Hôm nay,  

Du Xuân Nghĩ Về Văn Hoá, Lịch Sử Nước Nhà

09/02/201100:00:00(Xem: 3582)
Du Xuân Nghĩ Về Văn Hoá, Lịch Sử Nước Nhà


H01: BuiVanPhu_SF_Tet2011_H01_RongLanViet_VB

Rồng và lân trong diễn hành đón xuân của người Việt ở San Jose.



H02: BuiVanPhu_SF_Tet2011_H01_RongTrungHoa_VB

Rồng trên đường phố San Francisco trong đêm diễn hành đón xuân của người Hoa.




H03: BuiVanPhu_SF_Tet2011_H03_RongHaNoi_VB

Rồng trên mái một ngôi chùa ở Hà Nội.




H04: BuiVanPhu_SF_Tet2011_H04_LanDonKhach_VB

Lân chào đón khách tại Hội Tết Tân Mão San Francisco.

Bùi Văn Phú
Sau những ngày đầu năm thật lạnh và mưa, từ giữa tháng Giêng trời nắng ấm lên ở miền bắc California. Cho đến dăm hôm trước cuối tuần vừa qua dự báo thời tiết cho biết cuối tuần sẽ có mưa, đúng vào Chủ Nhật là dịp Hội Tết Tân Mão của cộng đồng người Việt San Francisco. Thật là điều không lấy gì làm vui cho ban tổ chức vì e sẽ không đông khách du xuân và cũng buồn cho tôi vì mất đi một dịp để lại được nghe pháo nổ rộn ràng và nhạc xuân vang vang trên phố Mỹ.
Hơn 9 giờ sáng trời tạnh ráo, tuy còn nhiều mây. Gần 11 giờ, quan khách đến. Những người của ban tổ chức hiện rõ vui trên nét mặt. Đúng giờ cắt băng lại có nắng chiếu rọi lên phố Little Saigon San Francisco.
Khai mạc Hội Tết là những quan chức chính quyền San Francisco thường đến với cộng đồng: Chủ tịch Hội đồng Giám Sát San Francisco David Chiu, Dân biểu Tiểu bang Mark Leno, chỉ huy trưởng cảnh sát. Năm nay có tân Giám sát viên Jake Kim là người được nhiều cử tri gốc Việt ủng hộ trong kì bầu cử tháng 11 năm ngoái. Phía người Việt có Dược sĩ Phạm Đỗ Hùng, các ông Phạm Thư Đăng, Nguyễn Phú, Huỳnh Lương Thiện, cô Liên Nguyễn, cô Tống Lệ Hằng, cụ bà Thuỷ Tiên, cụ Nguyễn Phú Biên, hai hoa hậu châu Á California gốc Việt và nhiều người khác.
Năm nay cũng như vài năm qua phần nghi thức khai mạc kéo dài một tiếng đồng hồ, tuy đã vắn tắt hơn trước nhiều nhưng vẫn còn dài dòng vì thế ban tổ chức đã không mời gọi được đồng hương ngồi vào những hàng ghế. Cảm nghĩ chung, đồng hương du xuân muốn xem văn nghệ hơn là nghe đọc diễn văn. Nhìn phiá sau quan khách là những ghế trống mà không khỏi ái ngại, dù ban tổ chức đã đôi lần mời mọi người vào ngồi cho bớt trống. Khách du xuân chỉ tràn ngập những hàng ghế khi có phần văn nghệ.
Các gian hàng hầu hết như năm trước. Siêu thị Safeway là gian hàng lớn nhất. Trung tâm Phát triển Thanh thiếu niên có người xếp hàng dài nhất chờ quay số lấy hên. Trường Việt ngữ Âu Cơ khuếch trương ra gấp đôi để thêm phần trưng bày nhạc cụ cổ truyền và ảnh nghệ thuật. Các sạp bán đĩa nhạc sản xuất trong nước năm nay nhiều hơn và giá rẻ như bèo so với băng đĩa do người Việt hải ngoại sản xuất.
Những dịp du xuân đón tết, tôi cảm nhận nét Việt nhiều nhất qua những ca từ vang vang trong các quầy hàng hay do ca sĩ biểu diễn trên sân khấu và qua những điệu vũ nón lá, nón quai thao nặng tình quê hương. Theo tôi, đó là những nét đậm bản sắc Việt. Còn nhiều thứ khác bị ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Múa lân chẳng hạn. Trước và trong lễ khai mạc Hội Tết San Francisco có hai con lân vàng đỏ nhảy múa chào đón quan khách, đồng hương. Chiều ghé hội chợ của người Hoa ở Oakland cũng có lân. Về nhà thưởng thức ca nhạc “Đám cưới đầu xuân” của Trung tâm Asia với múa lân khai mạc mang nhiều nét văn hoá Trung Hoa hơn Việt.
Con rồng là biểu tượng của người Việt, như là “con rồng cháu tiên”, rồi những địa danh Thăng Long, Hạ Long. Bộ tứ quí long, li, quy, phụng được in trên tiền, trên tem thư Việt Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chọn hai con rồng làm huy hiệu. Nhưng trong văn hoá Trung Hoa rồng cũng là biểu tượng phổ thông. Diễn hành đón xuân của người Hoa ở San Francisco năm nào cũng có rồng đủ mọi chiều kích. Phần cuối cuộc diễn hành là một đại hùng long dài vài chục mét.

Bây giờ trong nước đang có những đề nghị chọn quốc phục, quốc hoa. Quốc phục có khăn đóng áo dài mà Việt Nam phô trương dịp hội nghị APEC 2006 ở Hà Nội, nhưng lãnh đạo các quốc gia không đội khăn. Còn quốc hoa cho Việt Nam, có phải là hoa sen không, khi Hàng không Việt Nam đã in hoa này trên máy bay. Hay hoa mai mỗi độ xuân về và với sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh chọn hoa vàng năm cánh này thay cho con rồng khi ông nhận chức vào ngày 28.04.1975. Nhưng hoa mai cũng là biểu tượng phổ thông ở Đài Loan.
Không trách nếu có người nước ngoài, hay cả người Việt, cho rằng văn hoá nước ta không khác với Trung Hoa.
Nếu không khác nhiều về biểu tượng thì trong ẩm thực có những khác biệt: giữa xì dầu và nước mắm, giữa mì và phở, giữa các rau thơm tràn ngập ba miền Việt Nam mà người Hoa ít có. Ngày Tết chúng ta có bánh chưng với lịch sử nhiều nghìn năm qua sự tích bánh chưng bánh dày với Lang Liêu.
Trong trang phục, áo dài và nón lá là biểu tượng đẹp, đặc trưng của người Việt. Những vũ điệu múa lụa, múa quạt hay múa dù hình như không mang tính thuần Việt vì trong văn nghệ của các dân tộc Hoa, Nhật hay Hàn cũng có. Riêng múa nón theo tôi mang bản sắc Việt. Nón lá được nông dân dùng trong việc đồng áng, nón theo nữ sinh đến trường, nón được bạn hàng rong đội che nắng, được bác xích lô đạp dùng chắn mưa.
Nhiều người ngoại quốc chưa biết đến văn hoá Việt và hay lầm lẫn với văn hoá Trung Hoa vì họ chưa được thưởng thức những chương trình văn nghệ hay những cuộc triển lãm giới thiệu văn hoá nước nhà. Các chương trình Thúy Nga, Asia chỉ phát huy quanh quẩn trong cộng đồng. Còn phiá nhà nước lại chẳng có nỗ lực gì nhiều. “Duyên dáng Việt Nam” làm cho người trong nước thưởng thức chứ chưa đủ trình độ đem chuông đi đánh xứ người.
Khi Hoa Kỳ và Việt Nam có những thảo luận để đưa hai quốc gia, hai dân tộc gần lại với nhau, tôi nhớ lời Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai, nay đã qua đời, phát biểu vào một dịp ông đến Mỹ trong những năm đầu thập niên 1990 là Việt Nam không chỉ là cuộc chiến mà còn là một đất nước, một nền văn hoá. Nhưng hơn 20 năm qua, hình như người Mỹ vẫn chưa biết được nhiều hơn về Việt Nam ngoài cuộc chiến.
Tại nơi tôi dạy học, một trong những bài học khai môn là dạy sinh viên thực hiện thăm dò ý kiến. Trong bài mẫu tôi đưa ra chừng mười câu hỏi như số anh em trong gia đình, học bao nhiêu lớp, cảm nhận về một sự việc hay khoảng cách từ nhà đến trường và thỉnh thoảng tôi có hỏi sinh viên về Việt Nam.
Câu hỏi căn bản: “Ba điều bạn biết về Việt Nam là gì"”. Niên học 1988-89, với 50 sinh viên trong lớp có đến 60% ghi “Cuộc chiến”, 20% ghi “Thuyền nhân” và 10% ghi “Việt Cộng” là những điều phổ thông nhất mà sinh viên của tôi thời đó biết về Việt Nam.
Tuần trước, tôi lập lại câu hỏi cho sinh viên trong lớp, 28/45, tức 62% viết “War” tức cuộc chiến, 40% nhắc đến phở, 9% nhắc Hồ Chí Minh, 4% nhắc “Việt Cộng” và 7% nhắc “áo dài”, bên cạnh một vài thứ khác được một sinh viên nhắc đến như ruộng lúa, rối nước, nón lá, nhà tre, chả giò, chất độc da cam, nghèo nàn.
Tuy không phải là những thăm dò có tính phổ thông và khoa học chính xác, nhưng ít ra cho thấy ngoài hình ảnh cuộc chiến Việt Nam, các nét văn hoá Việt được rất ít người Mỹ biết đến.
© 2011 Buivanphu. Nguồn BBCVietnamese.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.