjamin Vũ.

 

Về bức tranh với tựa đề “Việt,” Nhà bút họa Châu Thuỵ giải thích, “Để tìm đường đến tự do, chúng ta đã hy sinh lớn lao, mặc dù chúng ta đã mất mát hầu như tất cả. Nhưng dù phải xa đất Mẹ, chúng ta vẫn cương quyết giữ vững nền văn hóa và bản sắc dân tộc Việt. Bức tranh ‘Việt’ làm rạng ngời sắc thái dân tộc Việt Nam. Tác phẩm khơi dậy niềm tự hào, giá trị, truyền thống và sự quý trọng tự do qua lịch sử nghìn năm đấu tranh hào hùng để giữ vững sắc Việt.”


Vậy, bút hoạ có gì khác với thư pháp của ông đồ mà Vũ Đình Liên ghi lại trong bài thơ bất hủ chúng ta vẫn ngâm nga mỗi dịp Xuân về? Theo Nhà bút hoạ Châu Thuỵ, thì “đây là hai trường phái nghệ thuật khác nhau. Thư pháp thì viết Chữ Hán và chữ Nôm, còn Bút Hoạ thì vẽ Chữ Quốc ngữ, dùng mẫu tự La-tinh. Do đó, có một sự phân biệt lớn giữa hai thể loại hình thức nét của từng chữ, và sự kết hợp giữa hình và nét, tạo nên khác biệt hoàn toàn giữa hai ngành nghệ thuật.”

 

1      2.            “Tình Thương"

 

Lại nói về chuyến phục vụ y tế lưu động thường niên của SAP-VN 2014.

 

Cô Tuyết Võ, một người ở tuổi ‘thất thập,’ nhưng vẫn mong sẽ có dịp tiếp tục đi phục vụ thêm nhiều năm nữa, dù “chuẩn bị lên đường giữa mùa hè oi bức,” nhất là “năm nay đoàn lại làm việc ở miền Trung đất đai khô cằn, nắng cháy: A Lưới.”

 

Theo Cô Tuyết kể, thì “A Lưới là một huyện trên miền núi vùng cao, có dãy Trường Sơn hùng vĩ bao quanh, là thượng nguồn của năm con sông lớn. A Lưới cách thành phố Huế 70 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Phong Điền. Phía Đông giáp huyện Hương Trà. A Lưới là vùng đất có nhiều dân tộc, bản sắc văn hóa riêng, từ tiếng nói đến cách ăn mặc. Huyện A Lưới còn nghèo và đang được xây dựng trường học, trạm y tế, thủy lợi và chương trình điện lực.”

blankNhổ 1 ngày 3 ký răng sâu, kỷ lục

.

Phái đoàn năm nay cũng đa dạng như mọi năm. Cô Tuyết nói, “Chúng tôi, những thành viên gồm: Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ, kỹ sư và nhóm thiện nguyện hưu trí… Chúng tôi đều là những thiện nguyện viên đến từ các Tiểu Bang Nước Mỹ. Chúng tôi lên đường với những thùng chất đầy thuốc trị bệnh, bàn chải, kem đánh răng, mắt kính, kẹo bánh và thú nhồi bông cho trẻ em. Đoàn sẽ khám bệnh, khám răng, khám mắt và cho thuốc.”

Chuẩn bị cho chuyến y tế lưu động, nhưng Cô Tuyết gói ghém cho mình một hành trang tưởng chừng như phi-y-tế: Tình Thương, mà theo Cô, “hai chữ viết hoa, ai đọc qua cũng cảm nhận được với cảm giác lâng lâng, nhẹ nhàng man mác nhưng người CHO là chỉ biết cho đi cái yêu thương rạt rào thật tự nhiên bằng một trái Tim nồng ấm thương yêu tình người. CHO mà không nghĩ mình vừa cho đi, CHO thật dễ dàng như trao tặng nụ cười nở trên môi.” Tưởng là phi-y-tế, nhưng trong ngành y, sự tận tuỵ yêu thương của cả lương y và nhân viên y tế chính là mấu chốt để con người mau khỏi bệnh.

 

Cô Tuyết hồi tưởng lại những giây phút đầy Tình Thương của chuyến đi, “Chúng tôi, hơn bốn mươi Thiện nguyện viên sống nơi xứ người, nhưng lòng vẫn luôn hướng về Quê Hương, nơi có biết bao người cơm áo còn chật vật, tiền không đủ trang trải thuốc men. Chúng tôi làm với tất cả trái tim yêu thương. Bác Sĩ trong đoàn dịu dàng hỏi han và nắm lấy những bàn tay chai đá của bệnh nhân, những bàn tay nhọc nhằn ngoài đồng áng ruộng nương hoặc đốn củi trong rừng sâu. Có người chưa một lần cầm đến cây viết, có những em bé chưa biết cắp sách đến trường vì nhà ở tận ven sườn núi, đường gập ghềnh nhiều hiểm nguy nên đành quanh quẩn bên đàn gà, đàn vịt.”

 

Hoàn cảnh sống khó khăn của bệnh nhân làm cho việc khám bệnh miễn phí tại A Lưới càng thêm ý nghĩa và vô cùng cần thiết. Cô Tuyết kể, “Phòng Khám Thai là chiếc giường nhỏ được che dựng lên bằng những tấm màn và một chiếc ghế lung lay dành cho nữ Bác Sĩ. Người Mẹ tương lai lắng nghe từng lời giải thích về việc bảo toàn thai nhi trong quá trình mang thai. Nụ cười rạng rỡ trên môi người Nữ bác Sĩ đã làm ấm lòng người Mẹ và thai nhi đang nằm trong bụng người Mẹ trẻ.”

 

Bên cạnh đó, cũng theo lời Cô Tuyết, thì “Phòng các Nha sĩ làm việc thật nhọc nhằn. Bệnh nhân, người lớn cũng như trẻ em, răng đều bị sâu vì không được chỉ dẫn cách giữ gìn sạch sẽ để bảo vệ răng. Có tiếng khóc của trẻ em vì chưa một lần bị nhổ răng. Có em thì răng sữa lung lay không chịu nhổ trong khi răng mới đã mọc bên trong. Các em ngừng khóc ngay khi được chị Britney cho bàn chải và kem đánh răng, cùng những con thú nhồi bông tuyệt đẹp.” Cô Tuyết chú ý đến một điều thú vị là, “Phòng Khám Răng còn đẹp hơn Phòng Khám Thai vì được dựng lên bằng những tấm màn đám cưới có ren màu hồng… vì nơi đây là căn lều dùng làm đám cưới của người dân trong huyện. Thế mà Nha sĩ cũng mát tay, có hôm làm việc quá tải vì răng sâu cần phải nhổ, nên hôm đó cân được hơn 3 kilo răng sâu!” Hình như đây là một kỷ lục mà có lẽ những nha sĩ Mỹ gốc Việt ở Quận Cam sẽ không bao giờ đạt tới!

 

Bây giờ, chúng ta ghé qua Phòng Khám Mắt, nơi mà Cô Tuyết diễn tả là “tràn ngập tiếng cười vì những vị cao niên sung sướng khi được đeo kính vào mắt, mắt trông thấy rõ ràng sau bao ngày tháng không thể xâu kim để may vá hay bắt những con sâu trong rau cho những bữa cơm chiều. Họ bước ra khỏi phòng kính cười toe toét với nụ cười trơ nướu, vì trong tay có mắt kính vừa nhận được, lại có thêm chai nhỏ mắt Artificial tear. Họ đã vui với tất cả niềm vui trọn vẹn. Ai cũng khoe kính đẹp, kính thần nên nhìn thấy được con sâu. Bác Sĩ mắt cũng cảm thấy vui lây.”

 blank

Tình Thương là một liều thuốc lạ. Nó làm cho cả người cho lẫn người nhận đều hân hoan. Bây giờ đến phòng thuốc, mà Cô Tuyết nói là lúc nào “cũng đông nghẹt người vì đây là trạm cuối cùng, bệnh nhân cầm giấy đến lấy thuốc sau khi đã được bác sĩ khám bệnh. Những Dược Sĩ làm việc quá cực vì theo toa cho thuốc nhưng phải giải thích cách dùng cho đúng, trong khi bệnh nhân có người không cùng ngôn ngữ, nên phải cần người thông dịch, dù người dịch chỉ biết nghe và nói để dịch lại vài điều chính. Phòng thuốc mất nhiều giờ để giải thích thật rõ ràng nên lúc nào cũng đông người chờ đợi. Những Dược Sĩ trẻ tuổi và những cán sự viên ngồi đếm thuốc và cho vào bao kèm giấy chỉ dẫn, tất cả đều luôn làm việc rất hăng say và cẩn thận, tỉ mỉ. Một team làm việc thật tuyệt vời như một bức tranh đẹp với muôn màu sắc.”

 

  1.       3.            Tình Thương Tâm Việt

 

“Bức tranh đẹp với muôn màu sắc” ấy có những chi tiết sau: 54 tình nguyện viên, phục vụ tổng cộng 1,721 bệnh nhân y, 622 bệnh nhân nha, 1,024 bệnh nhân mắt, cung cấp 5,706 đơn thuốc, với sự tài trợ của  MAST Cares, Alcon, Allergan, AmeriCares, Ampharco USA, Bausch & Lomb, Edinger Medical Group, KNL Foundation & Partners in Restoring Vision Improving Lives, Lion Insight International, Magnolia Eye Clinic, Providence Little Company of Mary Medical Center, St. Jude Medical Center, Ultralight Optics, Walmart-VN, và các nhà tài trợ khác. Thật là một sứ mạng Tâm-Việt mà SAP-VN đã thực hiện trong những ngày làm việc hết sức ngắn ngủi và nóng bức!

 

Vì là một thiện nguyện viên cao tuổi, lại không quen cái nóng của quê mình, nên Cô Tuyết đã đổi vai, làm bệnh nhân. Cô kể lại, “Phòng kính đã soạn mắt kính và đã bắt đầu nhận bệnh nhân. Mắt bệnh, chúng tôi chuyển qua cho bác sĩ Bạch Kim, mắt lão cần kính để đọc thì có chúng tôi lo. Bệnh nhân bắt đầu ngồi chờ đợi rất đông bên ngoài, cái bụng của tôi cũng bắt đầu muốn biểu tình. Tôi đứng lên và cho bác sĩ Châu biết tôi cần qua phòng thuốc, vì thấy mình bệnh rồi. Bác Sĩ Châu dìu tôi đi với ánh mắt thân thương và lo âu. Tôi được các em Dược Sĩ lo lắng hỏi han và cho thuốc uống. Tôi uống thuốc và ân hận đã để các em trong đoàn phải lo. Nghỉ được đôi chút, tôi bỗng chạy vụt ra ngoài vì cảm thấy muốn buồn nôn, nhưng không kịp nữa rồi.”

 

Cô Tuyết vừa cảm động với sự chăm lo của mọi người, vừa áy náy, “Đứng bên cạnh là những ánh mắt lo âu của Châu, Trung, Nghĩa đã làm tôi ấm lòng nhưng cảm thấy guilty. Châu và Trung, trưởng đoàn, đề nghị tôi nên về Hotel để nghỉ dưỡng cho khoẻ để mai đi làm tiếp. May mắn là hôm đó không làm ở A Lưới, đường không xa nên tôi an lòng đi về. Về đến Hotel, tôi thay vội cái áo rộng thùng thình, leo lên giường và ngủ thiếp một giấc dài. Tỉnh giấc, đã 3 giờ chiều, tôi đói meo nên gọi về chùa Đức Sơn, một Trung Tâm nuôi các em Cô Nhi mà tôi đã hẹn tối đó lúc 8 giờ khi làm việc xong trở về, tôi sẽ đến thăm. Tôi xin chén cháo muối và nhờ Sư Cô mang đến vì tôi sẽ không giữ hẹn đến chùa được. Tôi gởi chút quà về Chùa cho các em có thêm sách vở và áo mặc ấm mùa Đông. Tôi ăn chén cháo rất ngon trong sự yêu thương trìu mến của người nấu.”

 

Cô Tuyết tâm sự, “Tôi thấy mình nợ rất nhiều người, tôi là người NHẬN nên tôi biết trân quý những người đã CHO tôi, dù chỉ là ánh mắt, lời hỏi han, săn sóc, hay cái nắm tay dìu tôi vào phòng tạm nghỉ. Chỉ có người NHẬN mới cảm thấy tràn ngập cảm xúc, Hạnh Phúc và sự biết ơn. Tôi cảm ơn SAP-VN đã cho tôi cơ hội chia sẻ yêu thương cho tha nhân, cho tôi cảm xúc khi được NHẬN. Cảm ơn chị Mỹ Linh, Vinh, Châu, Hương, Trung, Nghĩa, các em Dược Sĩ trẻ nhưng có trái Tim rất chín muồi, rất nồng ấm tình người.”

 

Những tấm lòng của SAP-VN sẽ luôn mãi trẻ, dù ở tuổi nào, vì Tình Thương thì không biết đến tuổi tác, màu da, giai cấp. Một Tình Thương Tâm Việt, sẽ được diễn đạt qua bút hoạ Châu Thuỵ và những “trái tim rất chín muồi" của SAP-VN tại buổi tiệc gây quỹ “Cho Em Niềm Hy Vọng 12” vào lúc 5 giờ chiều, ngày 19 tháng Mười 2014. Như mọi năm, dạ tiệc sẽ diễn ra tại Nhà hàng Mon Amour, tọa lạc tại 3150 W. Lincoln Ave, #134, Anaheim, CA 92801. Đặc biệt năm nay, chương trình văn nghệ sẽ do ca nhạc sĩ Diệu Hương phụ trách, với sự xuất hiện của ca sĩ Thanh Hà và Anh Tuấn.

 

Xin quý vị bảo trợ cho dạ tiệc và mua vé trước tại Nhà Sách Tự Lực (714-531-5290), hoặc Tiệm Kính Optometry (714-418-0190), hay qua email tại sapvntix@gmail.com. Nếu có thắc mắc về chương trình gây quỹ, xin quý vị gọi số điện thoại 714-901-1997.

 blank

Kính mời quý vị cùng đến nếm trả Tình Thương Tâm Việt qua những tác phẩm tài hoa của Nhà bút hoạ Châu Thuỵ trong phần Art Expo & Sale, và những biểu đạt tuyệt vời của các thiện nguyện viên SAP-VN. Hãy đến, để cùng SAP-VN nuôi dưỡng một Tình Thương Tâm Việt cho đồng bào bất hạnh tại quê nhà, để cùng SAP-VN đưa Hy Vọng vào những cảnh đời còn lắm gieo neo.


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại Chùa Từ Ấn, 32693 Gruwell St Wildomar, CA 92595 do Thượng Tọa Thích Pháp Tánh làm Viện Chủ, TT. Cũng là Hội Phó Hội Thân Hữu Già Lam, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng Niệm 40 năm Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ viên tịch và họp mặt Thân Hữu Già Lam Lần Thứ 18 -2024, diễn ra trong hai ngày Thứ Sáu, ngày 05 và Thứ Bảy, ngày 06 tháng 4 năm 2024. Buổi lễ tưởng niệm Cúng kỵ Ôn Già Lam và Hiệp kỵ quý Thầy hội viên Hội THGL trong đó có Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, HT. Thích Thái Siêu, HT. Thích Hạnh Tuấn, HT. Thích Quảng Thanh… diễn ra vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy ngày 6 tháng 4 năm 2024, tham dự buổi lễ ngoài quý chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni trong hội Thân Hữu Già Lam đến từ các Tiểu Bang tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Canada … còn có một số đông Phật tử tham dự.
7:30 sáng Chúa Nhật ngày 7/4/2024, nhà thờ Chúa Cứu Thế, 2458 Atlantic Avenue, Long Beach, California tổ chức Đại Hội Suy Tôn lòng Chúa Thương Xót lần thứ 24, chủ đề Thánh Thể- Bí Tích Xót Thương...
Listas California là một chương trình của Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp Thống Đốc California (Cal OES), nhằm dành cho phụ nữ vai trò trung tâm của gia đình trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp, thiên tai.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Sáng Chủ Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2024, Tu Viện Đại Bi do Ni Trưởng Thích Như Tịnh làm Viện Chủ, Ni Sư Thích Chơn Viên Trụ Trì đã long trọng tổ chức lễ an vị Tôn Tượng Thích Ca và Tôn Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm (lộ thiện). Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử. Điều hợp chương trình buổi lễ do Sư Cô Thông Thành, Chư tôn đức chứng minh có: Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, HT. Thích Thiện Long, HT. Thích Minh Trí, HT. Thích Minh Mẫn, HT. Thích Minh Hồi, HT. Thích Tuệ Uy… Thượng Tọa Thích Pháp Chơn, TT. Thích Pháp Tánh, TT. Thích Minh Chánh,TT. Thích Thường Tịnh… cùng quý chư tôn đức Tăng, Ni Trưởng Thích Như Tịnh, Ni Sư Chơn Viên, NS.Nguyên Thiện, NS. Như Quang, NS. Chúc Vân, NS. Giới Định, NS Thiền Tuệ cùng quý chư tôn đức Ni đến từ các chùa và tu viện Nam California.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
EMS đã có buổi họp báo nhằm vinh danh những nhà lãnh đạo tổ chức cộng đồng, vừa vinh dự nhận giải thưởng James Irvine Foundation Leadership Award năm 2024.
Vào lúc 11 giờ 30 trưa chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024 trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, Thành phố Westminster, kể từ nay hằng ngày lá Cờ Việt Nam Cộng Hòa sẽ tung bay cùng lá cờ Hoa Kỳ, trong một buổi lễ khánh thành trụ cờ và Thượng Kỳ được long trọng tổ chức trước sự vui mừng trong niềm xúc động của hàng trăm đồng hương và các cựu quân nhân QL/VNCH.
Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant, Nam California vào tối Chủ Nhật ngày 24 tháng 3 năm 2024, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (THPTVTTG) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 32 năm thành lập và kết thúc đại hội Quốc Tế Võ Thuật 2024. Khoảng 400 quý vị Chưởng Môn, Võ Sư, Võ sinh thuộc các môn phái từ khắp nơi trên thế giới về tham dự
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.