Hôm nay,  

Người Việt, Chữ Việt, Và Phiếu Việt

10/15/200400:00:00(View: 5940)
(Từ tấm lòng sinh viên)
Kính thưa quý thân hữu và các đồng bào Việt Nam hải ngoại:
Chúng tôi là thành viên của Hội Sinh Viên Việt Nam trường Đại Học UCSD. Cùng với sự hợp tác của Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego, chúng tôi viết thư cầu xin sự giúp đỡ của quý vị trong việc cứu vớt và duy trì chương trình Việt Ngữ và Văn Hóa Việt Nam tại UCSD. Và cũng nhân dịp này chúng tôi kêu gọi quý đồng hương đóng góp vào vấn đề dân chủ và tự chủ của người Việt hải ngoại qua cách ghi danh đi bầu.
Như nhiều quý vị đã biết, chương trình Việt Ngữ của UCSD từ năm trước đã và đang bị đe dọa bởi sự suy sút ngân khoản. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của quý vị trong năm qua, chương trình “Tiếng Mẹ Đẻ” tại trường UCSD đã thoát khỏi sự bải bỏ được một năm. Nỗ lực của sinh viên UCSD và của quý vị đã làm cho nhà trường để ý đến cộng đồng Việt Nam và đến chương trình Tiếng Mẹ Đẻ này. Vì vậy nhà trường đang bắt đầu tìm cách hỗ trợ lại cho các lớp Việt Ngữ nằm trong chương trình Tiếng Mẹ Đẻ. Tiếc thay, vì nhà trường phải bắt đầu lại quá trình hỗ trợ chương trình này, nên số tiền trợ cấp từ nhà nước phải chờ đến năm sau mới đến tới các lớp Việt Ngữ. Vì vậy, chúng tôi phải đứng ra kêu gọi sự hỗ trợ của quý đồng hương Việt Nam để duy trì các lớp Việt Ngữ này một năm nữa.
Nói đến duy trì lớp tiếng Việt tại UCSD thì chúng ta phải hỏi rằng: khi trước tại sao bị cắt bỏ" Ngoài sự khủng hoản kinh tế ra, còn những điều gì đặt biệt làm cho trường UCSD giải quyết vấn đề ngân khoản bằng cách bải bỏ chương trình Việt Ngữ, trong khi họ lại duy trì các chương trình tiếng khác như tiếng Phi và tiếng Ả-rập, v.v....
Chúng ta phải xác định rằng đây là một chuyện bất công cho sinh viên UCSd nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung.
Chúng tôi lại muốn hỏi thêm rằng: Tại sao những con đường khu thương mại của người Việt dơ bẩn hơn những con đường tại khu Mỹ trắng, trong khi trách nhiệm của chình quyền địa phương là làm sạch những nơi công cộng" Có phải vì văn hoá và truyền thống của người Mỹ trắng là sống sạch sẽ hơn người Việt mình chăng" Tất nhiên là không! Để trả lời cho hai câu hỏi trên, ta phải để ý đến số tiền mà chính quyền địa phương bỏ ra để quét dọn các nơi công cộng. Đúng ra là các đường phố khu thương mại của người Việt được quét dọn ít hơn các đường phố khu Mỹ trắng. Tại sao là như vậy"
Những khu vực Mỹ trắng được chính quyền địa phương chú ý đến nhiều hơn vì người Mỹ trằng đóng góp nhiều hơn về lãnh vực dân chủ và tự chủ cho đời sống của họ. Người Mỹ trắng đi bầu nhiều hơn và họ bầu cho những ứng cử viên của họ. Trong khi đó, người Việt chúng ta, tuy dân số rất đông trong quận Orange và quận San Diego, số phiếu của chúng ta vẫn còn rất ít. Vì vậy chính quyền địa phương không để ý đến chúng ta và khi nêu ra những nghị quyết họ không nghĩ đến quyền lợi người Việt. Hơn nữa, khi có những nghị quyết liên quan đến đời sống chúng ta thì người Việt chúng ta cũng không biết đến vì thiếu tham dự..
Để nâng cao tinh thần dân chủ và tự chủ của cộng đồng người Việt, nhất là tại San Diego, và cũng đồng thời gây quỹ đễ cứu vớt chương trình Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam tại UCSD, sinh viên Liên Hội Tuổi Trẻ chúng tôi đứng ra tổ chức một đại nhạc hội tên là “Người Việt Cứu Chữ Việt,” với lời kêu gọi là “Only by voting can our voices be heard,” nghĩa là “Chỉ qua lá phiếu, tiếng nói chúng ta mới được lắng nghe.” Mục tiêu cụ thể của Đại Nhạc Hội như sau:

1. Cứu vớt, duy trì, và phát triển văn hóa Việt Nam bằng cách gây $47,000 cho chương trình Tiếng Mẹ Đẻ tại UCSD
2. Gây nên tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Việt San Diego,
3. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cộng đồng về mặc dân chủ và tự chủ bằng cách khuyến khích mọi người tham gia đi bầu.
Đại Nhạc Hội Gây Quỹ cho chương trình Tiếng Mẹ Đẻ, được mang tựa đề “Người Việt Cứu Chữ Việt” sẽ được trình diễn
vào ngày 23 tháng 10 năm 2004
tại hội trường Crawford High School Auditorium, 4191 Colts Way, San Diego, CA 92115 .
Đại nhạc hội sẽ gồm sự trình diễn của các ca nhạc sĩ lừng danh như Khánh Hà, Gia Huy, Quang Kim Thủy, Yên Bình, Thiên Kim và Tiếng Dũng. Ngoài ra sẽ có phần tham dự của các thí sinh cổ nhạc giải Phụng Hoàng. Đồng thời sẽ có sự đóng góp của Vũ Đoàn Lạc Hồng, cùng với sự trình diễn bởi các sinh viên trong Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego.
Số Vé thường là $15. Vé VIP là $25.
Sự khủng hoảng của chương trình Việt ngữ tại UCSD là một biểu tượng cho sự khủng hoảng văn hóa của cộng đồng người Việt San Diego. Vấn đề lo ngại này không phải là vì tuổi trẻ Việt Nam không muốn học tiếng Việt hay không muốn tham dự. Sự thật là tuổi trẻ Việt Nam San Diego rất có ý muốn học hỏi tiếng Việt và tìm hiểu văn hóa Việt. Điều khó là tuổi trẻ cần sự giúp đỡ ân cần của cha mẹ và cộng đồng. Chính cộng đồng người Việt phải hợp nhất để nân đỡ tuổi trẻ trong lãnh vực duy trì và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Nếu không thì tuổi trẻ bơ vơ.
Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ giúp chúng tôi trong một vài cách sau đây:
1) Quý vị có thể gửi tiền bảo trợ về Liên Hội Tuổi Trẻ tại địa chỉ duới đây.
2) Quý vị có thể mua vé tham dự buổi Đại Nhạc Hội mang tên “Người Việt Cứu Chữ Việt” vào ngày 23 tháng 10 năm 2004.
3) Quý vị có thể đăng bức thư này vào các nhà báo, các đài truyền thanh và truyền hình.
4) Quý vị có thể gửi lá thư này đến những họ hàng quen thuộc để họ biết đến nỗ lực của chúng tôi.
5) Quý vị có thể ủng hộ bằng cách bảo trợ một ca sỉ cho đêm Đại Nhạc Hội.
6) Quý vị có thể ủng hộ bằng bất cứ cách nào khác tuỳ theo ý muốn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời giờ đọc thư này và những sự giúp đỡ của quý vị. Xin đưa thư này đến tay những ai có khả năng giúp chúng tôi.
Nếu quý vị có thắc mắc gì, xin e-mail [email protected] hoặc liên lạc với những người sau đây:
Sữ Nguyễn (Vietnamese American Youth Alliance: Chủ Tịch):
Cell (619) 516-2565, e-mail: [email protected]
Frank Vương (Hội Sinh Viên Việt Nam UCSD: Phó Ngoại Vụ):
Cell (858) 692-0939, e-mail: [email protected]
Tri Nguyễn (Tổng ban Đại Nhạc Hội):
Cell 858-349-7604, e-mail: [email protected]

Xin gửi tiền ủng hộ về:
Vietnamese American Youth Alliance (VAYA)
Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego (LHTT)
6729 Broadway
San Diego 92114
Tên :_______ Email: ____
địa chỉ: ___ Thành phố___________
Tiểu bang____ Zip___________
Điện thoại: ________
Tiền kèm theo: $______
Chi phiếu: xin viết cho: Liên Hội Tuổi Trẻ San Diego hoặc VAYA
Memo: “Việt Ngữ UCSD” hoặc “LHTT”
http://vsa.ucsd.edu

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Paris by Night hân hạnh giới thiệu cùng quý khán thính giả hai buổi văn nghệ vào lúc 2:00 chiều và 7:30 tối Chủ Nhật 22 tháng 6 năm 2025 với chủ đề “Yêu Em Giữa Đời Quên Lãng” trên sân khấu tráng lệ của rạp Pechanga Casino Theater.
Nhân dịp Tháng Di sản Người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương, Liên đoàn Quảng cáo Người Mỹ gốc Á (3AF) công bố danh sách 3AF Impact 50, vinh danh các công ty xuất sắc trong hoạt động tiếp thị đến cộng đồng người Mỹ gốc Á. Danh sách này ghi nhận các công ty trong Fortune 500 và Fortune 500 Global đã thể hiện cam kết đặc biệt trong việc tiếp cận phân khúc người tiêu dùng gốc Á tại Mỹ – nhóm có 24 triệu người và sức mua dự kiến sẽ đạt 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Đối thoại với các tác giả người Mỹ gốc Việt và Canada về Critical Refugee Studies và Tưởng niệm 50 năm Kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Tất cả các cuốn sách đều được xuất bản trong loạt Critical Refugee Studies của Đại học California Press, do Critical Refugee Studies Collective biên tập.
T&T Supermarket là chuỗi siêu thị châu Á bán lẻ lớn nhất của Canada là xin hân hạnh thông báo sẽ mở cơ sở đầu tiên ở Nam California trong cộng đồng Great Park, một dự án bất động sản được quy hoạch tổng thể tại Thành phố Irvine, dự kiến sẽ ra mắt vào Mùa đông năm 2026. Sau khi khai trương cơ sở đầu tiên tại Hoa Kỳ ở Bellevue, WA vào tháng 12 năm 2024, T&T đang tiếp tục mở rộng thị trường Hoa Kỳ với một cơ sở trong Khu phố Great Park sôi động và đang phát triển nhanh chóng của Irvine.
Trưa hôm đó, tại một vị trí rất đặc biệt của vùng Hoa Thịnh Đốn, một rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay cạnh mặt hồ Refecting Pool, phía trước là đài tưởng niệm Lincoln Memorial, phía sau là National Mall. Tại đây, cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC và phụ cận tổ chức chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen với những hoạt động như đặt vòng hoa, cầu nguyện, nhắc lại lịch sử những vị anh hùng vị quốc vong thân. Dân biểu Derek Trần bước lên, bắt đầu bài phát biểu của ông với câu chào bằng tiếng Việt: “Xin kính chào quý đồng hương, thưa thầy, thưa cha, chào mấy bác, mấy cô, mấy chị, mấy chú và mấy đứa em…” Lời chào rất Việt Nam của vị dân biểu nhận được tràng vỗ tay kéo dài của khoảng 300 người có mặt ngày hôm đó.
Cho đến hôm nay, lịch sử người Việt tị nạn ghi nhận có ba người Mỹ gốc Việt đã bước vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Người đầu tiên là ông Joseph Cao Quang Ánh (Louisiana, từ 2009 đến 2011); người thứ hai là bà Stephanie Murphy Đặng Thị Ngọc Dung (Florida, từ 2017 đến 2023), và cuối cùng là Derek Trần của California. Trong ba người, Derek Trần chính là thế hệ thứ hai, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, bước vào vũ đài chính trị Hoa Kỳ bằng niềm hãnh diện của gốc rễ “tôi là con của một gia đình thuyền nhân vượt biển đi tìm tự do.”
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu ngày 25 tháng Tư năm 2025, Biệt Đội Văn Nghệ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Thư Viện Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30/4/1975 - 30/4/2025
Nhiều người có mặt tại USS Midway Museum (San Diego, Nam California) để tham dự buổi lễ tưởng niệm “Legacy of Hope: From Operation Frequent Wind to Vietnamese Refugees Resilience” (Di Sản Hy Vọng: Từ Chiến Dịch Gió Lốc Đến Sự Kiên Cường Của Người Việt Tị Nạn) vào Chủ Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2025 cho biết họ gặp rất nhiều người quen từ khắp nơi ở Mỹ đổ về. Lý do đơn giản là vì qui mô của sự kiện. Ông Châu Thụy, Chủ Tịch của tổ chức Bảo tàng Di sản Việt Nam, nói với Việt Báo rằng số người tham dự là hơn 3,000 người gốc Việt; chưa kể hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ cùng gia đình tham dự. Ban tổ chức đã phải điều động 17 xe bus để chuyên chở người tham dự từ Quận Cam đến San Diego. Họ là cựu chiến binh VNCH, là những người từng di tản, vượt biên; họ thuộc nhiều hội đoàn khác nhau của cộng đồng gốc Việt. Người tham dự có người già đã trên 90 tuổi, có những em nhỏ còn học tiểu học. Ông Thụy đặc biệt tri ân những nhà tài trợ cùng hằng trăm thiện nguyện viên đã góp tài chính, công sức để sự k
Trong chuyến đi Nhật để ngắm hoa anh đào vào đầu tháng 4 năm 2025, gia đình tôi check-in tại một khách sạn ở Osaka. Đang loay hoay tìm tiếng Anh đơn giản để nói chuyện với một tiếp tân người Nhật, thì một cô nhân viên khác đến cười tươi và hỏi: “Cô chú là người Việt Nam?” May quá, gặp được đồng hương rồi! Cô bé tên Q., đưa chúng tôi sang bộ phận check-in dành cho khách ngoại quốc. Cô cho biết mình làm ở khách sạn đã gần hai năm. So với một số đồng nghiệp người Nhật, tiếng Anh của cô khá hơn, cho nên công việc cũng ổn định. Q. quê ở Đà Nẵng, gia đình vẫn còn ở đó. Cô sang Nhật sáu năm trước để đi du học; nay đã đi làm, đang chờ đủ điều kiện để nộp đơn xin thành thường trú nhân.
Hội Nhiếp Ảnh PSCVN ở Nam Cali, Hoa Kỳ đã tổ chức một buổi trưng bày cả trăm bức ảnh của hơn 60 hội viên và bạn hữu. Dưới sự hỗ trợ và góp sức của rất nhiều người, thêm sự bảo trợ của Dân Biểu Tạ Trí buổi khai mạc đã diễn ra rất long trọng và đông đảo quan khách tham dự. Người Việt ở khắp nơi đã đến tham dự và xem triển lãm trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng Tư, năm 2025 tại phòng khánh tiết của Khu Bolsa Row, trung tâm của thủ đô người Việt tị nạn "Little Saigon". Buổi triển lãm còn có thêm sự góp mặt của Hội Hoa Lan của Ông Hà Bùi với những giò Lan đủ màu được sắp xếp hài hoà trong một khung cảnh lịch sự, ấm cúng và trang nhã. Ngoài ra, Tối Thứ Bảy ngày 26 còn có một buổi văn nghệ giúp vui của Ban Nhạc "No Name Band" do Trần Tùng điều khiển với sự góp mặt của ca sĩ Trọng Nghĩa trong chủ đề Romanza Night.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.