Hôm nay,  

Hải Ngoại Về Vn Cứu Trợ: Đường Về Tây Bắc Quá Xa Xôi.

22/10/200500:00:00(Xem: 6587)
LGT: Bài viết này trong loạt bài của tác giả tường thuật chuyến đi cứu trợ đồng bào nghèo nạn nhân bão lụt của đoàn Tin Lành hải ngoại, do Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo dẫn đầu.
Sau khi hoàn tất trao tặng 20 tấn gạo cho tỉnh Ninh Bình chúng tôi khởi hành lên Yên Bái lúc 5 giờ chiều với tính toán sẽ đến nghĩ đêm tại thành phố vùng tây Bắc này trể lắm là 10 giờ đêm. Đòan xe đi ngược về thành phố Hà Nội vượt ranh giới vào tỉnh Sơn tây, đi ngang qua địa phận tỉnh Phú Thọ để vào Yên Bái.
Hai phần ba đọan đường là men theo vách núi, quanh co, khúc khỉu, vừa rẽ trái thì tài xế đã bẻ tay lái cua phải khiến chúng tôi ngồi trên xe phải níu vào ghế để giữ thăng bằng. Tòan thể con đường dẫn lên thành phố Yên Bái chỉ vừa một xe chạy thỏai mái, nhưng nếu có xe ngược chiều thì phải giảm hẳn tốc độ để tránh nhau, khi vào địa phận Yên Bái thì chúng tôi chứng kiến có hai trạm cảnh sát giao thông chận xe để kiểm sóat, nguời tài xế cho biết là nhờ xe cứu trợ có mang cơ chử thập đỏ không thì phải ghé vào "làm luật" tôi suy nghĩ là một thành phố miền núi thì nếu có tiêu cực chắc cũng không bao nhiêu, mà cảnh sát giao thông phải thức đêm thức hôm, còn về tốc độ thì cho dù muốn chạy nhanh hơn 40 km/giờ chắc cũng ít có tài xế nào dám chạy trên đọan đường nhỏ xiu quanh co như thế này.
Tuy nhiên khi quay về Hà Nội sau 2 ngày lại đọc được trên báo chí VN nói về tệ "mãi lộ" của Yên Bái lớn gấp chục lần sự suy nghĩ của tôi. Trên đuờng đi chỉ có một vài nới thấy bên đuờng có sạt lỡ chút đỉnh nhưng không nhiều, hơn nữa trời tối nên cũng không thếy rỏ vì khác với tính tóan khi xe vào được thánh phố Yên Bái thì đã gần 12 giờ đêm.
Chiếc xe chở 20 tấn gạo được cho đi từ sáng sớm đã đến trước chỉ vài giờ và yêu cầu cô chủ tịch Chử Thập Đỏ mướn dùm 2 xe lọai 10 tấn vì cánh lái xe cho biết là con đường đi đến huyện Văn Chấn để phát gạo ngày mai rất khó, lọai xe có trọng tại lớn và dài như xe này không cách chi chạy tới nơi.
Quả nhiên sáng hôm sau khi đã sang gạo ra làm 2 xe nhỏ hơn chúng tôi cùng nhau rời trung tâm thành phố lúc 7:30 sáng thì đã thấy quyết định này là đúng đắn, từ Trung tâm chạy ra ngọai ô chừng 9 km vào huyện Trấn Yên bằng đường 37 thì còn khá, nghĩa là đuờng xe ít bị sát lỡ, chỉ là nhỏ, nhiều đọan cua rất gắt và hẹp nhưng khi chuyễn sang đường 32 đọan gần Ba Khe thuộc Huyện Văn Chấn thì đã hiện ra vài đọan đường bị sạt lỡ khá nặng, dấu vết của xe ủi mở đuờng còn rỏ nét, cả một sườn đồi đất đỏ đỗ xuống lấp hẳn mặt đường, vài nơi con đường đã nhỏ nay chỉ còn lại một nữa, chênh vênh thấy phát ớn.
Theo nguời hướng dẫn thì từ trung tâm Yên Bái đến Nghĩa Lộ (thị trấn chính của huyện Văn Chấn) khỏang 80 cây số mà đòan xe phải đi hết hơn 4 giờ mới đến nơi nghĩa là tốc độ chừng 20 cây số một giờ mà thôi. lúc xe đi lên gần nghĩa lộ thì suốt đọan đường nhiều tóan công nhân cùng xe cơ giới vẫn còn ra sức ủi đất xuống vực và mở rộng thêm phía vách núi chút đỉnh để xe có thể chạy qua an tòan hơn. Tại Nghĩa Lộ phong cảnh tuyệt đẹp, từ con đường chính một vài cặp nguời H'Mong, Mèo mặc áo quân dân tộc đang lang thang mua sắm mấy thứ bên lề đường, xa xa trên những ngọn đồi cao các khu ruộng, rẩy của dân thiểu số trông như vừong cỏ thật là đẹp.
Người chủ bán tạp hóa chỉ cho chúng tôi những vệt đất màu đỏ chảy dọc từi trên đỉnh xuống và nói: Đó là dấu tích của cơn lũ vừa qua. Có gia đình đang ngũ bị nước trên cao ào xuống lấp mất tiêu, cơn lũ bộc phát chưa tới 1 giờ đồng hồ và sau đó thì những nơi cơn lũ đi qua tạo nên một giòng suối nhỏ cho đến khỏang 5 giờ sáng thì chấm dứt, tổng cộng có gần 50 người đã chết trong khỏng thời gian này. Hầu như các cán bộ chử thập đỏ đều ngậm ngùi và cho biết là không ai biết chuyện gì, chỉ gần 12 giờ đêm thì nghe tiếng ấm ầm trên núi, cho nên không ai biết đâu mà chạy.
Tại huyện Văn Chấn nguồn thu mỗi năm chừng 37 tỷ VND (khỏang 2 triệu 500 ngàn USD) mà qua tai nạn này huyện thiệt hại tới 300 tỷ VND nghĩa là phải hết 10 năm sau mới phục hồi lại ngân sách.
Cánh đồng Mường Lò của Yên Bái (một trong hai cánh đồng nỗi tiếng sản xuất lúa vùng Tây Bắc, cánh kia là Mường Thanh, Điện Biên) thì hiện nay coi như mất hết 1/3 năng xuất thu họach vì đất lỡ tràn vào ruộng. Sau năm 1975 nhất là từ 1986 thì chính quyền địa phương và trung uơng đầu tư cải thiện cho vùng cao nguyên Bắc Bộ này rất nhiều nhất là về mảnh giáo dục, tỷ lệ người thiểu số biết đọc hay qua cấp tiểu học hơn rất xa các dân tộc vùng Tây Nguyên, nhưng về mặt kinh tế thì vẫn không tiến bộ cho mấy do địa hình và tài nguyên tại những nơi này không có mấy.

Sau khi dùng cơm trưa tại trung tâm thị trấn Nghĩa Lộ (nơi đây chúng tôi được giới thiệu một món ăn rất ngon là lọai cá suối lớn bằng cổ tay được chiên dòn ăn kèm măng muối thật là tuyệt vời, cá chiên luôn cả vảy, cắn vào có vị béo và dòn thơm rất lạ) chúng tôi phải đi thêm chừng 15 km để vào xã Sơn-A là nơi bị thiệt hại nặng nhất, con đường vào xã dĩ nhiên là còn tệ hơn trục lộ từ thành phố Yên Bái đến Nghĩa Lộ, hầu như cứ cách một vài cây số là có một đọan đường trong tình trạnh cần sữa chữa, theo danh sách đề nghị từ thôn lên chúng tôi thấy gia đình bình quân có 5 nhân khẩu chiếm đa số được đề nghị trợ cấp. Số này có 316 gia đình, số gạo dành cho nơi đây là 10 tấn (500 baoX 20kg) như vậy ngòai các gia đình có 3 nhân khẩu trở xuống được cấp 1 bao, còn lại là 2 bao cho mỗi gia đình. Ông xã trưởng và anh em chử thập đỏ cho biết số lượng gạo được cấp phát lần này là nhiều nhất từ trước tới nay.
Khi xảy ra thiên tai thì chính quyền cũng đã cứu khẩn cấp mỗi gia đình chừng 5 đến 10 kg gạo. Dĩ nhiên đây cũng là phái đòan từ thiện đầu tiên và duy nhất ngòai chính phủ đã tới tận nơi phân phát gạo cho đồng bào cho nên khi phát biểu lới cám ơn ông xã trưởng Sơn A đã tỏ ra rất xúc động.
Cũng theo nguyên tắc phát tận tay nên mãi đến gần 5 giờ chiều số lượng 10 tấn dánh cho Sơn A mới hòan tất vì có nhiều đồng bào dân tộc ở xa tới 4- 5 cây số đường núi tới nhận và họ rất thật thà nên nghe báo phát gạo lúc 2 giờ thì 2 giờ họ mới bắt đều rời nhà đến xã, vì tưởng là như lần phát gạo trước mỗi gia đình nhiều nhất là 1 yến (chừng 10kg) nên chỉ cử một phụ nữ đến, khi nhận được 2 bao tôi không biết làm sao những phụ nữ này có thể gùi về làng cách đó mấy cây số bằng đường núi. Có nguời nhờ nhắn tin cho gia đình đến gùi giúp, có nguời chia làm 2- 3 phần rồi gởi lại mấy nhà cạnh xã để sáng mai xuống lấy sau.
Trong khi cac thiện nguyện viên chử thập đỏ giúp Mục sư Bảo phát gạo, tôi lân la trò chuyện cùng vài người, có nguời đang làm việc cho xã thì nhiều người không biết internet, vi tính... là gì và họ chưa bao giờ nghe nói đến danh từ này và dĩ nhiên cho dù có giải thích thì họ cũng "nghe để cho vui lòng người nói".
Khi ra về Mục Sư Bảo nghĩ là mỗi xã cần có một máy vi tính để ghi nhận tình trạng dân số, thống kê hộ tịch và gởi văn bản cũng là điều khó thực hiện được cho những khu vực quá hẻo lánh này nói gì đến chuyện truy cập thông tin trên mạng lười tòan cầu. Trong khi đó các thành phố vùng đồng bằng chính quyền đang điên đầu lo giải quyết nạn xử dụng vi tính, "chat" truy cập web-sex ... của trẻ em dưới tuổi thành niên đang lên tới mức báo động. Sự "cân bằng kiến thức" giữa thanh thiếu niên hai vùng chắc chắn người có trách nhiệm cần phải quan tâm nhiều hơn gấp trăm lần hiện nay. Thay vì cứ kêu gào và đầu tư phát triển cho những ngôi trường vốn đã có qua nhiêu ưu đãi ở thành phố lớn thì đã đến lúc cần phải san sẽ kinh nghiệm và kỷ thuật này cho giới trẻ tại những nơi đây. Tất nhiên là dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa rất cần lương thực nhưng muốn giải quyết rốt ráo vấn đề cải thiện đời sống vất chất thì nâng cao kiến thức của thế hệ sau là điều kiện cần thiết phải được đưa lên lên hàng đầu. Cho cần câu cá lúc nào cũng có ưu thế cải thiện hơn là cho một con cá ăn liền.
Trong khi đòan thứ nhất do Mục sư Bảo hướng dẫn phát 10 tấn gạo tại xã Sơn-A thì Mục sư Lê Văn Khải hướng dẫn một đòan khác phát 10 tấn cho xã Nghĩa Tâm.
Khi chúng tôi về đến ngã ba Đá Gan (giao điểm đường 32 và 37) thì gặp một số thợ rừng đang rao bán 3 tổ ong vò vẽ đen, một lọai ong rất độc dùng ngâm rượu chữa bệnh thấp khớp, nhức xương rất hiệu nghiệm, nhìn đàn ong được lấy trọn ổ trong bao lưới, dân vùng cao cho biết nếu đi rừng lỡ có con bò, con trâu nào vô tình đạp vỡ tổ thì cái chết là cầm chắc vì lọai vò vẽ náy rất hung dữ và rất độc.
Chúng tôi mua mỗi người một tổ, người thợ rừng dùng 1 thau sạch đẩy vào trong bao, đỗ chừng 1 lít rượu trắng xuyên qua lưới, sau đó họ đập vỡ cái tổ bằng đất và lá cây rừng, cả đàng ong bay ra bám đen cả túi lưới, sau đó người thợ rừng chỉ việc đập mạnh vào bao, những chú ong rơi vào thau rượu ướt cánh không bay lên được và sau vài giây thì đầy say như chết, chờ cho cả tổ rơi hết vào hau rượu lúc đó nguời thợ rừng mới lấy ra cho vào thẩu nhựa giao cho khách tại chổ. Mỗi tổ kể cả tiền rượu giá khỏang 80 ngàn VND (7 USD) và phải ngâm ít nhất 3 tháng mới dùng được vì trước đó hàm lượng chất độc còn cao uống vào có thể làm nguy hiểm cho đường hô hấp.
Xe quay lại đến Yên Bái hơn 8 giờ tối vì chuyến về không có xe gạo cũng như đường vắng nên có vẽ nhanh hơn. Một điều rất ngạc nhiên là ngay thị xã Thanh Hóa sau khi ăn cơm, cánh lái xe và mấy người phàm phu chúng tôi đề nghị kiếm một tiệm massage để thư giản sau một ngày bị dằn vặt trên xe mới hay tòan thể thị xã này không hề có một tiệm xông hơi, massage nào, anh chàng lái xe tại Yên Bái cho biết là cũng có vài nơi bán dâm lén lút còn vấn đề địa điểm xông hơi massage như "dưới suôi" thì hòan tòan không có tại thị xã này. Đến khoảng 10 giờ đêm thì hầu như toàn thị xã chìm trong giấc ngủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Forbes Travel Guide đã thông báo Yaamava’ Resort & Casino được đánh giá sao cao quý ở ba hạng mục trong hai năm liên tiếp. Serrano Spa đã giành được 5-Sao, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort mỗi nơi được bình chọn 4-Sao từ Forbes Travel Guide. “Chúng tôi rất vinh dự vì dịch vụ chăm sóc khách hàng mà chúng tôi luôn ưu tiên hàng đầu đã được công nhận,” Kenji Hall, Giám Đốc Điều Hành của Yaamava’ Resort & Casino cho hay. “Serrano Spa, Pines Modern Steakhouse và Yaamava’ Resort đại diện cho những trải nghiệm tuyệt vời và cao cấp mà khách hàng của chúng tôi mong đợi. Chúng tôi xin tri ân San Manuel Band of Mission Indians đã tin tưởng và trao trách nhiệm để chúng tôi vận hành khu nghỉ dưỡng và giải trí của bộ lạc.”
Vào trưa ngày Thứ Năm 29 tháng 2 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với hai tổ chức Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), Asian Americans Advancing Justice Southern California (AJSOCAL) có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Trưa thứ bảy ngày 2/3/2024 trước Quốc Hội tiểu bang Victoria, Úc, hàng ngàn người thuộc Cộng đồng người Việt Tự do cùng Cộng đồng người Cam Bốt hải ngoại, Cộng đồng người Miến Điện tự do và Cộng đồng người Lào tự do đã tổ chức biểu tình phản đối các nhà cầm quyền độc tài cộng sản, đàn áp người dân tại các quốc gia quê nhà...
Chiều Chủ nhật 3-3-2024, tại nhà sách Tự Lực trên đường Brookhurst của thủ đô tị nạn Little Saigon, nhiều đồng hương đến dự buổi ra mắt cuốn sách thứ nhì của ca sĩ kiêm nhà văn Thanh Lan có tên là Trắng Đêm...
Chủ đề của buổi họp báo là giới thiệu trang mạng cung cấp công cụ chống lại tệ nạn thù hận người Gốc Á https://asianresourcehub.org/vi/. Điểm đáng chú ý là trang mạng này sử dụng nhiều ngôn ngữ của cộng đồng gốc Á, trong đó có tiếng Việt.
Tháng 3 năm 2024, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thành lập được 14 năm. Trong gần 8 năm qua với mục đích đào tạo và khuyến khích tài năng trẻ, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ đã thực hiện chương trình "Đào Tạo và Phát Triển Tài Năng Trẻ" với các lớp dạy tiếng Việt, dạy múa và hát hoàn toàn miễn phí cho các em...
Theo thông lệ hằng năm vào dịp đầu Xuân các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, thuộc Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam đều tổ chức lễ chào cờ đầu năm để giúp các em gìn giữ và bảo tồn truyền thống văn hóa cũng như tập tục Việt Nam.
Vào chiều ngày Chủ Nhật 02/25/2024, nhân dịp những ngày đầu năm Giáp Thìn, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã ghé thăm và có một buổi pháp thoại tại Thiền Đường Huệ Hải. Thiền đường này được thành lập cách đây hơn một năm bởi một người học trò cũ của Thầy, hiện nay là nơi sinh hoạt của một số nhóm Phật tử ở khu vực Little Saigon.
Chánh Án Chris Phan tốt nghiệp đại học Indiana- đại học Purdue tại Indianapolis với văn bằng Cử Nhân Nghệ Thuật (BA Biology, 1996), tiến sĩ Luật khoa năm 1999 tại đại học Southern Illinois. Ông là chủ biên tạp chí luật Southern Illinois, tác giả sách “Physicians Unionization’s Impact on the Medical Profession”, Journal of Legal Medicine, March, 1999...
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý cho người Mỹ gốc Á, Nam California (AJSOCAL) được thành lập năm 1983, là tổ chức vô vụ lợi về quyền công dân và pháp lý lớn nhất quốc gia dành cho người Mỹ gốc Á Châu và người dân các đảo Thái Bình Dương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.