Hôm nay,  

Chiếc Áo Thầy Tu

22/07/200700:00:00(Xem: 8376)

Mỗi lần tình cờ nghe câu nói “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, tôi lại nghĩ về câu chuyện con cọp lông vàng trong những truyện điển tích Phật giáo.

Câu chuyện rất ngắn, rất đơn giản, nhưng đã nghe qua, người Phật tử không thể không suy nghĩ. Chuyện nói về con cọp ở một khu rừng rậm, hiểm trở, bao quanh bởi vách núi cheo leo. Con cọp có bộ lông vàng óng, rất đẹp, đẹp đến nỗi khi ánh mặt trời lên, chiếu vào bộ lông của nó thì ánh sáng đó long lanh, xuyên suốt tới nhiều dặm ! Tất nhiên, không nhà quý tộc nào không thèm thuồng có bộ áo may bằng lông của nó nên biết bao thợ săn đã tìm cách mon men tới bìa rừng với những túi tên tẩm thuốc độc, mong hạ thủ con cọp vàng để lột da đem bán. Nhưng con cọp cực kỳ bén nhạy. Nó như “ngửi” được mùi cung tên nên ít có gã thợ săn nào tới gần được, cho tới khi một thợ săn nảy ra ý nghĩ tìm một bộ ca-sa, trá hình làm vị sa-môn, ôm bình bát, thong thả đi vào khu rừng. Tất nhiên, bên trong vạt áo ca-sa đó cất dấu cung tên tẩm thuốc độc!

Quả nhiên, vì cung tên không để lộ ra ngoài nên càng lúc gã thợ săn càng đến gần được con cọp vàng. Và khi tầm gần vừa đủ ra tay thì gã nhanh nhẹn lắp tên, giương cung, nhắm ngay tim con cọp vàng mà bắn thẳng. Cọp trúng tên, gầm lên đau đớn. Trong vài giây phút cuối cùng, nó dồn hết sức mạnh lao về phía bóng người mà nó tin là vừa hãm hại nó. Tuy bị trúng tên nhưng sức mạnh của con cọp cũng đủ xô gã thợ săn ngã nhào, đủ cào, cắn, kéo kẻ đó cùng sang bên kia thế giới với nó.

Nhưng, qua ánh mắt cố nhướng lên, nó nhận ra vạt áo ca-sa.

Nó không đủ minh mẫn để hỏi, sao người mặc áo ca-sa lại hại nó, nhưng đủ sáng suốt để tự nói với nó rằng: “ Ồ, đây là một vị thầy tu. Ta thà chịu chết chứ không thể xâm phạm người này”.
Câu chuyện chấm dứt ở đây.

Trong câu chuyện này, chiếc áo có làm nên thầy tu hay không"
Có chứ! Ít nhất là đối với con cọp có gieo nhân Bồ-đề, vì nếu không, con cọp đã hạ thủ kẻ hại nó trước khi nó tắt hơi.

Nếu có những chiếc áo ca-sa không làm nên thầy tu thì người khoác áo đó chịu trách nhiệm. Ai gieo nhân gì, tất hái quả đó. Nhân và quả theo nhau như bóng với hình, như vang theo tiếng, thân bằng quyến thuộc muốn chịu tội thay nhau còn chẳng được, huống là kẻ gây nhân phủ nhận.

Đừng trách con cọp vàng ngu xuẩn không nhận ra sau lớp áo thầy tu là gã thợ săn độc ác, bởi vì con cọp chỉ nhìn chiếc áo như dấu hiệu của sứ giả Như-Lai nên lập tức dừng tâm sân hận và khởi lòng quy ngưỡng. Làm sao nó ngăn chặn và thấu hiểu hết tâm địa ác nhân" Ít nhất, sự dừng tâm sân hận cũng khiến nó ra đi nhẹ nhàng. Phút ra đi, nhẹ nhàng hay khó khăn là điều rất quan trọng với mọi loài vì chính phút giây đó, kẻ ra đi nương theo nghiệp mình mà thác sanh.

Chuyện con cọp vàng chỉ ngắn gọn, tôi lại suy nghĩ dài dòng chỉ vì tôi đang liên tưởng tới hình ảnh gần 50 nam nữ công an của thành phố mang tên Hồ Chí Minh đã từng đến Thanh Minh Thiền Viện để ngăn chặn, không cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ tới chùa Giác Hoa dự giỗ Tổ Nguyên Thiều. Đám công an đó đã không cần che dấu sự hung hăng, lỗ mãng qua những hành động giằng co, xô đẩy vị sư già. Cuối cùng, dân chúng hai bên đường đã chứng kiến chiếc phước-điền-y đắp trên thân ngài bị đám công an xé rách toạc. Sự kiện xảy ra ngày 19 tháng 11 năm 2005 nhưng nay nhớ lại cùng với câu chuyện con cọp vàng, tôi bỗng thấy đám công an tôi chưa từng biết mặt biết tên, hiện hình là những con sói, loài thú không hề dừng lại hay nương tay trước con mồi, dù chúng đang no hay đói! Chúng chưa từng được nghe chuyện con cọp vàng. Hoặc thảng có nghe mà không thể hiểu! Thật đáng bi thiết biết bao!

“ Xa cách Phật-pháp thì ác đạo và thù oán không do đâu mà có thể giải thoát. Bỏ thân mạng này rồi chìm xuống biển khổ luân chuyển trong ba đường, trải khắp ác thú, biết bao giờ trở lại được thân người"” (*)


Hôm nay, cũng tại thành phố này, dân chúng lại thấp thoáng thấy vị sư già năm trước. Vẫn chiếc áo tu cũ kỹ khoác trên thân, nhà sư bước vào giữa vòng rào kềm tỏa những người dân lam lũ, đói khát, vật vờ như những bóng ma! Họ là ai mà bị cư xử tàn tệ, nhục nhã như thế" Thưa, họ là những ông chủ, bà chủ của chế độ Cộng Sản Việt Nam, một chế độ gọi dân là chủ và kẻ cầm quyền chỉ là đầy tớ phục vụ chủ mà thôi! Những ông chủ bà chủ đó, một ngày đẹp trời được đám đầy tớ cho biết rằng, con trâu, thửa ruộng của ông bà xin để chúng con lo toan, đừng phải nhọc lòng gì nữa. Và đám đầy tớ lo tận tình đến mức, nay trâu chẳng còn trong chuồng, nay lúa mọc chẳng được tự gặt hái vì đất, ruộng đã do đầy tớ lo toan hết!

Bao nhiêu năm rồi, người dân bị cướp đoạt tài sản" Nay, không còn gì để mất, không còn gì để sống mới liều mạng rủ nhau lết đến gõ cửa nhà đầy tớ, xin cứu xét nỗi uất ức, oan khổ này. Cơm vắt muối mè, từ quê lên tỉnh chẳng phải dễ, nhưng biết đâu, đèn trời soi xét, đầy tớ thương chủ mà trả trâu, trả ruộng.

26 ngày đã trôi qua!
26 ngày màn trời chiếu đất!
26 ngày thiếu thốn thuốc men, cơm ăn, nước uống!
26 ngày, hết mưa ướt như chuột lột lại nắng cháy đỏ thịt da!
26 ngày liên tục bị hù dọa!
26 ngày những người ngoài vòng kềm tỏa đó, đau lòng chứng kiến đồng bào bị chèn ép, đầy đọa! Đã nhiều người xỉu vì đói, rên vì bệnh. Và đám đầy tớ của dân nhìn ngay thấy cách hành động hữu hiệu để những  người khốn khổ kia phải bỏ cuộc. Đó là: ngăn chặn thực phẩm do những người từ tâm mang đến tiếp cứu. Chẳng những ngăn chặn sự tiếp tế mà chúng còn uy hiếp, bắt giam những người đến tiếp cứu với ác tâm là không ai dám đến gần những người cùng khổ kêu oan đó nữa!
Sự ngăn chặn cứu đói đó là gì" Có phải là ép dân, hoặc bỏ cuộc kêu oan hoặc chết đói hay không"""

Rõ ràng quá rồi.
Bọn tự nhận là đầy tớ của nhân dân chính là bọn CƯỚP CỦA, GIẾT NGƯỜI.
Chúng đã cướp tài sản của dân.
Chúng đang dồn dân chết đói, chết bệnh.

Thưa tất cả các vị từng ngồi ghế quan tòa trên khắp thế giới, trong những phiên tòa xử kẻ cướp của, giết người, quý vị thường tuyên án kẻ ác thế nào" Xin quý vị cho nhân dân Việt Nam được nghe một lời phán quyết theo lương tâm ông tòa, bà tòa.

Trong khi chờ đợi thì mấy trăm dân kêu oan ngồi trước văn phòng Quốc Hội II tại thành phố mang tên Hồ Chí Minh ở Việt Nam, đang chết dần vì đói, vì bệnh, vì khí hậu nghiệt ngã của trung tuần tháng bẩy này. Họ không phải chỉ là mấy trăm đang hiện diện mà là đại diện cho mấy ngàn, mấy vạn, mấy triệu những người không thể còn có phương tiện gì lết tới nơi tụ họp được.

Làm sao để họ có thể đứng vững mà kêu oan"
Làm sao để những tiếp tế cấp thiết đến được tay họ"

Chúng con cầu mong được thấy những Trưởng tử Như-Lai mang hạnh Vô-úy, vì đại nguyện cứu độ chúng sanh, không sợ hãi trước bạo lực. Chính những vị đó mới có thể dõng mãnh đi vào giữa rừng đao núi kiếm mà cứu độ chúng sanh khổ lụy.
Trong cùng tận oan khổ này, con mắt chúng sanh, dẫu vô minh đến đâu cũng nhìn ra chiếc áo có làm nên thầy tu hay không"
Chúng con ấm lòng thấy GHPGVNTN đã có mặt.

Chúng con ấm lòng thấy quý Linh mục Giáo Hội Công Giáo đã lên tiếng.
“Nguyện xin mười phương tận hư không giới, tất cả Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, đem những năng lực vô lượng vô biên tự tại không thể nghĩ bàn, không trái với thề xưa, không trái với nguyện xưa mà bố thí cho tất cả chúng sanh trong bốn loài, sáu đường, cùng khắp mười phương, từng tạo ra vô lượng vô biên tội ác, nay biết sám hối, cải vãng tu lai, những tội đã làm, nguyện xin diệt trừ; những tội chưa làm, thề không làm nữa. Nguyện xin tất cả Chư Phật trong mười phương, dùng bất khả tư nghị, tự tại thần lực gia tâm cứu hộ, thương xót nhiếp thọ, khiến tất cả chúng sanh tức thời giải thoát khổ não” (*)

NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT, nghe tiếng kêu thương, ngài liền cứu khổ.
NAM MÔ HƯ KHÔNG TẠNG BỒ TÁT, bằng tâm từ bi, diệt bao tội lỗi.
NAM MÔ TÁT ĐÀ BÀ LUÂN BỒ TÁT, một lòng vì Đạo, ngài hằng quên mình.
NAM MÔ CỨU THOÁT BỒ TÁT, giữa chốn tai ương, ngài phá tan nguy ách.
NAM MÔ A DẬT ĐA BỒ TÁT, biển lượng từ-bi, ngài che chở chúng sanh.
Xin một niệm, cảm mười phương Phật.
Xin một lạy, đoạn trừ vô lượng oan khiên.

Diệu Trân
(Như-Thị-Am, mùa Vu Lan 2007)
(*) Sám pháp Lương Hoàng Sám, dịch giả: Thích Viên Giác

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có ai biết lập trường của thủ đô Mỹ về Iraq là gì hay không" Câu hỏi ấy có thể gây khó chịu. Sự hiểu biết thông thường đều cho thấy đảng Cộng hoà đã thất cử và Chính quyền Bush
Ngân Giang là bút hiệu của một chiến binh Mỹ gốc Việt, vừa từ chiến trường Iraq về lại tiểu bang nhà là Texas. Bài sau đây cho thấy tấm lòng tác giả, dù xông pha
Quân dịch (còn được gọi là “nghĩa vụ quân sự”) là tòng quân bắt buộc nên không ai muốn nghe nói đến hai chữ quân dịch sặc mùi chiến tranh. Nước Mỹ ban hành chế độ quân dịch trong thời gian
Kết quả của hội nghị APEC 2006 đang được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tuyên truyền rầm rĩ. Là người Việt Nam ai cũng vui mừng
Chợ Lớn, Việt Nam - Khi Tổng thống Bush tới Việt Nam vào thứ Sáu, ông sẽ thấy một quốc gia dang khao khát tự do. Cuộc thăm viếng của ông trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thượng đỉnh
Phong trào đấu tranh cho dân chủ đang lớn mạnh tại VN và người Việt ở Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ như thế nào, đã là đề tài nóng bỏng được thảo luận trong chương trình hội luận hàng đêm trên đài TNT
Hôm 18, lãnh đạo 21 nền kinh tế trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC ra tuyên bố đặc biệt tại Hà Nội về nỗ lực khai thông bế tắc của vòng đàm phán Doha của Tổ chức
Giới kinh tế thường dùng một ẩn dụ lấy từ kỹ nghệ hầm mỏ. Chim hoàng yến dưới hầm. Phương tiện kỹ thuật của loài người dù tinh vi đến mấy nhiều khi lại không nhạy bằng loài vật. Dưới các hầm sâu
Chúng tôi hân hạnh được thưa chuyện cùng Quý vị một đề tài luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người trong chúng ta. Đó là vấn đề phát triển Việt Nam. Có lẽ Quý vị cũng như
Theo báo quốc nội, tại nhiều huyện thuộc khu vực ngoại thành của Sài Gòn, phần đông cư dân trong tuổi lao động không còn đất sản xuất, không tay nghề, lại không muốn làm công nhân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.