Hôm nay,  

Mỹ In Sách Hồi Ức Tuổi Thơ Của 1 Nữ Thuyền Nhân Việt

26/11/200700:00:00(Xem: 6489)
Tác giả Juliette N. Lạc cầm bìa sách tại tòa soạn Việt Báo.
Từ một cô bé tị nạn 11 tuổi năm 1978, sống sót từ một chiếc thuyền vượt biên gặp nạn và trên đó hơn 200 thuyền nhân đã chết ngoaì biển Mã Lai, cô Juliette Lac bây giờ đã trở thành một nhà văn quốc tế để kể với thế giới về thân phận của người tị nạn cộng sản: Tác phẩm "War Child" sắp được nhà xuất bản Random House phát hành.

Chỉ một thân một mình, cô gái vừa tròn bốn mươi tuổi từ Costa Mesa, nơi cô trú ngụ, tìm tới Little Sài Gòn chiều Chủ Nhật 25-11 để ghé thăm tòa soạn Việt Baó, nói về cuốn sách cô viết và nhà Random House xuất bản. Và rồi sẽ hy vọng tìm gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, người đi cùng chuyến tàu định mệnh 29 năm trước. 

Nhà văn nữ Juliette N. Lạc cho biết quãng đường mà cô đã trải qua, từ lúc sinh ra ở Bến Tre, lớn lên trong chiến tranh.

Cuốn sách có tựa đề "War Child" do cô viết bằng tiếng Anh vào đầu năm 2005, hoàn thành vào cuối năm này, dầy 220 trang. Cô đã liên lạc với gần 80 nhà xuất bản ở Châu Âu để tự giới thiệu về cuốn sách của mình, cuối cùng được một nhà xuất bản chọn in, và cô chuẩn bị ra mắt cộng đồng Việt tại Quận Cam vào cuối năm 2007.

Nhà văn Juliette N. Lạc tâm sự: "Mới được một tuổi, chiến cuộc Mậu Thân bùng nổ. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, tử trận vào năm 1975, ba tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ. Sau đó thì em trai độc nhất của tôi, rồi dì ruột tôi lần lượt qua đời. Năm 1978, vừa tròn 11 tuổi, tôi theo mẹ lên tàu vượt biên. Chiếc tàu định mệnh đó đã bị nhận chìm trong lòng đại dương. Trên 200 người bị chết trôi theo tàu, trong đó có vợ con của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Tôi nhớ tới ông ấy vì ông là một trong những người may mắn sống sót, trong đó có mẹ con tôi. Khi chúng tôi cùng ở trên trại tị nạn Mã Lai, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn là ông thầy dạy tiếng Anh cho mẹ tôi. Vì lý do này mà tôi muốn liên lạc với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, một người nổi tiếng trong cộng đồng Việt ở Mỹ."

- Thật không phải dễ dàng để viết một cuốn sách, và lại càng không dễ để cuốn sách mình được nhà xuất bản đứng ra biên tập, in ấn và phát hành. Nếu cho đó là sự thành công mà chỉ có những người Việt rất giỏi như cô mới gặt hái được thì xin cô vui lòng cho biết chị đã viết cuốn War Child trong hoàn cảnh nào"

- Khi được vớt lên ở Mã Lai vào năm 1978, chúng tôi xin định cư ở Mỹ, lập gia đình, có con… Cho tới năm 1976, tôi sang Paris. Ở đấy tôi gặp nhiều người đồng cảnh ngộ, hàn huyên tâm sự về hoàn cảnh của mình. Tuổi thơ của tôi đã lớn lên trong chiến tranh, thiếu hẳn tình thương của gia đình, và có thể nói rằng cuộc sống gia đình riêng của tôi cũng không vui… Nghe lời bạn bè khuyến khích, tôi bắt đầu viết sách. Vì tiếng Việt của tôi không rành, cho nên tôi viết bằng tiếng Anh, viết một mạch trong vòng mười tháng thì hoàn thành câu chuyện kể đầy thương tâm của đời mình. Thời gian đó tôi lại sống một mình ở Paris, cũng không làm việc, nên đã dành hẳn thời gian để viết sách và thực hiện một trang web quảng bá cho hoạt động của một tổ chức giúp những người phụ nữ cô đơn thích nghi với cuộc sống ở hải ngoại.

- Có phải chiến tranh đã làm cho chính cô bị mất mát quá nhiều, mất đi những người thân yêu nhất của mình, cho nên cuốn sách này nêu thân phận những con người yếu đuối trứơc chiến tranh"

- Tôi là đứa trẻ đã lâm vào cảnh ngộ: mất cha vì chiến tranh. Tôi tự hỏi vì sao ba tôi đã hy sinh mà bảo vệ được gia đình, không bảo vệ được đất nước" Tôi tự hỏi tại sao lại phải có chiến tranh" Như chính suy nghĩ của tôi bộc lộ trong cuốn sách "chiến tranh làm cho con người trở nên tàn ác đối với nhau." Cuốn sách này là một hồi ức tuổi thơ tôi.

- Cô có dự định gì không, sau khi phát hành cuốn sách đầu tay"

- Tôi sẽ tận dụng thời gian để tiếp tục viết thêm nữa.

Sách này nếu pre-order ở trang web: http://www.rbooks.co.uk/product.aspx"id=1845962826sẽ được giảm giá 10%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.