Hôm nay,  

‘Thân Cò’ Trên Xe Hàng Rong

19/07/200700:00:00(Xem: 4037)
Theo báo quốc nội, trên địa bàn Hà Nội, có những phụ nữ nghèo từ các tỉnh lân cận  đến và kiếm sống bằng nghề  bán rau quả rong. Họ bắt đầu một ngày từ 2h sáng tại chợ rau quả Long Biên và kết thúc một ngày vào 9-10h tối. Tất cả đều chỉ có một ước mong giản dị: bán hết hàng sớm để được về ăn một bữa cơm với chồng con. Báo Dân Trí ghi nhận tình cảnh của những phụ nữ khốn khổ này qua đoạn ký sự như sau.

Những xe rau, quả bán rong chẳng còn xa lạ với người Hà Nội. Họ có mặt ở khắp các con phố lớn, đứng chen nhau trong hầu hết các ngõ nhỏ, xếp hàng dài ở những ngách quanh co... Đội chiếc nón úp sụp, người phụ nữ gò lưng đẩy chiếc xe đạp cũ chất đầy rau, giữa trời nắng nóng, như một sự góp mặt không thể thiếu vào nhịp sống ồn ã, hối hả của phố xá ngày thường...Những người phụ nữ ấy thường đến từ những tỉnh lân cận Hà Nội (Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh...), ngày dài của họ được tóm tắt bằng một cái tên ngắn gọn: đi chợ! Phương tiện hành nghề là chiếc xe đạp cà tàng buộc đôi sọt tre, sang hơn chút là đôi sọt sắt, đơn giản hơn là một giá gỗ buộc hờ sau xe.

Có người chọn một phố cố định để "lập nghiệp", có người dắt xe rong ruổi khắp các tuyến phố để "thông thương". Có người làm ăn độc lập, có người lại cùng với một số "đồng nghiệp" khác chỉ buôn một loại hoa quả trên một con phố để làm nên "thương hiệu" cho cả "tập đoàn".  Người Hà Thành ăn món quả ngon như một lẽ tất nhiên, sáng thức dậy là thấy. Không mấy ai để ý, đằng sau mỗi gánh hàng rong ấy là những cuộc đời, những số phận long đong, nhọc nhằn, dãi dầu mưa nắng, nặng nỗi mưu sinh...

Chị Nguyễn Thị Thủy cũng như bao người phụ nữ bán hoa quả. Quần áo cũ nhàu, gương mặt sạm nắng, mái tóc rối cặp sơ, tỉ mẩn ngồi xếp từng trái đào, thở dài vì ế ẩm. Ngày nào chị Thủy cũng "đóng đô" tại ngõ 110 phố Trần Duy Hưng cùng khoảng 10 "đồng nghiệp" khác. 

Gia đình chị Thủy ở Vân Đình (Hà Tây). Hai vợ chồng chị trước làm nông nhưng quanh năm không đủ ăn, không nuôi nổi hai con. Rồi chị hàng xóm nhà bên rủ chị lên Hà Nội bán hoa quả rong, thu nhập khá hơn ở nhà làm ruộng. Thế là chị Thủy bắt đầu nghề đi chợ.

Chị ra khỏi nhà lúc 1 giờ sáng, lặng lẽ đạp xe gần 30 cây số đến chợ Long Biên mua hoa quả. 4 giờ sáng, mua hàng xong, chị và mấy người bạn trải tạm tấm bao tải trên một hè phố nào đó, tranh thủ chợp mắt. 6 giờ sáng, mỗi chị mỗi hướng tản đi, bắt đầu một ngày mới nhọc nhằn. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào chị Thủy cũng bán hàng đến 9h tối, rồi lại lặn lội đạp xe về nhà, trên chặng đường gần 30 cây số.Vặn vẹo chiếc nón trong tay, chị cúi mặt, giọng thật nhỏ: "Lúc chị đi các cháu chưa ngủ dậy, lúc về thì chúng nó đã đi ngủ cả. Lâu lắm rồi chị không nói chuyện với các cháu. Lâu lắm rồi chả được ăn cơm với chồng con. Hiếm khi bán hết được hàng sớm lắm. Nghĩ nhiều khi cũng buồn lắm chứ, nhưng tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo cho con. Sang năm đứa lớn vào lớp sáu. Vợ chồng chị cố được cho cháu học đến lớp nào hay lớp ấy".

Dường như sực nhớ nỗi lo, chị than: "Bên cạnh làng chị bây giờ, cánh thanh niên thất học choai choai nghiện nhiều quá. Năm vừa rồi, mười sáu đứa chết. Không cho cháu đi học được cũng lo lắm... Như chồng chị Tiệp bên kia, cũng vừa chết vì sốc thuốc".

Người phụ nữ tên Tiệp ấy, gầy, đen, đôi mắt thất thần. Chị cười nhạt: "Nghề chúng em vất vả lắm, có gì hay ho đâu chị. Ai làm cái nghề này cũng vì khổ quá, nghèo quá thôi. Chả có công ăn việc làm, chả có tiền, mới phải đi bán rong, ngày kiếm được 20-30 nghìn tiền lãi. Hai bữa cơm chỉ dám ăn một vì sợ tiêu mất vào tiền lãi, lại chả còn được là bao". Mặt chị rịn nước: "Mấy làng bên bây giờ hay bán ruộng. Có tiền chả biết làm gì, ruộng đã bán hết, vậy là bọn thanh niên choai choai sa vào nghiện ngập. Chồng em ngày xưa làm ruộng, rồi cũng định đi làm, nhưng em bảo ở nhà trông con, vậy mà chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào, bị trai làng rủ rê cũng nghiện. Bây giờ ba mẹ con em chỉ còn biết trông chờ vào gánh hàng rong này. Cháu thứ hai em phải cai sữa sớm. Cháu lớn chắc nay mai cũng sẽ phải đi chợ thôi...".

Chị Tiệp khóc không thành tiếng.  Phóng viên không dám cất lời. Người phụ nữ bán hàng bên cạnh giấu suất ăn tối vào vành nón. Một chị khác ngủ gục trên sọt hoa quả. Giọng ai đó đang than thở tiền thuê nhà tháng này lại tăng lên 15 ngàn/tối, giá mà nhà gần hơn khoảng 30 cây số, đạp xe đi về có phải đỡ hơn không.

Phố Hà Nội ồn ã,  tấp nập. Thấp thoáng đâu đó trên phố Hà Nội những dáng người phụ nữ gày gò đẩy xe quả rong, nhẫn nại và lặng lẽ. (V)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, Asian Smokers' Quitline (ASQ) Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt (1-800-778-8440) bắt đầu tiến đến năm Giáp Thìn với một ý tưởng hào hứng nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh hơn trong cộng đồng của chúng ta. Trong tinh thần chào đón những khởi đầu mới, ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt vui mừng báo tin về một chương trình quà tặng đặc biệt dành cho những người hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, hay dùng các loại thuốc lá khác, và luôn cả những ai muốn giúp người thân của mình cai, nếu hội đủ điều kiện.
Tại Chùa Bát Nhã số 4171 W 1St Santa Ana nơi đặt trụ sở Văn Phòng Thường Trực Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ (GHPGVNTNHK) đã long trọng tổ chức tang lễ cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Tăng Trưởng Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, GHPGVNTN; Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại; Chánh Văn Phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK, Chứng Minh Hội Đồng Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch vào lúc 6 giờ 50 phút sáng Thứ Năm, 25 Tháng Giêng (nhằm ngày Rằm Tháng Chạp năm Quý Mão), tại California, Hoa Kỳ, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.
“Welcome Corps”, một truyền thống cao đẹp của đất nước Hoa Kỳ. Hành động cao cả này đã được thể hiện một cách rất rõ ràng và cụ thể, khi những người tị nạn Việt Nam đầu tiên đặt chân đến HK vào những ngày cuối tháng Tư, 1975. Họ đã được đón nhận bằng những vòng tay nhân ái và lòng bao dung của người dân Mỹ. Chỉ trong thời gian 6 tháng ngắn ngủi mà hơn 130 ngàn người tị nạn Việt, Miên, Lào đã được định cư một cách tốt đẹp và hoàn hảo ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Tôi may mắn được tham dự vào tiến trình cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo đó, nên còn nhớ rất rõ từng chi tiết, từng cử chỉ và từng hành động mà mình đã chứng kiến trong thời điểm nói trên.
Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 vừa qua, Trường Việt Ngữ Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam (TTVHVN) đã tổ chức Lễ Tất Niên và đón Mừng Xuân mới Giáp Thìn tại hội trường của trường Trung Học Warner Middle School trên đường Newland, Westminster...
Từ nhiều năm qua, mỗi khi Tết đến, các viên chức thành phố, tiểu bang và liên bang người Việt, người Mỹ đều giữ tục lệ đến thăm các tòa soạn và các công ty truyền thông để gửi lời chúc Tết đến độc giả, khán thính giả người Việt. Trong chuyến viếng thăm chúc Tết của hội đồng thành phố Garden Grove đến tòa soạn Việt Báo, phó thị trưởng thành phố Cindy Ngoc Tran đã gửi lời chúc mừng năm mới Giáp Thìn tốt đẹp, an vui đến độc giả Việt Báo, đồng thời tỏ lòng tri ân đến cộng đồng truyền thông Việt. Phái đoàn đi cùng bà còn có Ủy Viên Giáo Dục GGUSD Joe Đỗ Vinh và Dina Nguyễn, nghị viên Stephanie Klopfenstein, Tổng quản trị thành phố Lisa Kim và Kristy Thái, chuyên viên truyền thông báo chí của thành phố.
Bước vào tuần cuối cùng của đợt ghi danh mở rộng, Covered California tiếp tục chứng kiến số lượng ghi danh tăng vọt. Tính đến ngày 20 tháng 1, hơn 243,000 người dân California mới ghi danh bảo hiểm cho năm 2024, tăng 13% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Hơn 1.5 triệu thành viên ghi danh với Covered California đã gia hạn chương trình bảo hiểm của họ.
Đêm Diễn của Nghệ sĩ Lừng Danh Nhậm Hiền Tề, Tám Ngày Buffet với Tôm Hùm Kiểu Hồng Kông và Ưu Đãi “Win Some Dim Sum” là Những Chương Trình Nổi Bật Đón Tết tại Sòng Bài Lớn Nhất Miền Nam California. Yaamava’ Resort & Casino at San Manuel đang chuẩn bị cho một năm 2024 thật tuyệt vời, và chúng tôi rất hào hứng để chia sẻ niềm phấn khởi này tới quý khách hàng thân thiết của mình. Thời khắc chúng ta chuyển sang năm mới Giáp Thìn, biểu tượng của sự may mắn, an khang và thịnh vượng, Yaamava’ sẽ là địa điểm lý tưởng cho các sự kiện giải trí hấp dẫn cũng như những chương trình ưu đãi cho người chơi suốt cả năm.
Trong chuyên mục của tháng này, chúng tôi muốn chia sẻ những điểm mới về phúc lợi xã hội vào năm 2024. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, Thị Trường Bảo Hiểm Y Tế theo Đạo Luật Chăm sóc Giá cả phải chăng, Phúc lợi Hưu Trí An Sinh Xã hội, Thu Nhập An Sinh Bổ Sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/Cúm, có 3 cách quý vị có thể liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay
Trong kỳ nghỉ lễ, nhiều người đi du lịch quốc tế để thăm gia đình, đi nghỉ hoặc đi công tác. Khi trở về Hoa Kỳ sau chuyến du lịch quốc tế, tất cả du khách đều mong muốn được về nhà và thư giãn sau chuyến đi quốc tế dài ngày. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc hoặc học tập tại Hoa Kỳ theo chiếu khán hợp lệ, họ nên thực hiện một số bước quan trọng để tránh những rắc rối có thể xảy ra sau này.
Tại ngã tư góc đường First và Harbor vào sáng Thư thứ Sáu ngày 26 tháng 1 năm 2024, Hội Đồng Thành Phố Santa Ana đã long trọng làm lễ khánh thành bức tường “Little Saigon Monument,” Tường “Little Saigon Monument” có dòng chữ “Little Saigon - City of Santa Ana” ở giữa và biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ ở góc trái.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.