Hôm nay,  

GĐ Tỵ Nạn HK Bắc-Nam Cali: Giỗ Cha Ba (Louis Robert, SJ)

20/09/201300:00:00(Xem: 7961)
Santa Ana (Bình Sa)- - Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật 15 tháng 9 năm.2013, gia đình tỵ nạn Hồng Kông Bắc và Nam California đã long trọng tổ chức lễ giỗ Cha Ba (Louis Roberrt, SJ).

Tham dự lễ giỗ phần đông là những đồng hương trước đây đã ở tại các trại Tỵ Nạn Hồng Kông và một số tín hữu tại Nam California.

Buổi lễ dưới sự chủ tế của Linh Mục Nguyễn Khắc Hy và Linh Mục Đồng Tế Nguyễn Quang Thế.

Trưởng Ban Tổ Chức Bà Nguyễn Thị Ánh.

Mở đầu buổi lễ, vị đại diện ban tổ chức lên nói qua ý nghĩa và sau đó xin mọi người hãy chú tâm cầu nguyện cho Cha Ba (Louis Robert, SJ) sớm về cùng Chúa. Tiếp theo một vi trong ban tổ chức lên giới thiệu qua tiểu sử của Cha Ba (Louis Robert, SJ) trong đó có những đoạn: "... năm 1960 ngài đến Saigon bắt đầu cho chương trình học tiếng Việt. Năm 1962 ngài được thuyên chuyển ra Huế để giúp và định hướng cho sinh viên tại đại học Huế cũng như thực hành tiếng Việt. Năm 1963, cha sang Phi Luật Tân để hoàn tất chương trình đào tạo linh mục. Ngày 17.4.1966 ngài được thụ phong Linh mục tại Mễ Tây Cơ. Sau đó cha được gửi về Phi Luật Tân để theo học chương trình hậu học viện. Năm 1968 cha trở về Việt Nam trong tâm tình như một quê hương thứ hai để bắt đầu công việc mục vụ. Tại Saigon cha phục vụ tại Trung Tâm Truyền Hình Đắc Lộ, cha còn đảm trách việc quản lý. Trong chức vụ này, thể hiện lòng thương xót của ngài và tình yêu thương của Chúa Kito với tất cả mọi người, đặc biệt là lớp người nghèo và thiếu may mắn không phân biệt bất cứ tôn giáo nào. Kể từ đó, những gương lành, những việc làm phúc đức của cha đã được lan tỏa khắp nơi. Đang khi công việc mục vụ của cha diễn ra suông sẻ thì hoàn cảnh đất nước lại đổi thay!

Sau biến cố năm 1975, trước chính sách di dân đi vùng kinh tế mới của chính quyền cộng sản, và lại bắt đầu xẩy ra trong công việc mục vụ của ngài. Hầu hết người dân không muốn rời xa thành phố, xa xứ đạo mà mình gắn bó và không muốn xa rời tình thương yêu mà người cha đáng kính Louis Robert đã và đang dành cho họ. Từ tình yêu bao la ấy nó đã có ảnh hưởng không tốt cho chính sách di dân của chính quyền đương thời. Trong bối cảnh ấy, cha Bề Trên đã yêu cầu ngài ngưng việc giúp đỡ người nghèo vì Bề Trên ngại rằng chính quyền có thể chụp mũ và trục xuất các ngài. Đúng như tiên đoán của cha Bề Trên. Giông bão đã kéo đến vào tháng 7/1976 ngài và ba cha khác cùng Dòng tên đã bị trục xuất khỏi VN, cha trở về Canada trong nỗi buồn ray rứt và thương nhớ, vì phải xa mọi người, xa mảnh đất VN thân thương mà cha đã từng trân trọng yêu thương và gắn bó. Năm 1978, cha lại bắt đầu cuộc hành trình đi tìm những người kém may mắn. Cha đã đi khảo sát các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á và cuối cùng cha quyết định ở lại Hồng Kông, cha bắt đầu kêu gọi các cơ sở ngoại quốc bảo lãnh cho thuyền nhân Việt Nam trong các trại cấm ở Hồng Kông. Trong suốt 15 năm, kê từ năm 1978 đến năm 1998 ngài đã liên tục lăn lộn với biết bao khó khăn để mang lại cho thuyền nhân Việt Nam tại Hồng Kông biết bao niềm an ủi cả về tinh thần lẫn vật chất, và niềm tin. Bấy nhiêu năm phục vụ thuyền nhân, hành trang quen thuộc của cha chỉ là vài chiếc ba lô hay chiếc túi xách loại lớn để mang những nhu yếu phẩm căn bản vào giúp cho đồng bào trong các trại. Nhỏ nhất là từng hạt muối, lọ mắm; các nhu yếu cần thiết cho trẻ em và phụ nữ. Trang phục của ngài là chiếc quần jean và chiếc áo kaki đã bạc màu, sờn hết cả hai vai và ra rách cả hai gối cùng với đôi giày đã quá bạc màu vì nắng gió. Những lời nói rất khôi hài bằng tiếng Việt an ủi và yêu thương. Những nụ cười thật dí dỏm và cởi mở... Trang sử của người Việt tỵ nạn nói chung và tại Hồng Kông nói riêng đã được ghi tên biết bao ân nhân như các cha, các Sơ, các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, các hội thiện nguyện đến giúp. Nhưng có lẽ Chúa đã dùng cha Louis Robert như một nhịp cầu cho sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa với mọi người. Đặc biệt là những người nghèo thiếu may mắn. Đối với thuyền nhân tại Hồng Kông ngài còn là một đại ân nhân mà Chúa đã thương ban cách riêng cho bà con chúng ta...
le_gio_cha_ba_resized
Linh mục Nguyễn Khắc Hy xông hương trước ảnh cha Louis Robert.

Năm 1993, vì những đạo luật của Liên Hiệp Quốc áp đặt cho thuyền nhân rất hà khắc, số người tỵ nạn đã bắt đầu giảm dần, cha trở về Canada. Năm 1994 cha được bổ nhiệm làm cha sở giáo xứ Thánh God, chăm lo cho các họ đạo đa sắc tộc như Tây Ban Nha, Phap và Việt Nam, và tham gia trong Ủy Ban Dịch Thuật của nhà Dòng. Ngài có thể dâng thánh lễ, giảng dạy và nói lưu loát 4 ngôn ngữ là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.

Suốt 57 năm trong nhà dòng cũng như 34 năm trong thiên chức Linh mục, cha gìa đáng kính của chúng ta đã luôn chỉ biết cho đi và hiến trọn cuộc đời để phụng sự Thiên Chúa xây dựng Giáo hội và phục vụ tha nhân bằng hết tâm huyết mình.

Cha đã ra đi trong bình an vào lúc 9 giờ 9 phút sáng giờ địa phương ngày 16.9.2010 tại bệnh viện Đức Bà, thành phố Montreal, Canada trong sự canh thức cầu nguyện và phó thác của Thầy Dominique Nguyễn Văn Minh và ông Phêrô Lê Văn Tự. Đó là hai trong nhiều người con đã từng gắn bó với cha trong những năm tháng thăng trầm của cuộc đời mục vụ từ những ngày đầu ở trại tỵ nạn Hồng Kông... "

Sau phần tuyên đọc tiểu sử, Linh mục Nguyễn Khắc Hy từ Tiểu bang Texas) chủ tế và Linh mục Nguyễn Quang Thế đồng tế đã tiến lên bàn thờ dâng thánh lễ cầu hồn cho cha Louis Robert.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
Hàng năm, Bộ Ngoại giao chấp thuận rất nhiều thị thực cho công dân Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham gia vào các hoạt động giải trí và biểu diễn nghệ thuật. Những chuyến thăm như vậy rất quan trọng nhằm tăng cường mối quan hệ văn hóa mật thiết giữa hai quốc gia chúng ta. Tuy nhiên, trái với tinh thần trao đổi song phương mang tính công bằng, nguyên tắc ngoại giao cơ bản của quốc tế, các nghệ sĩ Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam không được hưởng các quyền hoạt động nghệ thuật tự do giống như khi chúng tôi đón tiếp các nghệ sĩ Việt Nam.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.