Hôm nay,  

Lễ Tưởng Niệm 100 Ngày Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện

10/01/201300:00:00(Xem: 4768)
Fountain Valley (Bình Sa) --Lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 6 tháng 1 năm 2013 tại Đài Truyền Hình VHN-TV, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Ban Tù Ca Xuân Điềm và Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm 100 ngày Cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện, với sự tham dự của nhiều vị Nhân sĩ trí thức, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, qúy đồng hương thân hữu. Buổi lễ đã được đài Truyền Hình VHN-TV trực tiếp truyền đi khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu.

Điều hợp chương trình Nhà Báo Đinh Quang Anh Thái.

Mở đầu buổi lễ Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng thay mặt Ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả qúy vị và đồng hương tham dự, ông tiếp: "Cách đây 100 ngày thi sĩ Nguyễn chí Thiện đã đột ngột từ giã cõi đời nầy, để lại muôn ngàn thương tiếc không những cho những thân nhân và bằng hữu của ông, mà còn cho những ai cảm nhận được sứ điệp về giá trị của tự do và nhân phẩm trong thi văn của ông qua cuộc sống hào hùng của ông.

Hôm nay đây, đáp lời mời gọi của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Ban Tù Ca Xuân Điềm, và Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, quý vị đến đây cùng chúng tôi để cùng nhau không những chỉ để nhắc lại một ít kỷ niệm cá nhân với người quá cố mà chính là để tôn vinh những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam và nhân loại cũng như sự nghiệp đấu tranh gian khổ cho tự do và nhân phẩm cho đồng bào Việt nam.

Thưa tất cả quý vị, người xưa đã nói
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
tuong_niem_nguyen_chi_thien_dsc_1286
Hình ảnh trong Lễ Tưởng Niệm Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện.
Thân xác nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã trở về với cát bụi, nhưng tinh thần Nguyễn Chí Thiện sẽ luôn sống mãi với tất cả những ai yêu chuộng tự do và phẩm giá con người. Cái chết không phải là điểm tận cùng đối với Nguyễn Chí Thiện; đó chỉ là điểm khởi đầu cho một trang mới. Nguyễn Chí Thiện đã sống uy dũng ra làm sao và đã chiến đấu hào hùng như thế nào. Đây không phải chỉ là những hình ảnh đẹp để chiêm ngắm. Tất cả chúng ta cùng có nhiệm vụ và vinh dự biến hoài bão và ước mơ của Ông sớm trở thành hiện thực..."

Tiếp theo Nhà Báo Đinh Quang Anh Thái đã sơ lược về cố Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện, Ông sinh năm 1937, là một thành phần đối kháng bị Cộng Sản Việt Nam phải diệt trừ cho nên trong suốt 27 năm tù, bị bắt đi bị bắt lại nhiều lần ông đã phải chịu đựng tất cả những hình phạt giam cầm, đầy ải tàn độc nhất của cộng sản Việt Nam, để trả cái giá chống đối chế độ qua những vần thơ máu huyết của ông. Tên tuổi ông đã được nhiều tổ chức nhân quyền thế giới trao tặng những phần thưởng tinh thần cao quí của nhân loại.

Nhà văn Huy Phương nhận định: "Nguyễn Chí Thiện là một nhà thơ lớn, ông đã đem hết tuổi trẻ viết vào thơ để nhắm vào chế độ cũng như vạch mặt Hồ Chí Minh đã đem thảm họa đến cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Nguyễn Chí Thiện xứng đáng có mặt trên văn đàn thế giới."

Tiếp theo Giáo Sư Đỗ Anh Tài đã lên đọc lại một bài thơ của cố thi sĩ, bài thơ "Trái Tim Hồng" mà ông Tài cho rằng là một trong những bài thơ khác với hầu hết thơ của ông thường là nặng tính tranh đấu. Bài "Trái Tim Hồng" là một "lời trăn trối cho cuộc đời, cho nhân thế và cho chúng ta. Bài thơ được sáng tác vào năm 1966 trong những ngày tháng thi sĩ phải tủ đày trong chế độ Cộng Sản."

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang tiếp tục trình bày về nhà thơ mà ông cho rằng: "một chiến sĩ nhân quyền dũng cảm nhất đã tranh đấu không ngưng nghỉ cho nhân quyền, dân chủ, cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Ông Nguyễn Chí Thiện được biết đến như một trong những nhà thơ nỗi tiếng của Việt Nam hiện nay và đã được nhiều văn hữu trên văn đàn thế giới đề cử Giải thưởng Nobel Hòa Bình, Văn Chương thế giới nên được trao cho ông để chứng tỏ sự đóng góp to lớn của ông trong cuộc tranh đấu vì hòa bình của nhân loại."

Nhà văn Trần Phong Vũ phát biểu trong dịp này đã trình bày với đề tài "Qua những vần thơ viết bằng máu, Nguyễn Chí Thiện muốn gửi gấm điều gì?" Ông Vũ tính từ khi Nguyễn Chí Thiện làm thơ từ năm 1958 cho đến 1996, trải qua 40 năm, thi sĩ đã để lại cho đời những tuyệt phẩm. Thơ ông viết vào thơ những thực cảnh không chỉ diễn ra trong thời đại của ông mà cho đến cả ngày nay trên đất nước. Ông đã sớm nhận ra những nét tàn độc của cộng sản nên ông đã trộn máu huyết ông vào thơ để gửi đến dân tộc của ông và gởi đến loài người..."

Giáo Sư Jean Libby, một người bạn của nhà thơ khi còn sinh tiền, cũng lên bày tỏ một số chi tiết về hoạt động của cố thi sĩ, được bà rất hân hạnh giới thiệu đến các đại học thu hút được sự chú tâm của giới sinh viên cũng như giáo sư trong các trường Đại Học.

Giáo Sư Lưu Trung Khảo cho biết: "Ông nhìn về Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua hai hình ảnh, một là hình ảnh của những anh hùng trong lịch sử như Nguyễn Công Trứ, Trần Bình Trọng và Chu Văn An, hai là hình ảnh của Khuất Nguyên bên Trung Quốc..."

Trong dịp nầy một khuôn mặt trẻ của tổ chức "Tuổi Trẻ Yêu Nước" đã lên lần lượt trình bày những cảm nghĩ về một nhà thơ lớn trong văn học Việt Nam, một chiến sĩ can trường tranh đấu không mệt mỏi cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, suốt cuộc đời của Ông là tấm gương sáng để cho tuổi trẻ Việt Nam noi theo.

Xen lẫn phần trình bày của các diễn giả, Ban Tù Ca Xuân Điềm đã lần lược trình bày những bản nhạc do Xuân Điềm phổ từ thơ của Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện đã được Ban Hợp Ca và các Ca Sĩ trong Ban Tù Ca trình diễn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.