Hôm nay,  

Kêu Gọi Vận Động Giờ Chót: Dự Luật Nhân Quyền Vn 2004

25/08/200400:00:00(Xem: 5056)
Washington DC ngày 24 tháng 8, 2004 -- Bản tin sau đây của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam cho biết về chiến lược mới để vận động cho dự luật nhân quyền VN.
Dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2004 (HR-1587) đã thông qua tại Hạ Viện ngày 19-7-2004 và đang được cộng đồng người Việt hải ngoại vận động tại Thượng Viện.
Tuy nhiên đường đi của dự luật nhân quyền Việt Nam 2004 không hoàn toàn giống dự luật nhân quyền 2001.
Trước đây, sau khi dự luật nhân quyền 2001 được thông qua Hạ Viện với tỉ số 410-1 vào ngày 6-9-2001, ngay sau đó dự luật được đưa lên Thượng Viện ngày 10-9-2001. Và chỉ vài ngày sau dự luật đã bị TNS John Kerry cầm giữ cho đến chết vào cuối năm 2002.
Do kinh nghiệm năm 2001 và để tránh sự nghiệt ngả của điều khoản bất thành văn: bất cứ một TNS nào cũng có quyền cầm giử một dự luật cho đến chết, nếu TNS đó nhận định dự luật đi ngược với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Vì lý do này, chúng tôi quyết định phải đưa dự luật 2004 bằng một con đường khác.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam đã góp ý với DB Chris Smith và TNS Sam Brownback để tìm một hướng đi thích ứng. Phương cách này là: HR-1587 vẫn nằm yên tại Hạ Viện. Tại Thượng Viện TNS Sam Brownback là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam 2004. Dự luật này hoàn toàn giống dự luật HR-1587 tại Hạ Viện. Ngày 23-7-2004, TNS Brownback đã viết một lá thư "gời các đồng viện thân mến" yêu cầu các TNS cùng ký tên bảo trợ dự luật nhân quyền 2004 tại Thượng Viện.
TNS Brownback sẽ cố gắng giúp cộng đồng Việt Nam với điều kiện cộng đồng Việt Nam phải vận động mạnh đủ để tìm được khoảng 30 TNS đồng ý bảo trợ dự luật thì TNS Sam Brownback mới ghi danh dự luật tại Thượng Viện. Và từ đó dự luật mới đi những bước thông thường là qua tiểu ban, qua ủy ban rồi được đem ra bàn cải và bỏ phiếu tại phiên khoáng đại Thượng Viện.
Tại sao chúng ta phải đi con đường mới mà không theo con đường bình thường như những dự luật khác. Thưa vẫn là việc "Một TNS có thể cầm giữ dự luật cho đến chết".
Nhiều người lạc quan cho rằng TNS John Kerry đang lo vận động tranh cử nên ta có thể yên trí là không có ai ngắm nghé cầm giử dự luật. Điều này hoàn toàn saị Hiện nay tại thượng viện, không những chỉ có một TNS mà có đến 4 TNS tỏ dấu chống đối dự luật. Đó là quý TNS Richard Lugar (R-IN), Joe Biden (ĐDE), John McCain (R-AZ), và John Kerry (ĐMA). Nếu chúng ta đưa dự luật nhân quyền 2004 theo lối cũ, biết đâu giờ này dự luật đã cùng chung số phận với dự luật 2001.
Theo cách tiến hành hiện nay, nếu chúng ta xin được 30 TNS đồng ký tên vào dự luật 2004, lúc được ghi danh tại thượng viện, các TNS dù vẫn có quyền cầm giử dự luật, nhưng khi nhìn thấy 30 bạn đồng viện của mình đã ký tên bảo trợ, thì không TNS nàolại dám mất lòng 30 đồng viện của mình bằng cách cầm giử dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Năm nay, TNS Sam Brownback phải ứng cử trở lạị Ông không muốn đưa ra một dự luật có thể bị cầm giử hay bị đánh gục tại phiên khoáng đạị Vì vậy, nếu cộng đồng Việt Nam không vận động đủ các TNS bảo trợ thì chắc chắn dự luật nhân quyền sẽ không được ghi danh tại thượng viện.
Trong 2 ngày vận động 14 và 15 tháng 7 vừa qua do UBTDTG/VN phối hợp với UB Nhân Quyền Montagnards và cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơị Chúng ta gặt hái được sự yểm trợ tại phần lớn các văn phòng TNS. Tuy nhiên từ tình trạng yểm trợ (support), đến tình trạng bảo trợ (sponsor) là một khoảng cách dàị Chúng ta cần bảo trợ để dự luật được ghi danh tại thượng viện chứ không thể chờ tình cảm yểm trợ ở giai đoạn cuối khi bỏ phiếu; vì nếu dự luật không được ghi danh hay bị block thì chúng ta không có hạnh phúc được hưởng ơn nghĩa của các TNS đồng ý yểm trơ..
Vì vậy đây là giai đoạn cộng đồng phải nỗ lực tìm kiếm sự bảo trợ cho dự luật nhân quyền 2004 của các TNS.
Chúng ta có thể làm hai cách sau đây:
1- Ký thỉnh nguyện thư cho hai TNS tiểu bang mình. Quí vị có thể lấy thư mẫu cũng như tìm tên các TNS tại www.tudotongiao.org Địa chỉ gởi thư mẫu nằm ngay trên thư mẫu.
2- Tạo những nhóm chừng 5, 3 người đến vận động tại các văn phòng TNS tiểu bang mình cư ngụ.
a- Quí vị có thể tìm địa chỉ và số điện thoại của các văn phòng này bằng cách vào website: www.senate.gov
b- UBTDTG/VN sẳn sàng cung cấp cho quí vị hồ sơ để vận động dự luật. Xin gọi cho chúng tôi ở số (301) 365-2489 hoặc email: CRFVN@aol.com
c- Gọi hẹn văn phòng TNS đến gặp và yêu cầu TNS bảo trợ dự luật nhân quyềncho Việt Nam.
Công tác này tương đối cũng dễ thực hiện và ít tốn thì giờ. Quí vị không cần giỏi Anh Văn vẫn có thể làm được điều nàỵ Trong hồ sơ mà chúng tôi gởi cho quí vị đã có sẳn những "điểm nói". Chúng ta có thể dựa vào đó để nói hoặc chỉ cần trao tay cho vị phụ tá TNS là công tác của chúng ta đã hoàn thành. Sau cuộc gặp gở, xin quí vị báo cho chúng tôi, để chúng tôi tiện theo dõi tại văn phòng trung ương.
Cho đến hôm nay, sau một tháng vận động, mới có hai TNS Elizabeth Dole (R-NC) và TNS Jeff Session (R-AL) ký tên đồng bảo trợ.. Sở dĩ kết quả quá khiêm tốn như vậy vì thượng viện bãi khóa trọn tháng 8, và chỉ bắt đầu trở lại làm việc ngày 7 tháng 9, 2004.
Dù hiện nay, chúng tôi đã được sự hứa hẹn của một số văn phòng TNS đồng ý bảo trợ sau ngày 7-9-2004. Nhưng con số 30 TNS bảo trợ rất khó đạt được, nếu quý đồng hương tại khắp nơi không cố gắng vận động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư và nhất là hẹn các văn phòng TNS địa phương để yêu cầu sự bảo trợ của các TNS.
Chúng ta không còn bao nhiêu ngày giờ. Xin mỗi người góp một bàn tay để đem lại thành công cho dự luật nhân quyền Việt Nam 2004 hầu giúp đem lại phần nào tự do và nhân quyền cũng như những quyền lợi căn bản cho đồng bào thân thương tại quê nhà.
Ngô Thị Hiền


Washington DC ngày 24 tháng 8, 2004 -- Bản tin sau đây của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam cho biết về chiến lược mới để vận động cho dự luật nhân quyền VN.
Dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2004 (HR-1587) đã thông qua tại Hạ Viện ngày 19-7-2004 và đang được cộng đồng người Việt hải ngoại vận động tại Thượng Viện.
Tuy nhiên đường đi của dự luật nhân quyền Việt Nam 2004 không hoàn toàn giống dự luật nhân quyền 2001.
Trước đây, sau khi dự luật nhân quyền 2001 được thông qua Hạ Viện với tỉ số 410-1 vào ngày 6-9-2001, ngay sau đó dự luật được đưa lên Thượng Viện ngày 10-9-2001. Và chỉ vài ngày sau dự luật đã bị TNS John Kerry cầm giữ cho đến chết vào cuối năm 2002.
Do kinh nghiệm năm 2001 và để tránh sự nghiệt ngả của điều khoản bất thành văn: bất cứ một TNS nào cũng có quyền cầm giử một dự luật cho đến chết, nếu TNS đó nhận định dự luật đi ngược với quyền lợi của Hoa Kỳ.
Vì lý do này, chúng tôi quyết định phải đưa dự luật 2004 bằng một con đường khác.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam đã góp ý với DB Chris Smith và TNS Sam Brownback để tìm một hướng đi thích ứng. Phương cách này là: HR-1587 vẫn nằm yên tại Hạ Viện. Tại Thượng Viện TNS Sam Brownback là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam 2004. Dự luật này hoàn toàn giống dự luật HR-1587 tại Hạ Viện. Ngày 23-7-2004, TNS Brownback đã viết một lá thư "gời các đồng viện thân mến" yêu cầu các TNS cùng ký tên bảo trợ dự luật nhân quyền 2004 tại Thượng Viện.
TNS Brownback sẽ cố gắng giúp cộng đồng Việt Nam với điều kiện cộng đồng Việt Nam phải vận động mạnh đủ để tìm được khoảng 30 TNS đồng ý bảo trợ dự luật thì TNS Sam Brownback mới ghi danh dự luật tại Thượng Viện. Và từ đó dự luật mới đi những bước thông thường là qua tiểu ban, qua ủy ban rồi được đem ra bàn cải và bỏ phiếu tại phiên khoáng đại Thượng Viện.
Tại sao chúng ta phải đi con đường mới mà không theo con đường bình thường như những dự luật khác. Thưa vẫn là việc "Một TNS có thể cầm giữ dự luật cho đến chết".
Nhiều người lạc quan cho rằng TNS John Kerry đang lo vận động tranh cử nên ta có thể yên trí là không có ai ngắm nghé cầm giử dự luật. Điều này hoàn toàn saị Hiện nay tại thượng viện, không những chỉ có một TNS mà có đến 4 TNS tỏ dấu chống đối dự luật. Đó là quý TNS Richard Lugar (R-IN), Joe Biden (ĐDE), John McCain (R-AZ), và John Kerry (ĐMA). Nếu chúng ta đưa dự luật nhân quyền 2004 theo lối cũ, biết đâu giờ này dự luật đã cùng chung số phận với dự luật 2001.
Theo cách tiến hành hiện nay, nếu chúng ta xin được 30 TNS đồng ký tên vào dự luật 2004, lúc được ghi danh tại thượng viện, các TNS dù vẫn có quyền cầm giử dự luật, nhưng khi nhìn thấy 30 bạn đồng viện của mình đã ký tên bảo trợ, thì không TNS nàolại dám mất lòng 30 đồng viện của mình bằng cách cầm giử dự luật nhân quyền cho Việt Nam.
Năm nay, TNS Sam Brownback phải ứng cử trở lạị Ông không muốn đưa ra một dự luật có thể bị cầm giử hay bị đánh gục tại phiên khoáng đạị Vì vậy, nếu cộng đồng Việt Nam không vận động đủ các TNS bảo trợ thì chắc chắn dự luật nhân quyền sẽ không được ghi danh tại thượng viện.
Trong 2 ngày vận động 14 và 15 tháng 7 vừa qua do UBTDTG/VN phối hợp với UB Nhân Quyền Montagnards và cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơị Chúng ta gặt hái được sự yểm trợ tại phần lớn các văn phòng TNS. Tuy nhiên từ tình trạng yểm trợ (support), đến tình trạng bảo trợ (sponsor) là một khoảng cách dàị Chúng ta cần bảo trợ để dự luật được ghi danh tại thượng viện chứ không thể chờ tình cảm yểm trợ ở giai đoạn cuối khi bỏ phiếu; vì nếu dự luật không được ghi danh hay bị block thì chúng ta không có hạnh phúc được hưởng ơn nghĩa của các TNS đồng ý yểm trơ..
Vì vậy đây là giai đoạn cộng đồng phải nỗ lực tìm kiếm sự bảo trợ cho dự luật nhân quyền 2004 của các TNS.
Chúng ta có thể làm hai cách sau đây:
1- Ký thỉnh nguyện thư cho hai TNS tiểu bang mình. Quí vị có thể lấy thư mẫu cũng như tìm tên các TNS tại www.tudotongiao.org Địa chỉ gởi thư mẫu nằm ngay trên thư mẫu.
2- Tạo những nhóm chừng 5, 3 người đến vận động tại các văn phòng TNS tiểu bang mình cư ngụ.
a- Quí vị có thể tìm địa chỉ và số điện thoại của các văn phòng này bằng cách vào website: www.senate.gov
b- UBTDTG/VN sẳn sàng cung cấp cho quí vị hồ sơ để vận động dự luật. Xin gọi cho chúng tôi ở số (301) 365-2489 hoặc email: CRFVN@aol.com
c- Gọi hẹn văn phòng TNS đến gặp và yêu cầu TNS bảo trợ dự luật nhân quyềncho Việt Nam.
Công tác này tương đối cũng dễ thực hiện và ít tốn thì giờ. Quí vị không cần giỏi Anh Văn vẫn có thể làm được điều nàỵ Trong hồ sơ mà chúng tôi gởi cho quí vị đã có sẳn những "điểm nói". Chúng ta có thể dựa vào đó để nói hoặc chỉ cần trao tay cho vị phụ tá TNS là công tác của chúng ta đã hoàn thành. Sau cuộc gặp gở, xin quí vị báo cho chúng tôi, để chúng tôi tiện theo dõi tại văn phòng trung ương.
Cho đến hôm nay, sau một tháng vận động, mới có hai TNS Elizabeth Dole (R-NC) và TNS Jeff Session (R-AL) ký tên đồng bảo trợ.. Sở dĩ kết quả quá khiêm tốn như vậy vì thượng viện bãi khóa trọn tháng 8, và chỉ bắt đầu trở lại làm việc ngày 7 tháng 9, 2004.
Dù hiện nay, chúng tôi đã được sự hứa hẹn của một số văn phòng TNS đồng ý bảo trợ sau ngày 7-9-2004. Nhưng con số 30 TNS bảo trợ rất khó đạt được, nếu quý đồng hương tại khắp nơi không cố gắng vận động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư và nhất là hẹn các văn phòng TNS địa phương để yêu cầu sự bảo trợ của các TNS.
Chúng ta không còn bao nhiêu ngày giờ. Xin mỗi người góp một bàn tay để đem lại thành công cho dự luật nhân quyền Việt Nam 2004 hầu giúp đem lại phần nào tự do và nhân quyền cũng như những quyền lợi căn bản cho đồng bào thân thương tại quê nhà.
Ngô Thị Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.