Hôm nay,  

Viết Trên Cát

12/2/200700:00:00(View: 8066)

Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian  tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu. 

Cả một trời thu im lắng, u hoài trùm phủ quanh tôi.

Ngồi trong lòng xe nơi bãi đậu, tôi đang chờ quý thầy, trên đường tới tụng kinh hộ niệm cho người quá vãng của một gia đình nghèo mà thầy tôi vừa tình cờ biết tin.

Gió nhẹ.

Lá thu rơi.

Người còn.

Kẻ mất.

Hợp rồi tan.

Ai cũng biết thế, nhưng dường như những lá thu rơi nhẹ nhàng, thanh thản hơn con người lúc ra đi. Lá lìa cành, theo gió, bay lượn êm ả như vẫy  chào cây, rồi thầm lặng nằm trên mặt đất. Đất ân cần đón lá, lá an nhiên tiếp nhận nắng mưa, và lá biết rằng, rồi lá sẽ thành đất, để đất lại nuôi cây …

Bỗng nhiên, những tiếng gào khóc bật lên từ bên trong nhà quàn, vang động, xé rách không gian đang lặng lẽ! Tiếng khóc, tiếng kể lể, tiếng thảm thiết gọi tên người vừa chết làm xôn xao những người đang hiện diện.

Nhưng bên ngoài, nơi tôi vẫn ngồi yên trong lòng xe, gió thu vẫn thổi nhẹ, lá thu vẫn thong thả rơi, đất vẫn thầm lặng, nhẫn nhục, nhận những Đến và Đi …

Những tiếng khóc khi người-mất-người có mang chút nào ân hận vì đã chẳng tử tế đủ, khi còn nhau hay không"

Có lẽ nhiều ân hận, người ta mới khóc than như thế! Nếu sống với nhau mà tử tế, mà thủy chung như cây với lá thì sự ra đi chỉ là tạm biệt, là chuyển hóa.

Tử tế với nhau thì có gì ân hận lúc chia tay theo lẽ vô thường!

Tiếng gào khóc càng lúc càng bi thương. Phải chi tôi có thể kể cho người đang khóc nghe một câu chuyện ngắn mà tôi từng được nghe từ một vị giảng-sư.

Hai huynh đệ đồng tu, khá thân thiết, đang cùng đi trên sa mạc. Hai vị nói đủ các thứ chuyện quanh đề tài tu học, và ở một đề tài, có sự bất đồng đến mức huynh thẳng tay giáng cho đệ một bạt tai.

Đệ không nói gì, quỳ xuống trên cát, dùng ngón tay viết giòng chữ “Hôm nay bạn tôi đã tát tôi.”

Hai người tiếp tục đi, không ai nói gì với ai nữa.

Ngang qua một khu sình lầy, người em hụt chân, lún xuống bùn. Lập tức, người anh đưa tay, kéo em lên. Không một lời cám ơn, hai người tiếp tục đi, ra khỏi sa mạc, tới vùng đồi núi. Người em nhìn quanh, tiến tới một tảng đá lớn, dùng những viên sỏi nhọn, vận dụng hết sức lực để viết trên đá giòng chữ “Hôm nay bạn tôi đã cứu tôi”.

Lúc đó, người anh mới lên tiếng hỏi:

- Sao lúc huynh tát đệ, đệ viết trên cát, mà lúc cứu đệ, đệ lại viết trên đá"

- Thưa huynh, những tàn nhẫn, đau buồn, hãy viết trên cát để cát bụi thời gian xóa nhòa đi; nhưng những tử tế, ơn nghĩa phải viết trên đá mà ghi tâm khắc cốt.

Câu chuyện chỉ có thế, nhưng nước mắt tôi đã lã chã rơi vì biết rằng, giữa cõi ta-bà chập chùng những dối gian, bội phản, tàn nhẫn này, phải có  bao nhiêu bãi cát để nhân gian viết đủ"!

Nhưng may thay, cũng an ủi, là đứng trước tảng đá, cắn ngón tay chảy máu làm mực, người con Phật còn lòng biết ơn sâu sa để viết xuống sáu chữ:

"NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

(Tạm biệt trăng thu- thành phố Biển Dài)       

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
Tuần qua, Bắc Kinh hủy bỏ chuyến thăm viếng của Tổng trưởng Tài chính Đức là ông Peer Steinbruck được dự trù từ lâu cho tháng 12 tới đây
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.