Hôm nay,  

Vài Cảm Tưởng Về Tiếng Hát Phan Văn Hưng: Chứng Nhân Lịch Sử!

15/10/200800:00:00(Xem: 5115)

Nhạc sĩ Phan Văn Hưng . <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

letamanh

Hội Trường Nhật Báo Viễn Đông không còn chổ với số ghế tối đa; những khán giả đến sau đều phải đứng dựa tường, chen chúc nhau. Tuy đông như vậy, nhưng không khí trong hội trường rất ấm cúng, trật tự, lắng nghe một cách trang trọng! Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, với dáng dấp khỏe mạnh, lanh lẹ đầy sức sống. Bộ râu rất đặc biệt của Phan Văn Hưng cũng là một hấp dẫn tò mò! Đó là quan sát đầy chủ quan của người viết!Chưa bao giờ tôi đi xem một buổi trình diễn nhạc hay hội họp nào trong Cộng Đồng mà có Bà Xã tôi đi kèm, nếu buổi hội họp đó không có nhiều người vợ tôi quen biết. Nhưng kỳ nầy, Bà Xã tôi lại vui vẻ chịu đi, vì muốn nghe Phan Văn Hưng hát. Quả thật bài hát “Bạn bè của tôi” thường được đài phát thanh Little Saigon Radio, trong chương trình “Lá thư Saigon” đã làm cho tác giả nổi tiếng khi chẳng ai biết anh xuất xứ từ đâu. Khi đang lái xe tìm Parking trên đường Moran, vợ tôi cười nói với tôi: “ Phan Văn Hưng và anh cùng thời phải không" Lúc anh ta học ở Pháp với Trần Văn Bá thì anh cũng Đại Học Sài Gòn. . . ” Tôi cười quay qua cải: “Thời đi học của Phan Văn Hưng và Trần văn Bá có lẽ sau anh. Lúc họ là Sinh Viên ở bên Pháp có thể anh đang chiến đấu ở Pleiku. Cứ tính lúc Trần Văn Bá bị xử tử là lúc đó anh đang ở tù ngoài Miền Bắc VN!”. . . “ Không! em nghĩ họ với anh cùng thời, có khi cùng lứa tuổi. . . ”Suốt hai giờ ngồi nghe anh Hưng hát, những bài hát của chính anh sáng tác và có lẽ chỉ có anh hát mới nói hết được ý nghĩa và những ẩn chứa toát ra từ giọng vút cao, thanh và khác hẳn những tiếng hát bình thường. Tiếng đàn nhuần nhuyễn trầm đều chợt nổi lên những bâng khuâng khoắt khoải và uất ức! Người ta có thể ngồi nghe anh hát suốt buổi mà không thấy chán, nhưng những quặn thắt lương tâm, những giằn xé từ âm ba cộng với giọng hát vút cao, làm cho người nghe du vào hoài niệm, chới với trong các dử kiện lịch sử thảm thương từ tiếng hát Phan văn Hưng! Đó là chứng tích lịch sử cận đại, là trận bảo dân tộc, lôi cuốn bạn bè, người thân của ta vào một vũng lầy thê thảm chưa từng có!Đến đây, chúng ta nên xem một email của chị Kiều Mỹ Duyên gởi cho nhà văn Việt Hải để thấy được rõ nét buổi hát của Phan Văn Hưng:“ Việt Hải ơi! Chị đến 2PM kém 3 phút, không còn lối đi, có một ông dẫn chị vào hàng ghế đầu, chị dẫn theo 4 người, 3 từ Âu Châu đến, một người từ Long Beach, đi thẳng lên hàng nhất, ngồi đâu ngồi đó không được đứng, không được đi tới đi lui, không còn đường nào mà đi, tổ chức cái kiểu nầy thì may quá không có ai xĩu cũng là phúc đức ông bà để lại. Chị nói với BS Nguyễn Thị Nhuận: em ơi còn ghế không em, cho thêm ghế em ơi! Nhuận nói: Chị ơi! có bao nhiêu cái ghế trong tòa báo Viễn Đông đem hết ra rồi, bô lảo cũng đứng, Nhuận cũng đứng, mọi người đều đứng, đi nghe nhac đứng, đứng từ cửa sau không thấy nhạc sĩ đâu, Phan văn Hưng trước khi hát: Minh ơi! cho anh bài này, Minh ơi! cho anh bài kia. . . May mà Minh là con trai nếu Minh là đàn bà là tiêu mạng rồi. . . Bây giờ thì Phan Văn Hưng vẫn còn nằm dưởng bệnh, bỏ nhiều talk show hôm nay. Ngoài máy lạnh mở tối đa, còn mấy cái quạt máy cũng đem ra hết, chị cũng gần xĩu, cho đến lúc giải lao, chị vào bên trong nhà báo để thở, gặp BS NHuận chị nói: Nhuận ơi! Chị sắp tắt hơi rồi. Nhuận bảo chị ra ngoài thở một chút rồi vào. . Mai mốt Phan Văn Hưng có đến, em làm ơn tổ chức ở sân trường Đại Học có cỏ, có cây còn thở được em ơi!. . . . Ta thử xem lời ca của Phan Văn Hưng, qua các nhạc phẩm tiêu biểu, sẽ thấy ẩn chứa một nổi niềm chua chát, uất ức. . . Toàn thể lời ca là bản cáo trạng sống, là nhân chứng trong một giai đoạn lịch sử bi tráng cùng cực của cả dân tộc:“Em sinh ra em làm người Việt NamTrong gian ngỏ tối không nước không đèn,Vòng tay âu yếm của mẹ sầu thươngĐôi tay khẳng khiu, đôi tay thật buồn,Vòng tay âu yếm ( mẹ ơi) đôi tay thật buồnEm sinh ra em là người Nghệ An. . . . . ”*“Ta muốn hát cho thằng bé tát dầu,Chết nơi cầu cạnh xưởng Ba Son. . . . ”*“Bé thơ ơi, cuộc đời em viên sỏiKhóc một lần nước mắt chảy thiên thu. . . ”*“Chúng ta là bước người xông phaChúng ta là những lớp phù saChúng ta là ngọn đuốc bùng toChúng ta là Tự Do!!!. . . ”*“ Bạn bè của ta. . . Thằng cụt chân thì đạp xích lôCòn thằng giàu cha. . . là thằng ma cô. . . ”Phan Văn Hưng đã làm cho chúng ta, người Việt Nam tị nạn Cộng Sản trên khắp thế giới lắng nghe và nhận diện đâu là nguyên nhân của trận bão dân tộc làm tan nát từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ già đến trẻ trong tất cả mọi phương diện từ đạo đức đến nhân cách, từ gian dối này đến thủ đoạn nọ. . . !Trong cuộc chiến tranh sống còn, chúng ta đã chứng kiến một Trịnh Công Sơn và những bản nhạc đòi làm chứng nhân cho giai đoạn lịch sử mà, người miền Bắc tràn xuống miền Nam để làm sứ mạng nhuộm đỏ toàn thể mảnh đất tự do còn sót lại. Họ Trịnh đã đem tiếng hát phản chiến làm cho bao người bị ru ngủ, buồn chán, ghét chiến tranh trong lúc cần họ nhất. Phan Văn Hưng cũng làm cái việc đem tiếng hát của mình làm nhân chứng cho thời kỳ cả nước Việt bị ách “đô hộ” của chũ nghĩa CS! Anh ghi lại những hình ảnh đau thương, thống khổ của toàn dân tộc. Nhạc và lời buồn đó ăn sâu vào từng người tha hương đang cố hết sức đấu tranh đòi tự do cho dân tộc. Nhưng trong lời ca tiếng nhạc của Phan Văn Hưng không kêu gọi tính đấu tranh, không phải là loại nhạc đấu tranh mà chỉ than vãn, chỉ ghi nhận những hình ảnh, sự kiện đầy đau khổ lên nét nhạc lời ca. Chúng ta đang cần những loại nhac đấu tranh và xây dựng như nhạc và lời Nguyễn Đức Quang, Xuân Điềm và ban Tù Ca cùng những nhạc sĩ nói lên vừa là nổi đau khổ của toàn thể dân tộc vừa kêu gọi phất cờ dũng cảm vùng đứng thẳng người lên nhìn về phía trước. Rất tiếc, nhạc và lời của Phan văn Hưng không có được những đặc tính ấy. letamanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.