Hôm nay,  

Chương Trình The Good Men Project: Biểu Dương Db Cao Quang Ánh Là 1 Trong 10 Chính Trị Gia Tốt

10/25/201000:00:00(View: 5053)

Chương trình The Good Men Project: Biểu Dương DB Cao Quang Ánh Là 1 Trong 10 Chính Trị Gia Tốt

DB Cao Quang Ánh.


Chương trình The Good Men Project hàng năm tuyển chọn những người Mỹ gương mẫu. Trung tuần tháng 10, chương trình này công bố danh sách 10 chính trị gia tốt, The Top Ten Good Men Politicians. Mặc dù mới chỉ tham chính chưa đầy 2 năm, DB Ánh đã được bình bầu vào hạng tư trong danh sách này.
“DB Ánh là người làm việc cần mẫn để phục vụ, lại có đức độ. Tôi rất vui khi một người Việt được công nhận là có tài và có đức,” Ts. Nguyễn Đình Thắng phát biểu.
Khi còn là thanh niên, Ông Cao Quang Ánh tình nguyện với BPSOS dưới sự hướng dẫn của Ts. Thắng.
Tiêu chuẩn tuyển chọn vào danh sách 10 chính trị gia tốt là:
- Sự chân chính và lương thiện tư duy.
- Sự tương kính dành cho đối thủ chính trị, lòng tôn trọng cử tri, và tinh thần phát huy sự trong suốt và cởi mở trong chính quyền.
- Có ý tưởng thu hút và có khả năng  và viễn kiến để biến ý tưởng thành hnàh động.
- Có tầm nhìn vượt qua thời hạn của nhiệm kỳ dân cử và có can đảm để thiết lập nền móng cho tương lai lâu dài của Hoa Kỳ, dù có thể phải có quyết định không được lòng quần chúng.
- Có tinh thần hợp tác với những người đối lập chính kiến để đạt thành quả.
- Không sợ đối đầu với giới lãnh đạo của đảng khi giới lãnh đạo đặt tinh thần đảng phái lên trên quyền lợi tối thượng của đất nước.
- Quan trọng nhất là không bậy bạ.
Dưới đây là phần mô tả về DB Cao Quang Ánh, giải thích lý do Ông được tuyển chọn là một trong 10 khuôn mặt gương mẫu cho các chính khách Hoa Kỳ.
Trong tiếng Việt, "Cao" có nghĩa là "cao lớn." Với chiều cao 5’2”, người dân biểu Đảng Cộng Hòa có lẽ không lột tả được tên của mình, nhưng ông đã tìm được cách để đứng riêng biệt khỏi đám đông.
Một cựu sinh viên chủng viện, Ông Cao lấy bằng luật tại Đại học Loyola ở New Orleans, thành phố nơi ông đang sống với vợ và hai con gái.
Trong năm 2008, ông ra tranh cử ghế Dân Biểu Hạ Viện New Orleans đối đầu với William Jefferson, một đương nhiệm gốc da màu đã chín nhiệm kỳ tại một địa hạt đa số là Dân chủ và người Mỹ gốc châu Phi.  Vì cuộc vận động tranh cử của Tổng Thống Obama diễn ra song song, lúc đó ông Cao trông như đã chẳng có một cơ hội nào để thắng.
May mắn cho ông Cao, ông Jefferson đã bị truy tố về tội hối lộ và thông đồng. Và, nhờ có cơn bão cuối mùa, cuộc bầu cử được dời lại đến tháng 12.  Cử tri đi bầu giảm đi đáng kể, và ông Cao thắng.  (Ông được mệnh danh là "dân biểu tình cờ.")
Những cái tít "Ông Cao đến Washington" nhan nhản khắp mọi nơi. Trong những phỏng vấn sau cuộc bầu cử, Ông Cao, một người di dân từ Việt Nam khi lên tám, thừa nhận ông đã không bao giờ nghe nói về chính sách cắt giảm thuế trong thời của ông Bush hoặc về hệ thống ủy ban của Hạ viện. Nhưng kể từ đó, ông làm sáng tỏ vị trí của mình.
"Trên DC, Ông làm việc chăm chỉ để đại diện cho cử tri của mình, có nghĩa là Ông biểu quyết với đảng Dân chủ," ông Thomas Langston, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tulane phát biểu.  "Nếu Ông không là một người bảo thủ sâu xa trong các vấn đề xã hội, ông có thể đổi đảng và có thể giữ được chức vụ của mình. Trớ trêu thay, điều đó sẽ làm cho ông ta có vẻ ít dũng cảm hơn và ít nổi bật."
Ông Cao có tỷ số biểu quyết 69 phần trăm ủng hộ các dự luật của phe Obama -- nhiều hơn bất kỳ Dân biểu Đảng Cộng Hòa nào. Ông là đảng viên Cộng Hòa duy nhất đã hỗ trợ dự luật chăm sóc sức khỏe của Hạ Viện. Trong số những dân biểu Cộng Hòa, chỉ có Ron Paul và John McHugh biểu quyết theo với đảng Cộng Hòa ít hơn.
Danh tiếng là một Maverick của Ông như được củng cố khi ông lên tiếng phản đối vụ tràn dầu BP, và đã nói với Lamar McKay, Chủ Tịch của BP, "Trong thời samurai, chúng tôi sẽ đưa cho ông một con dao và yêu cầu ông tự mổ bụng."
Những nỗ lực chính của ông là các vấn đề hậu-Katrina.  Ông đã tổ chức lại cơ quan FEMA địa phương và giới thiệu một dự luật cho các ngành phục vụ công cộng của tư nhân được nhận tài trợ của liên bang sau tai ương thiên nhiên, mà sẽ bảo vệ người tiêu dùng không phải chịu giá cả tăng vọt.  Ông cũng kêu gọi FEMA tha nợ tiền vay tai ương cho New Orleans sau bão.
"Cao là người trung thực, thông minh, và chăm chỉ," ông Langston nói. "Ông ấy còn là một chàng trai với một trái tim lớn, người đã đi vào ngành luật pháp để giúp mọi người thay vì chỉ để kiếm sống."


Trong dự kiến sẽ qua một vòng bầu cử gay go cho Đảng Dân Chủ, ông Cao có lẽ là đảng viên Cộng Hòa bấp bênh nhất. Đối đầu với Cedric Richmond, một người Mỹ gốc Phi Đảng Dân Chủ cực kỳ được ưa chuộng, việc tái cử của Ông hầu như là không tưởng cũng như cuộc bầu cử mà đã đưa Ông vào trong Quốc hội lần đầu.
Mặt-đối-mặt với Ánh Cao
Hỏi: Một người có thể vừa là một người đàn ông tốt và là một chính trị gia tốt (tức là, hiệu quả)"
CQA: Có, một người có thể được cả hai, nhưng trong thời buổi của chính trị thiên đảng phái này thì nó khó.  Khi ta nói về một người đàn ông "tốt", có một vài điểm tôi nghĩ đến: a) trung thực, b) từ bi, và c) quả quyết.
Trong suốt lịch sử, chúng ta đã thấy nhiều người "tốt" có những đặc điểm này: Mẹ Teresa, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, và Abraham Lincoln.  Những đặc điểm này, khi kết hợp với khả năng lắng nghe phía bên kia và cởi mở cho ý kiến của người khác, để thỏa hiệp trừ khi liên quan đến nguyên tắc đạo đức cốt lõi, để làm việc với các đồng nghiệp, và để truyền thông giúp công chúng hiểu vị trí của một người, sẽ giúp làm cho một người đàn ông vừa "tốt" vừa là một chính trị gia có hiệu quả.
Hỏi: Nếu ông đang làm một danh sách các chính trị gia mà ông kính trọng cả hai sự chính trực và sự tận tâm của họ cho những ý tưởng mà họ tin vào, ai là người- không phải cùng trong đảng, chắc chắn sẽ được ông đưa vào danh sách" Và tại sao"
CQA: Một chính trị gia mà tôi chắc chắn sẽ đưa vào danh sách của những người tôi tôn trọng cả hai sự chính trực và sự tận tâm là đồng nghiệp Hạ Viện của tôi, ông Dan Lipinski, thuộc Đảng Dân Chủ của bang Illinois.  Sự chính trực của Dân Biểu Lipinski đã được thử thách trong cuộc tranh luận về cải cách y tế.  Ông đã chịu áp lực rất lớn của Đảng Dân Chủ để biểu quyết ủng hộ dự luật thông qua Thượng Viện, và mặc dù ông tin tưởng mạnh mẽ rằng cải cách là cần thiết để giảm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và thực hiện bảo hiểm chi phí hợp lý và dễ tiếp cận cho các cá nhân và gia đình, ông đã có e ngại nghiêm trọng về phiên bản của dự luật đến với chúng tôi từ Thượng Viện.
Ông đặc biệt quan tâm về sự thiếu bảo vệ chống lại mở rộng tài trợ liên bang cho phá thai, điều mà ông phản đối trên cơ sở đạo đức. Cuối cùng, Dân Biểu Lipinski đã giữ đúng với lương tâm của mình, chống lại áp lực đảng phái, và đã bỏ phiếu chống Patient Protection and Affordable Care Act. Tôi ngưỡng mộ và tôn trọng sự can đảm chính trị của ông.
Hỏi: Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội Hoa Kỳ, cũng là người đầu tiên trong Đảng Cộng Hòa để phục vụ trong địa hạt của ông từ năm 1890.  Những kinh nghiệm đó dạy ông điều gì về sự hội nhập"
CQA: Là dân biểu người Mỹ gốc Việt đầu tiên và là người của đảng Cộng hòa đầu tiên phục vụ trong Địa Hạt 2 của Bang Louisiana kể từ sau Tái Thiết không liên quan nhiều đến khả năng được chấp nhận của tôi với các đồng nghiệp cũng như các cử tri của tôi. Tôi nghĩ rằng các nguyên tắc căn bản làm nền tảng cho một người đạo đức, kết hợp với khả năng thân thiện và làm việc với những người khác, đã giúp tôi thích ứng cả trên Quốc Hội và trong Địa Hạt. Và ngoài đạo đức và lòng thân thiện, còn có yếu tố của hy vọng.  Nó kết hợp tất cả chúng ta và cho phép chúng ta bảo bọc nhau như những cá nhân tham gia vào sự theo đuổi chung cho cuộc sống, tự do, và hạnh phúc.
Hỏi: Chúng tôi tin rằng một người đàn ông tốt sẵn sàng nhận những sai lầm của mình.  Xin cho chúng tôi về một lần khi ông đã không đạt được "sự tốt", trong định nghĩa của ông.
CQA: Bởi vì các nhu cầu của công việc này và số lượng thời gian mà nó đòi hỏi, thực rất khó cho tôi để làm người chồng và người cha tốt nhất cho hai con gái của tôi. Trước đây, tôi có thời giờ nhiều tại gia đình hơn với vợ con tôi để làm bài tập với con gái của tôi, để đưa chúng đến công viên, và được có mặt với chúng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều đó không được nữa, đó là một thất vọng cho tôi, nhưng cũng khiến tôi phải khiêm nhường, vì tôi biết rằng tôi có những hạn chế và phải dựa vào sự giúp đỡ của người khác, cũng như đức tin của tôi, để bảo đảm và hy vọng tất cả sẽ trở nên tốt đẹp.
(Nguồn: Mạch Sống Magazine http://www.machsong.org.)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đã quá lâu, việc dạy kèm và trợ giúp làm bài tập về nhà đã nằm ngoài tầm với của nhiều học sinh và gia đình ở California. Sự phân chia giữa những người có thể tiến lên trong xã hội và những người chỉ có thể mơ ước về điều đó thường dẫn đến một nền tảng giáo dục không bình đẳng cho học sinh. Nhằm đem quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho học sinh, thư viện địa phương của quý vị hiện đang cung cấp miễn phí dịch vụ dạy kèm và hỗ trợ làm bài tập về nhà trực tuyến HelpNow cho học sinh California!
Khoảng đầu tháng 04 năm 2024, Hoà thượng GIỚI ĐỨC-MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Sư Trưởng HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG HUẾ VIETNAM sẽ vân du hoằng hoá ở Hoa Kỳ và Thầy sẽ lưu trú tại miền nam California từ ngày 05 đến 12 tháng 04 nam 2024 Nhân dịp này, Thầy muốn gặp gỡ những vị thiện hữu tri thức, quý phật tử hữu duyên
Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoài ước thật đơn sơ mong sao mình và tất cả mọi người có những giây phút thật thảnh thơi an lành trong từng tâm niệm, lời nói và hành động thật nhẹ nhàng bình an, để cho một ngày sống có tràn đầy ý nghĩa, tuy đơn sơ và dễ dàng nhưng cũng không phải dễ như mình nói hay suy nghĩ đâu bạn nhé!
Vào sáng ngày Thứ Năm 14 tháng 3 2024, chùa Hương Sen (thành phố Perris, Quận Hạt Riverside) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Thánh Tổ Ni Giới, Đức Phật Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di.
Điểm nổi bật nhất của chương trình là cho mượn lên tới 20% cho khoản trả trước khi mua nhà, nhưng không vượt quá 150,000 USD
Trong chuyến hoằng pháp Âu Mỹ của Hòa Thượng Thích Như Điển từ ngày 12/3/2024 đến 17/3/2024 đến Orange County, chúng tôi, Kiều Mỹ Duyên và Thu Anh, có cơ duyên được phỏng vấn Hòa Thượng tại đài Saigon Radio Hải Ngoại, thành phố Westminster, Orange County, miền Nam California, vào ngày 13/3/2024.
Trước tiên, là xin nói lên niềm vui. Anh bạn trẻ Tâm Nhuận Phúc là học trò của Hòa Thượng Thích Phước Tịnh, một vị thầy từ nhiều thập niên lưu trú như một Thiền khách ở Tu Viện Lộc Uyển thuộc Làng Mai. Vì Thầy Phước Tịnh không có chùa riêng, nên bạn Tâm Nhuận Phúc có nhiều hoạt động khắp nơi, cũng không trụ nơi nào. Có khi bạn hợp tác với Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ từ Sacramento tới để tổ chức các buổi Thiền Chánh Niệm với các giáo viên, học sinh hay đoàn viên Gia Đình Phật Tử. Có khi bạn hoạt động cùng Giới Trẻ Mây Từ trong các Phật sự, mời quý Tăng Ni mở các buổi thuyết pháp hay Thiền tập ở Quận Cam. Khi thấy cần hỗ trợ Thầy Phước Tịnh giảng dạy về Thiền Tập Thập Mục Ngưu Đồ, bạn trẻ này phổ nhạc liền 10 bài ca chăn trâu cho các buổi thuyết giảng dễ nhớ. Có khi, bạn Tâm Nhuận Phúc tham gia cuộc thi viết về các đề tài Phật giáo trong Giải Hương Sen do Ni Trưởng Thích Nữ Giới Hương tổ chức. Và có khi Tâm Nhuận Phúc cầm đàn guitar tới giúp vui cho bất kỳ nơi nào các Phật tử cần tới.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đã ảnh hưởng thế nào đến bản thân, gia đình và để lại trong bạn những ảnh hưởng gì? Hãy chia xẻ bằng cách tham gia vào Cuộc triển lãm: Suy Tư Về Ngày 30 Tháng Tư Năm 1975 do Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt tổ chức, qua việc thể hiện những câu chuyện bằng hình họa và các bức ảnh miêu tả về những sự kiện lịch sử xoay quanh ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng những hậu quả lâu dài như tù “cải tạo”, vượt biên, kinh tế mới, đời sống tỵ nạn hải ngoại, mối quan hệ giữa những thế hệ gốc Việt. Hạn chót: Trước 11 giờ 59 phút khuya ngày 1 Tháng 4 Năm 2024. Đọc thêm để biết rõ về chi tiết, thể lệ, chủ đề...
Ông tên là LĐL (xin viết tắt vì vấn đề an ninh, nếu có người bảo trợ chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết). Ông L hiện đang sống vất vưởng ở Thái Lan từ hàng chục năm qua như hàng trăm người tị nạn Việt Nam khác đang sống tại Vương quốc này. Ông đã phải bỏ nước ra đi lánh nạn Cộng Sản và tránh sự ngược đãi những cựu QNVNCH ở quê nhà hiện nay. Ông LĐL là quân nhân phục vụ tại Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, sau tháng Tư, 1975 ông đã trốn trình diện, sau đó lưu lạc sang Cam Bốt từ năm 1981, rồi qua Thái Lan năm 2003.
Những buổi học này không chỉ là về đường nét và màu sắc, mà còn mở ra một hành trình đáng yêu với câu chuyện, tạo ra những kí ức bền vững và xây dựng mối quan hệ ý nghĩa. Hãy đưa gia đình của bạn đến trải nghiệm nghệ thuật đặc biệt này, nơi không chỉ học về nghệ thuật mà còn kết nối qua sự sáng tạo và khám phá về biểu đạt nghệ thuật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.