Hôm nay,  

Quận Cam: Thi Sĩ Trạch Gầm Ra Mắt Thi Phẩm ‘ráng Chịu’

30/10/200900:00:00(Xem: 3344)

Quận Cam: Thi Sĩ Trạch Gầm Ra Mắt Thi Phẩm ‘Ráng Chịu’

Nhà thơ Trạch Gầm ký tên trên thi phẩm.


Garden Grove ( Cổ Ngưu )- - Sáng chủ nhật 25-10- 2009 tại hội trường Thư Viện Việt Nam ( trong khu chợ Người Việt) người lính Trạch Gầm ra mắt thi phẩm "Ráng Chịu" đây là tập thơ thứ hai, tập đầu có tên là "Vụn Vặt."
Mặc dù một ngày chủ nhật tại Thủ Đô Tỵ Nạn khá bận rộn với nhiều tổ chức, nhưng số bạn bè thân hữu và đồng hương đã đến tham dự rất đông, hội trường Thư Viện Việt Nam không còn chổ, để ngồi, nhiều người phải đứng từ trong ra ngoài hành lang để chờ tác giả ký tặng tập thơ và nghe những diễn giả nói về thơ Trạch Gầm.
Điều hợp chương trình là Anh Vũ Hải, sau nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm, tiếp theo nhà báo Du Miên đại diện Thư Viện Việt Nam thay mặt ban tổ chức lên ngỏ lời cảm ơn sự hiện diện của quan khách, đồng hương tham dự, sau đó nhà báo Du Miên cảm ơn nhà thơ Trạch Gầm về một món quà giá trị mà nhà thơ Trạch Gầm đã tặng cho Thư Viện ngay từ ngày đầu thư viện vừa thành lập. Món qùa thật đơn giản nhưng đó là một kỷ niệm chứa đựng không biết bao nhiêu những tang thương, uất ức của một người lính trận để sau nầy có hai chữ HO đó là cái rương bằng nhôm làm bằng tay đã chứa đựng tài sản của anh trước khi lên đường đi định cư tại Hoa Kỳ. Kỷ niệm nhỏ nhưng nhà báo Du Miên đã làm nhiều người xúc động khi nhớ về qúa khứ của những người lính sau 1975. . . .
Được biết thành phần tham dự buổi ra mắt tác phẩm "Ráng Chịu" đa số là những quân nhân có kẻ vượt biên có người đi theo diện HO ai củng đã có một thời chứa đựng tài sản và tâm trạng của mình trong cái rương đầy ắp những kỷ niệm đó. . .
Tiếp theo là các diễn giả như: Giáo Sư Phạm Cao Dương, nhà báo Bùi Bảo Trúc, Cựu Sĩ Quan Hoàng Đình Khuê. . . mỗi người có cái nhìn khác nhau về thơ Trạch Gầm nhưng chung qui ai cũng xác nhận một điều Trạch Gầm làm thơ với những ngôn từ rất thật, rất bình dị nhưng chứa đựng rất nhiều những kỷ niệm và chính thơ anh đã thay cho hàng ngàn người lính chịu đựng trong giai đoạn nghiệt ngã của lịch sử  để ghi lại những diễn biến qua từng địa danh, từng trận chiến trong đó có anh, có những người chiến hữu bên anh, trước anh, sau anh cùng trải qua một thời chinh chiến.


Từ trước đến nay chúng ta có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn quân đội viết về lính nhưng có thể nói chưa có tác phẩm nào gần gũi với lính, thông cảm những khổ cực của người lính, thấu hiểu được những nỗi khắc khỏai cô đơn, chịu đựng của người lính như Trạch Gầm đã kể trong thơ anh. Người ta thường nói: "Bao nhiêu những khổ cực, nhọc nhằn nhất trong đời đều trĩu nặng trên vai người lính" thế mà trong thơ Trạch Gầm không than thở, trách móc cho những nhọc nhằn đó mà anh đã thay vào đó để nói lên niềm uất hận, ngẹn ngào khi phải buông súng, anh nói với bạn bè với những chiến hữu, những người còn sống hoặc đã  chết. . . anh nói lên nỗi đau khi nhìn thấy qưê hương bị xâm lấn, một phần thân thể mẹ Việt Nam đã dâng hiến cho Tàu, còn nỗi đau nào hơn khi người lính phải thốt lên một lời "chửi thề" rất thật để nói với những tên làm tay sai cho giặc, bán đứng quê hương. Mỗi một bài thơ của anh là một kỷ niệm về thời gian, không gian, sự việc xãy ra. Tất cả không phải viết cho anh mà cho những người lính một thời vào sanh ra tử trên khắp các chiến trường đất nước.
Đọc thơ "Vụn Vặt" và rồi “Ráng Chịu" của Trạch Gầm để thấy lại mình trong những ngày tháng đao binh, để thấy lại mình với những người lính không bao giờ quên " Tổ Quốc - Trách Nhiệm - Danh Dự".
Thi phẩm "Ráng Chịu" của anh đã được bạn bè, đồng đội  khắp mọi nơi đón nhận như một món qùa kỷ niêm trong đời lính trận. Trong buổi ra mắt tác phẩm "Ráng Chịu" của anh còn có một chương trình văn ngệ đặc sắc do các Ca Nhạc Sĩ Quang Lãng, Quốc Anh phổ từ thơ Trạch Gầm trình diễn với nhiều bản thật xuất sắc. Ca Sĩ Yến Ly đã ngâm những bài thơ trong tập "Ráng Chịu”.
Ngoài ra còn có phần phụ diễn văn nghệ của Biệt Đội Văn Nghệ do Anh  Vũ Hải, Thu Cúc, Kim Liên, Xuân Hương, Vũ Hùng trình diễn.
Những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên tìm đọc thi phẩm "Ráng Chịu" để thấy lại mình một thời gắn bó với quê hương với chiến trường, với tù đày, với bạn bè, chiến hữu.
Ráng Chịu dày 147 trang với 90 bài thơ viết về quê hương về lính trong đó có những phụ bản  do nhạc sĩ Quang Lãng phổ từ thơ Trạch Gầm.
Qúy đồng hương muốn có tập thơ "Ráng Chịu" liên lạc về số ( 714 ) 224-8406.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.