Hôm nay,  

Lớp Chữ Nôm ở Little Saigon: Học Chữ Cổ, Tìm Hồn Dân Việt

5/7/201300:00:00(View: 9042)
WESTMINSTER (VB) -- Giáo sư Nguyễn Văn Sâm hôm Chủ Nhật 5-5-2013 đã khai giảng lớp Chữ Nôm tại Viện Việt Học, nói rằng Giaó sư vui mừng khi thấy số học viên ghi danh đông hơn mong đợi.

Khoảng vài chục người ghi danh học, từ người trung niên, khi sang Mỹ từ khi còn bậc tiể học, cho tới người cao niên tóc bạc trắng xóa, đã nghe Giáo sư Sâm nói về nhu cầu tìm đọc và dịch lại kho tàng Chữ Nôm, mà GS gọi là chữ quốc ngữ cũ, sang chữ quốc ngữ mới (vần abc).

GS Sâm nói, kho tàng văn hóa Việt gồm các văn bản chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ mới (tiếng Việt hiện nay). Kho tàng văn hóa chữ Nôm đang trên đà cơ nguy biến mất, vì người ta chỉ học tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc (chữ Hán)... nhưng không mấy ai học chữ Nôm.

Trong phần giới thiệu, ông Nguyễn Minh Lân trong Ban Giám Hiệu Viện Việt Học, nói rằng có những văn bản bên bờ biến mất, nhưng may cứu được nhờ GS Nguyễn Văn Sâm, như trường hợp tác phẩm chữ Nôm "Chàng Lía Truông Mây" may mắn còn tìm ra được một bản duy nhất, và tác phẩm này đã được GS Sâm dịch và chú giải ra chữ quốc ngữ.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng vì tình hình chiến tranh, những văn bản cổ khó tìm được ở Việt Nam. Chữ Nôm được biết xuất hiện từ thời Hồ Quý Ly, thế kỷ 14, nhưng không văn bản nào thời này còn giữ được. Truyền thuyết cho biết, bản văn Chữ Nôm xưa nhất là bài Văn Tế Đuổi Cá Sấu của Nguyễn Thuyên, người được vua nhà Trần đổi họ tên là Hàn Thuyên, nghĩa là cuối thế kỷ 12. GS Sâm nói, bản Văn Tế Cá Sấu này không còn lưu giữ được, sau này có một bản văn phổ biến khởi đầu bằng các câu "Ngặc ngư kia hỡi! mày có hay. Biển Đông rộng rãi..." nhưng nhiều học giả nói bản này nhiều phần là giả mạo, vì văn phong mới quá và chữ nghĩa có nơi không thích nghi. GS Sâm cũng nói về giả thuyết Chữ Nôm có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ thứ 8), vì hai chữ “Bố Cái” là hai chữ thuần Nôm.

Trong số học trò học Chữ Nôm hôm Chũ Nhật có nhiều thành phần. Trong đó có một vị Ni Sư nói rằng đã từng học chữ Hán ở Đại Học Văn Khoa trước 1975, bây giờ theo học Chữ Nôm là để dịch kinh.

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng có những bản văn Chữ Nôm do nhiều hòa thượng viết ra hồi thế kỷ 19, 20... Các bản văn chữ Hán thời này đều được dịch sang quốc ngữ mới, nhưng các bản Chữ Nôm vẫn còn nằm yên vì không ai đọc được nữa, nhưng thực ra là gần đời sống hơn, vì trong khi bản Hán văn viết là "sắc" với "không" thì bản Chữ Nôm" viết ;à "có" với "không"...

Một học viên cho biết muốn học Chữ Nôm vì cần đọc các bản văn Chữ Nôm viết về phong thủy, Tử vi, Tướng số... GS Sâm nói rằng có nhiều văn bản Chữ Nôm về các môn học này nhưng cũng cần chuyên ngành, nghĩa là có sẵn trình độ về tử vi, phong thủy...

chu_nom_2013_5_5__9_
GS Nguyễn Văn Sâm, phảỉ, và các học viên Lớp Chữ Nôm.(Photo AVB)
GS Sâm nói, thực tế học Chữ Nôm dễ hơn học tiếng Pháp, tiếng Anh... vì học tiếng Pháp, tiếng Anh cần phải học nghĩa, học nghe, học phát âm, học văn phạm... Còn Chữ Nôm là ai cũng biết sẵn nhiều phần, như chữ “ăn cơm” là hai Chữ Nôm thì ai cũng hiểu nghĩa rồi, nhưng viết Chữ Nôm mới là vấn đề, cần suy luận nhiều.

Chị Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học, nói thêm rằng, Chữ Nôm là khi mình nói “đi lính,” còn Chữ Hán là khi nói “nhập ngũ,” vì ông bà mình có kho tàng văn hóa và ngôn ngữ riêng.

Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm trong bản văn phát ra trong lớp, viết rằng Chữ Nôm là thứ chữ Quốc Ngữ Cổ mà ông bà mình xài trước khi có chữ Quốc Ngữ mới bây giờ. GS Sâm viết:

"Nếu không biết chữ Nôm ta không đọc được những gì ông bà mình suy nghĩ ngày xưa và chúng ta chỉ biết những gì được viết bằng chữ Quốc Ngữ mà thôi. Nếu ta chỉ biết chữ Quốc Ngữ mới và chữ Hán thì sẽ hiểu về văn chương và văn hóa Việt một phần mà thôi, còn cả chục ngàn tác phẩm khác được viết bằng thứ chữ ta không biết sẽ mãi mãi nằm đó -- từ thơ văn, tới sách về tử vi, về phương cách định bịnh và trị bịnh, về đặc tính của thuốc men, về chuyện đá gà, coi bói, chuyện đặt để mồ mã, cúng kiến, chuyện vệ sinh thường thức, chuyện đi sứ sang Tàu… chuyện gia phả của một dòng họ... đủ hết.

Thật ra người đi trước chúng ta đã phiên âm một phần lớn sách vở của tiền nhân từ chữ Nôm ra chữ Quốc Ngữ rồi. Đó là chinh Phụ Ngâm, Đoạn Trường Tân thanh, Lục Vân tiên, Phan Trần Trê Cóc, Cung Oán Ngâm Khúc… Đó là những tác phẩm bằng chữ Nôm của Cao Bá Quát, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ... Nhưng chưa đủ, còn nhiều nhiều nữa.

Chữ Nôm không giúp ta kiếm tiền hay giao tiếp trong thời buổi tân tiến và thực dụng nầy, nhưng chữ Nôm sẽ cho chúng ta lòng tự hào về dân tộc Việt, hiểu được tâm tình của ông cha mình, rieng tôi, trong khi mò mẫm thứ chữ xa xưa đó tôi tự hào rằng đời sống của mình có ích lợi không phải chỉ với gia đình nhỏ bé của mình…" (hết trích)

Hầu hết các viên chức Viện Việt Học cũng ngồi dự Lớp Chữ Nôm hôm Chủ Nhật, trong đó có những vị như hai người phụ trách văn nghệ Viện việt Học là cặp vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Minh và Duyên Anh, cũng như GS Cẩm Bình, GS Lệ Hương...

Thời gian học dự kiến là 30 Chủ Nhật, mỗi Chủ Nhật học 2 tiếng, từ 10AM. Địa điểm học tại hội trường Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St., Westminster CA. 92683, điện thoại (714) 775-2050.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Văn phòng nữ Dân Biểu Tiểu Bang California Địa Hạt 73 Cottie Petrie-Norris (Dân Chủ) vừa ra thông cáo báo chí, nhắc nhở cư dân rằng Tháng Sáu là tháng ý thức về bệnh Alzheimer & não bộ.
Duyệt xét hành chính là một quá trình xem xét sau khi phỏng vấn. Một quy trình phải được hoàn tất trước khi có thể chấp thuận một hồ sơ. Có một số lý do để cần duyệt xét hành chính, bao gồm an ninh quốc gia, nghi ngờ gian lận hoặc đơn giản là cần thêm bằng chứng từ đương đơn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán rất ít chia sẻ thông tin với đương đơn và điều này có thể gây ra nhiều lo ngại.
Chùa Điều Ngự tọa lạc tại 14472 Chestnut St, thành phố Westminster, đây cũng là văn phòng thường trực Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại do Hòa Thượng Thích Viên Lý Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại làm Viện Chủ và Hòa Thượng Thích Viên Huy, Phó Chủ Tịch Thường Trực HĐĐH Tăng Đoàn GHPGVNTN/HN làm Trụ Trì. Đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2567-2023 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 10 tháng 6, 2023 tại hội trường chùa Điều Ngự. Chứng minh, tham dự buổi lễ có hàng trăm chư tôn Gíao Phẩm, chư tôn đức Tăng, chư tôn đức Ni và hàng ngàn đồng hương Phật tử.
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Mỹ Phụng Sự Xã Hội, Chùa Bảo Quang tọa lạc tại số 713 N. Newhope ST, Thành Phố Santa Ana do Thượng Tọa Thích Huệ Minh Trụ Trì đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2567-2023 và lễ tưởng niệm cố Hòa Thượng Thượng Quảng Hạ Thanh vị thầy đã khai sơn Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Mỹ Phụng Sự Xã Hội - Chùa Bảo Quang.
Tại Trung Tâm Công Giáo số 1538 Century BLVD, Santa Ana vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy ngày 10 tháng 6, năm 2023, Ban Tù Ca Xuân Điềm do Nhạc sĩ Xuân Điềm sáng lập và điều hành đã tổ chức nhạc hội Kỷ Niệm 30 Năm Đấu Tranh (1993-2023) với chủ đề: “Nhớ Ơn Chiến Sĩ-Hãy Nghĩ Người Tù”.
Lễ động thổ xây dựng Trung Tâm Giúp Người Vô Gia Cư (Central Cities Navigation Center) tại địa chỉ 13871 West Street, Garden Grove, CA 92843...
Vào lúc 10:00 sáng Chủ Nhật ngày 04 tháng 6 năm 2023, Tổ Đình Chùa Huệ Quang do Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ làm Viện Chủ đã long trọng tổ chức nhạc hội mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2567 (2023) kỷ niệm 60 năm pháp nạn.
Chùa Bát Nhã tọa lạc tại 4717 W. First, Santa Ana, CA 92703 do Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Phó Chủ Tịch Nội Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (HĐĐH-GHPGVNTN/HK) Viện Chủ Chùa Bát Nhã (Đây cũng là Trụ Sở Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2567-DL.2023- vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 2 tháng 6 năm 2023 (nhằm ngày Rằm tháng Tư âm lịch năm Quý Mão). Tham dự buổi lễ có hàng trăm chư Tôn Đức Tăng, Ni và đồng hương Phật tử.
Hàng năm vào những ngày mùng 7, 8, 9 tháng tư âm lịch, hàng chục ngàn người dân từ các nơi quy tụ về phủ thờ ông Ba tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để tham dự lễ giỗ Ông Ba Nguyễn Văn Thới được tổ chức vô cùng trọng thể.
Trên đường về nhà, tôi nghe tiếng hát nỉ non của ca sĩ Diệu Hiền ca bài "Khi con tim không còn ai để nhớ", thơ của Hồ Triều Lam, nhạc của Vĩnh Điện. Tiếng hát truyền cảm làm cho người nghe muốn dừng lại ở công viên Mile Square để nghe tiếp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.