Hôm nay,  

Mời Đồng Hương Tham Dự Lễ Giỗ Chí Sĩ Phan Châu Trinh

14/03/201400:00:00(Xem: 1976)
Westminster (Bình Sa)- - Ban tổ chức lễ giỗ Chí Sĩ Phan Châu Trinh năm 2014 gồm có các ông Đoàn Ngọc Đa, Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng; Ông Vũ Đình Huân, Hội Trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng; Ông Trương Công Lập, Phó Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng đã ghé thăm tòa soạn Việt Báo và cho biết: Trước cao trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và sự bảo tồn lãnh thổ, lãnh hải hiện nay của đồng bào ta trong nước cũng như tại hải ngoại, trước tình hình hiện nay, nhân dịp Lễ giỗ chí-sĩ Phan Châu Trinh, Năm -2014, Ban tổ chức sẽ có buổi thuyết trình trong tinh thần quảng bá tư tưởng của chí-sĩ Phan Châu Trinh do Hội Đồng Hương Quảng Nam Đà Nẵng, Hội Ái-Hữu Cựu Học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng đồng tổ chức.

Ban tổ chức trân trọng kính mời: qúi cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể, qúi cơ quan truyền thông, qúi Thầy Cô, quí Anh Chị Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh, Đà Nẵng cùng đồng hương đến tham dự lễ giỗ được tổ chức vào lúc:

10: 00 giờ sáng Chủ-nhật 30 tháng 3 năm 2014, tại: Nhà Hàng Paracel Seafood 15583-15589 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683

Điện thoại: (714) 775-3077

Mọi chi tiết lấy vé tham dự xin liên lạc: Ông Đoàn Ngọc Đa: (714)747-1567, Ông Vũ Đình Huân: (714) 590-1594.

Tóm lược vài nét về Chi sĩ Phan Chu Trinh:

Ông sinh năm Nhâm Tuất (1872) quê ở xã Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1900, trong kỳ thi Hương, Phan Chu Trinh thi đỗ Cử Nhân, và qua năm sau 1901, ông đỗ Phó Bảng.

blank
Ban tổ chức Lễ giỗ cụ Phan Châu Trinh.

Ông được bổ làm Thừa Biện ở Huế, ít lâu sau, người anh cả của ông mất, ông xin về quê dạy học. Năm 1903, ông được bổ làm Thừa Biện ở Bộ Lễ. Trong thời gian từ 1902 đế 1905, Phan Chu Trinh có dịp học những tác phẩm có tư tưởng cách mạng của Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu, Voltaire... Lúc bấy giờ lực lượng Cần Vương lần lần tan rã, thực dân Pháp bắt đầu đặt nền thống trị trên đất nước Việt Nam. Trước cảnh non sông nghiêng ngửa, nhận thấy sự bất lực và thối nát của triều đình Huế, Phan Chu Trinh xin từ quan và bắt đầu hoạt động chính trị với các ông Phan Bội Châu, Lương Ngọc Can, Huỳnh Thúc Kháng,


Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:

Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...

Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật, để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông nhất quyết làm cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông gửi thư cho Toàn quyền Beau ngày 15 tháng 8 năm 1906, chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế, do đó dân đã khổ càng khổ hơn.

Ông phát động phong trào Duy Tân, chủ trương phải thay đổi từ gốc rễ là con người cùng những yếu tố khác như văn hóa, ý thức hệ, phong tục tập quán... cũng như phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mưu cầu độc lập chứ không cầu viện ngoại bang dùng bạo lực giành độc lập.

Ông nhiều lần bị tù. Ông từ trần ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn.

Hơn 60.000 người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.