Nhật Ký Biển Đông: Thế Xuân Thu Chiến Quốc Ngày Nay

02/04/202109:26:00(Xem: 1533)

Từ cổ chí kim, tạm lấy mốc 2000 năm, nhân loại chưa bao giờ có thái bình. Các bộ tộc lớn thanh toán các bộ tộc nhỏ. Nước lớn xâm lăng, đồng hóa các nước nhỏ và khi đủ mạnh, đủ lớn sẽ trở thành đế quốc khống chế toàn vùng, toàn châu hay toàn thế giới. Bất cứ loài thú nào sống  thành đàn đều phải có con đầu đàn thống lĩnh. Còn loài người mà chúng ta quen gọi là thế giới, nhiều đế chế đã mọc lên rồi xụp đổ rồi được thay thế bởi một đế chế khác. Đó là luật chơi “Cá lớn nuốt cá bé” mạnh hiếp yếu rất tự nhiên của loài người.

Sau khi Cộng Hòa Liên Bang Sô-viết, cùng khối Đông Âu xụp đổ, thế giới tạm yên một thời gian dưới sự thống trị của Hoa Kỳ. Thế nhưng từ một nước vô cùng lạc hậu bị “Bát quốc liên quân, liệt cường xâu xé” người Tàu nghèo đói phải lưu lạc tứ phương bán lạc rang, bánh bao, dầu chéo quẩy, thịt heo quay, hủ tíu để mưu sinh. Vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình đưa ra kế hoạch “Cải cách và mở cửa”. Nhìn thấy một thị trường khổng lồ, béo bở trên 1 tỷ người, các nhà tư bản Mỹ đổ xô vào Trung Hoa để làm giàu. Dưới thời Ô. Bill Clinton ngân sách thừa thãi không biết phải làm gì. Tại các Học Khu ở California, sách giáo khoa mới in ra chưa kịp dạy đã in sách mới, cuối cùng chất đống và vứt vào thùng rác. Bằng sách lược  “Nhập nô xuất chủ”, mới đầu làm công, làm nô lệ cho người. Khi học hỏi được kỹ thuật rồi với  ý chí vươn lên sẽ làm chủ. Ba mươi năm sau Trung Hoa tiến bộ và phát triển tới mức chóng mặt. Ô. Reagan với hào quang chói lọi của chiến thắng “Bức tường Bá Linh xụp đổ”đã coiTrung Hoa như cỏ rác. Rồi Bush Cha, Bill Clinton, Bush Con coi Trung Hoa như “bầu sữa” làm giàu cho nước Mỹ cho nên nhún vai coi Hoa Lục như “pha”. Thế  nhưng sau khi thấy mình đã “đủ lông, đủ cánh”, vào Tháng 5 Năm 2009 Hoa Lục đã gửi công hàm đến Tổng Thư Ký LHQ tuyên bố 85% Biển Đông là chủ quyền của mình lan rộng tới Mã Lai và Nam Dương. Lúc này các chiến lược gia Hoa Kỳ mới bừng tỉnh. Ô. Obama sợ quá vội vàng tuyên bố kế hoạch “Xoay Trục” năm 2012 tại Đối Thoại Sangri-La Tân Gia Ba.  Nhưng sau đó ông “đánh trổng bỏ dùi” và đổi hai chữ “Xoay trục” thành “Tái cân bằng lực lượng” khiến các nhà bình luận thế giới nói rằng Ô. Obama đã gửi đi một tín hiệu rất mù mờ (a mixed signal) không ai hiểu Mỹ muốn gì. Còn Ô. Donald Trump mới đầu rất thân thiện với Ô. Tập Cận Bình, mời vợ chồng ông này tới dinh thự nghỉ mát ở Mar-a-Lago, cháu nội, cháu ngoại hát bài ca bằng tiếngTàu để tặng ông bà Tập Cận Bình. Rồi Ô. Trump thăm viếng Trung Hoa, dự yến tiệc ở Tử Cấm Thành như một hoàng đế. Thế rồi bỗng dưng Ô. Trump tiến hành một “cuộc chiến thuế quan” như một đòn chiến lược để bẻ cổ Trung Hoa, khiến mối bang giao giữa hai bên căng thẳng tột độ cho tới ngày nay dù Ô. Joe Biden đang nắm quyền.

Lịch sử luôn luôn là sự tái diễn. Sau 800 năm cai trị, thiên tử nhà Chu bắt đầu suy yếu và bảy chư hầu nổi lên để tranh “bá” mà mạnh nhất là nước Tần. Sáu nước còn lại bao gồm: Triệu, Hàn, Ngụy, Yên, Tề, Sở lo sợ diệt vong đã hợp sức lại theo kế Hợp Tung chốngTần. Để đối phó, Tần đã thực hiện kế Liên Hoành, xé lẻ liên minh này và cuối cùng sáu nước chống Tần diệt vong.

Ngày nay, Hoa Kỳ giống như Nhà Chu, vẫn là siêu cường Số Một về quân sự và kinh tế nhưng Hoa Lục đang nổi lên như một cường quốc- giống như Nhà Tần có khả năng cạnh tranh địa vị thống trị thế giới của Hoa Kỳ. Các nhà làm chiến lược, bộ trưởng quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân, giám đốc CIA khi điều trần trước Quốc Hội đều công khai bày tỏ lo ngại “Hoa Lục là đối thủ của Hoa Kỳ trong 100 năm tới”.

Những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Ngoại Trưởng Mike Pompeo đã thực hiện chuyến ngoại giao con thoi để kêu gọi thành lập “Một liên minh chống Trung Quốc” và nặng nề lên án Hoa Lục trên các diễn đàn quốc tế. Thế nhưng các nhà quan sát cho rằng chuyến đi của Ô. Mike Pompeo không thành công, lý do: Âu Châu, Úc Châu, mặc dù là đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ nhưng vẫn phải làm ăn buôn bán với Hoa Lục để sống còn cho nên vẫn cứ “nửa nạc, nửa mỡ”. Còn Đông Nam Á thì rõ ràng theo đuổi chính sáchTrung Lập, vừa làm bạn với Mỹ nhưng lại không chống Trung Quốc- một láng giềng khổng lồ. Bộ Tứ Kim Cương bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ là một liên minh theo kiểu Hợp Tung chống Tần thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bộ Tứ này liệu có thành công trong sự nghiệp chống Trung Quốc hay không, thời gian sẽ trả lời.Trả lời cuộc phỏng vấn của Reuters ngày 26/3/2021, cựu NgoạiTrưởng Henri Kissinger (97 tuổi) nói rằng Hoa Kỳ nên có một hiểu biết mới với  Hoa Lục về một trật tự mới toàn cầu để thế giới ổn địnhnếu không sẽ phải đối mặt với một thời kỳ nguy hiểm giống như Đệ I Thế Chiến.

Theo Politico ngày 20/3/2021, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin trong chuyến thăm viếng Tân Delhi để tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên đã ám chỉ rằng dự định của Ấn Độ mua hệ thống chống hỏa tiễn tối tân của Nga sẽ đưa tới việc trừng phạt của Hoa Thịnh Đốn. Điểu này cho thấy dù nằm trong BộTứ Kim Cương để chống lại Hoa Lục, dù là đồng minhchí cốt nhưng nếu đi ngược lại quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng bị trừng phạt như thường. Đi với Hoa Kỳ tưởng dễ mà khó. Nếu vì áp lực mà Ấn Độ không mua vũ khí của Nga thì Ấn Độ coi như mất chủ quyền. Còn nếu cứ mua thì không biết Hoa Kỳ sẽ cấm vận Ấn Độ tới mức nào và khi đó liệu Ấn Độ có còn nằm trong BộTứ Kim Cương nữa không?

Hiện nay bộ tham mưu của Ô. Joe Biden đang phải đối phó với các vấn đề Đài Loan, Biển Đông, Bắc Triều Tiên, Ba Tư và Nga và nhức đầu với sự can dự quá lâu vào các cuộc chiến ở Trung Đông. Tờ National Review ngày 21/3/2021 đi một bài báovới tiêu đề “Three Wars, No Victory”. Bài báo này nói rằng Hoa Kỳ rồi đây sẽ không còn có chiến thắng quân sự nào nữa dù là quốc gia có binh lực hủng mạnh nhất thế giới. Tác giả đã căn cứ vào ba thất bại trong vòng 50 năm vừa qua như ở Việt Nam, Iraq và A Phú Hãn.



Theo tác giả, nguyên do chính của sự thất bại là bởi các nhà làm chính sách “the policy hub, or the policy-makers, were primarily responsible for the failures.” Binh thư TônTử dạy rằng, chiếm đất dễ nhưng giữ đất khó. Với sức mạnh quân sự hiện tại, không một quốc gia nào trên thế giới có thể đề kháng nổi một cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ. Thế nhưng sau khi chiếm được đất, đề chứng tỏ rằng mình đi “giải phóng” hoặc “xây dựng dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” cho thế giới, Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chính quyền “thân Mỹ” tại đây và đóng  quân rải rác để giữ gìn an ninh cho vùng đất mới chiếm đóng. Thế nhưng nếu lòng dân không phục, chính quyền đó sẽ bị coi như “bù nhìn” và phong trào kháng chiến bùng phát khắp nơi. Các nơi đóng quân của Mỹ bị pháo kích, nội tuyến giả bộ hợp tác với lính Mỹ bất thần giết lính Mỹ rồi chạy qua hàng ngũ địch, lộ trình di chuyển bị đặt mìn, phục kích. Theo thời gian, số thương vong lên cao, nó sẽ là miếng mồi ngon cho đảng đối lập- Cộng Hòa tấn công Dân Chủ rồi Dân Chủ tấn công Cộng Hòa, cộng thêm với nền báo chí tự do loan truyền tin tức khiến quần chúng hoang mang rồi đi tới “phản chiến”. Chính hệ thống đối lập “lưỡng đảng” đã trói tay binh sĩ Hoa Kỳ.

            Theo Henry Kissinger- người đã chứng kiến bốn cuộc chiến, nói rằng, khởi đầu, dân Mỹ rất hân hoan vì tự ái dân tộc và vì sự tuyên truyền của người cầm quyền. Thế nhưng theo thời gian, khi xác con em họ từ chiến trường đem về, họ quay ra phản chiến. Cuối cùng Mỹ lúng túng không biết phải  làm sao. Ở thì không được, rút lui thì xấu hổ vì chính quyền do Mỹ dựng lên sẽ xụp đổ và mất uy tín trên toàn thế giới. Ô. Bush Con (Cộng Hòa) sau tám năm “bàn giao” hai cuộc chiến Iraq và A Phú Hãn cho Ô. Obama. Sau tám năm Ô. Obama (Dân Chủ) giải quyết không xong rồi “bàn giao” cho Ô. Trump. Khi lên làm tổng thống, Ô. Trump (Cộng Hòa) chán ngấy với cuộc chiến này dự định rút quân ngay lập tức nhưng bị Quốc  Hội gồm hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa chống đối cho nên đành buông xuôi, cuối cùng lại “bàn giao” cho Ô. Joe Biden (DânChủ).

Hiện nay Ô. Joe Bide cũng chẳng có giải pháp nào để chiến thắng hay rút lui khỏi A Phú Hãnvà Iraq trong khi đó lại tiếp tục lún thêm vào cuộc chiến Syria. Ai cũng biết nếu Mỹ sa lầy vào các cuộc chiến ở Trung  Đông thì tiềm lực sẽ suy yếu, khó lòng đối phóvởi Hoa Lục đang mỗi ngày mỗi lớn mạnh…nhưng lại không biết phải làm sao bây giờ? Không ông tổng thống nào muốn lịchsử ghi mình là kẻ chiến bại và bỏ rơi đồng minh, cho nên cứ lằng nhằng để rồi cuối cùng “bán cái” cho ông tổng thống sau.

Tác giả bài báo cũng nói thêm rằng trong ChiếnTranhViệt Nam, hầu hết các binh sĩ ra chiến trường không phải lính tình nguyện mà là “đi quân dịch” từ đó gánh nặng xương máu trên chiến trường thuộc về tầng lớp dân nghèo. Trong khi đó bốn ông tổng thống đều né tránh quân dịch. Ô. Bill Clinton tìm cách du học ở Anh để trốn lính. Ô. Bush Con vào không quân của Vệ Binh Quốc Gia Texas. Ô. Donald Trump được bác sĩ gia đình chứng nhận là sưng khớp xương chân (bone spur) để khỏi phải đi lính. Còn Ô. Joe Biden khai rằng bị hen suyễn từ thời trung học cho nên không thể vào quân đội. Các ôngtổng thống Mỹ đều rất thông minh và thông minh ngay từ hồi nhỏ. Thế nhưng đời này kể cũng lạ. Dù cho chúng ta thông minh quán chúng nhưng chúng ta vẫn có thể sai lầm. Chẳng hạn như Ô. Bush Con sẽ hối hận suốt đời vì mở hai cuộc chiến A Phú Hãn và Iraq khiến 20 năm sau, tức tới bây giờ vẫn chưa giải quyết xong. Còn Ô. Tony Blair- cựu thủ tướng Anh cũng đã hối hận vì đã cùng Ô. Bush Con tham dự vào cuộc chiến này. Còn tướng Collin Power – cựu bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng sự thất bại lớn trong sự nghiệp của ông là -với tư cách bộ trưởng ngoại giao, ông đã đọc bài diễn văn hùng hồn trước Đại Hội Đồng LHQ tố cáo Saddam Hussein thủ đắc một kho vũ khí giết người hàng loạt khổng lồ khiến thế giới lâm nguy tới nơi… cho nên phải mở cuộc tấn công vào Iraq gấp. Nhưng khi Mỹ tiến quân vào thì không có gì cả… khiến 4,507 binh sĩ Hoa Kỳ bỏ mạng, 32,292 bị thương và tối thiểu từ 185,194 tới 208,167 dân thường Iraq chết oan. Còn tại cuộc chiến A Phú Hãn, hơn 2300 lính Mỹ tử trận và hơn 100,000 thường dân A Phú Hãn đã chết hay bị thương theo thống kê của LHQ năm 2009.

Nước Mỹ là một siêu cường, là Number One, điều  đó miễn bàn. Nhưng siêu cường này đang phải đối phó với những vấn đề vô cùng nan giải mà bao chiến lược gia, bao bộ óc thong minh “Think Tank” vẫn không sao giải quyết được, không thể tạo được chiến thắng ở hai cuộc chiến Iraq và A PhúHãn. A Phú Hãn là nơi mà các sử gia nói rằng “Nó là mồ chôn của các đế quốc” (Grave of Empires). Tại đây, các đế quốc Anh và Nga đã phải “ôm đầu máu” mà chạy. Tôi nghĩ cuối cùng rồi Ô. Joe Biden cũng sẽ cố giữ nguyên trạng rồi “bán cái” cho Bà Kamala Harris hay một ông tổng thống Cộng Hòa nào đó sau cuộc bầu cử năm 2024. Ô. Joe Biden không thể rút hết quân vàoTháng Năm này theo như một thỏa hiệp đạt được với Taliban dưới thời Ô. Trump vì các cơ quan tình báo đã trình với bộ tham mưu của Ô. Joe Biden rằng nếu Hoa Kỳ rút hết quân thì chế độ ở Kabul sẽ xụp đổ trong vòng hai ba năm. Các ông tướng của quân đội A Phú Hãn đã có lần bị Ô. Trump tố cáo là tham nhũng và chứa lính ma lính kiểng. Bất kỳ một quân đội nào suy yếu rồi thảm bại cũng có nguyên do của nó. Hoặc nhỏ không chống được mạnh, vũ khí quá chênh lệch, chiến lược sai, hoặc phi chính nghĩa, hoặc tướng lãnh bất tài, tham nhũng như quân đội của Tưởng Giới Thạch.

Đào Văn Bình

(California ngày 2/4/2021

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
ĐÀI BẮC. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã trở thành điểm tập hợp của phong trào LGBTQ ở châu Á. Năm 2019, quốc đảo này trở thành quốc đảo đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và các câu lạc bộ như Dalida, trước đây hoạt động bí mật, được đông đảo khán giả yêu thích. Tại Đài Loan, lễ hội Pride lớn nhất Đông Á được tổ chức; bộ trưởng kỹ thuật số quốc gia Audrey Tang là người chuyển đổi giới tính; và ở ngay giữa trung tâm Đài Bắc, một phần đường phố được sơn màu cầu vồng. Gần 2/3 dân số ủng hộ hôn nhân đồng tính
Diễn văn chính trị quan trọng đầu tiên trong cương vị Chủ tịch nước của ông Võ Văn Thưởng đã nói về “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Nhưng tại sao, sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003) mà chia rẽ vẫn còn?
... Không ít lúc, vẫn trộm nghĩ thêm rằng: nhờ lúc nào cũng có vài trăm TNLT chật ních trong những nhà tù, cùng những hòn vọng phu luôn ở bên ngoài nên người Việt cũng đỡ ngượng ngùng khi nhìn vào mặt nhau, và họ còn có kẻ để hướng tới, khi nghĩ đến tương lai của đất nước này!
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.