Hôm nay,  

Thiên An Môn Việt Nam

21/07/200700:00:00(Xem: 10722)

Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh để xin cứu xét về ruộng vườn đất đai bị cướp đoạt, đã bị càn quét khỏi nơi tụ họp.
Chỉ vài trăm dân đói, trong tay không tấc sắt, bụng thiếu hạt cơm mà nhà nước phải vận dụng đến hơn 300 bộ đội trang bị súng ngắn súng dài và những chiến xa rầm rập trên quốc lộ 1A, tiến về thành phố! Sao nhà nước phí phạm thế!" Vài ông công an có súng ngắn mà được lệnh bóp cò thì đám dân đói cũng tan hàng, cần chi quân đội, xe tăng, thiết giáp như tiến vào Irap vậy"

Thế là, sau 28 ngày lăn lóc đói khát, dân kêu oan được nhà nước vừa xịt khói cay, hụ còi inh ỏi uy hiếp, vừa hốt lên xe chở súc vật. Theo lời những người chứng kiến thì cứ 3, 4 công an mới quăng được một cụ già lên xe! Sao lạ thế" Sao nhà nước phí phạm nhân lực thế" Những ông công an đó có bao giờ thử bế cha bế mẹ của mình lên không" Một người cũng dư sức làm được việc này, phải không" Vậy thì, khi phải chuẩn bị 3, 4 người khiêng một người, chắc các ông công an trừ hao sức kháng cự. Tại sao những người dân cùng khổ đó phải kháng cự" Cả nước, và có thể cả thế giới có câu trả lời rồi, chỉ riêng chính quyền CSVN là không chấp nhận câu trả lời đó mà thôi. Điều này cũng dễ hiểu vì kẻ cướp, sau khi đã cướp được của rồi, làm sao có chuyện dễ dàng chấp nhận trả lại khổ chủ"!

Dân kêu oan đã bị hốt lên xe, mang đi trước sự chứng kiến của dân trong thành phố. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi được lệnh, bộ đội và công an đã quét sạch đám dân trong những tiếng kêu khóc rất chua chát và buồn cười: “Ông Nguyễn Tấn Dũng ơi, cứu dân! Ông Nguyễn Minh Triết ơi, cứu dân! Bác Hồ ơi, cứu dân!....” Chỉ người dân Việt Nam, ở những phút cực kỳ nguy khốn mới có thể vẫn duy trì tinh thần hài hước đến thê!

Cũng cảnh dân phản đối chính quyền ngay trung tâm thủ đô. Cũng cảnh quân đội và xe tăng đến đàn áp, nhưng sự việc ở Việt Nam đêm 18 tháng 7 năm 2007, khác với đêm 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên-An-Môn, Trung Quốc. Tại Thiên-An-Môn, sau khi càn quét sinh viên biểu tình, chính quyền phải dùng vòi rồng để rửa sạch máu trên mặt đường! Ở Việt Nam, sau khi hốt hết dân kêu oan lên xe, người ta chỉ cần dăm người phu quét đường tới dọn, như dọn rác mà thôi.

Có phước đức không, khi máu Việt không đổ như máu Tầu"
Thời điểm 1975 trong khi ở Cam Bốt, máu của khoảng hai triệu người tràn trên những “Cánh Đồng Chết” dưới tay Khờ-Me Đỏ thì ở Việt Nam, máu của quân, dân, cán chính VNCH cũng đâu có đổ! Vì những người thua trận không bị tắm máu mà chỉ bị PHƠI XƯƠNG!!!

Phải một thời gian sau đó, những nạn nhân của CSVN và toàn thế giới mới nhìn rõ sự thâm độc tận cùng của hành xử PHƠI XƯƠNG. Nạn nhân không được chết ngay mà phải vắt những giọt máu cuối cùng đề sản xuất cho kẻ cầm quyền thu lợi. Rồi, cùng với từng giọt mồ hôi tuôn ra, nạn nhân được chết dần, chết mòn trong tù đầy và tra tấn.

Trở lại cảnh CSVN vừa hốt dân kêu oan lên xe bít bùng, chở đi.


Đi đâu"""

Chở về nguyên quán"

Với cái “căn cước mới” là dân kêu oan, họ có được yên ổn ở nguyên quán hay không"



Chở vào nhà tù"

Nhốt ở đâu" Bao giờ xử" Người tù Nguyễn Văn Lý nổi tiếng khắp thế giới mà khi ra tòa còn bị bịt miệng thì người dân kêu oan vô danh tiểu tốt vào tù chờ …. chết thôi ư"

Có vị nào tìm được câu trả lời không"

Có vị nào ngậm ngùi khi liên tưởng đến cuộc tranh đấu bất bạo động của nhân dân Ba Lan, hơn ba thập niên trước hay không"

Cuộc tranh đấu đó không chỉ bền bỉ, quyết tâm mà còn rất cần ĐOÀN KẾT, CAN TRƯỜNG VÀ TRÍ TUỆ. Nhìn lại những trang sử ấy, chúng ta thấy Walesa, lãnh tụ công nhân đầy sáng suốt và dũng cảm, chúng ta thấy thành phần phong trào sinh viên đầy trí tuệ, chúng ta thấy sự nhất trí đoàn kết của các nghiệp đoàn công nhân.

Có những đoạn sử đáng ghi nhận như khi công nhân xưởng đóng tầu Gdansk đạt được thắng lợi sau ba ngày thương thuyết nghẹt thở, Walesa vừa tuyên bố chấm dứt đình công thì nhận được tin các công nhân của xưởng Gdynia vẫn đang tranh đấu. Thế là toàn thế công nhân xưởng Gdansk trở lại đình công với thái độ quyết liệt hơn trong mục tiêu “ Nguyện vọng của công nhân xưởng Gdynia cũng phải được cứu xét”.

Cũng trong giai đoạn đó, trước sức mạnh bất bạo động của các nghiệp đoàn, Cộng Sản Ba-Lan chưa dám thẳng tay đàn áp sinh viên đang hợp tác tranh đấu với Nghiệp Đoàn Công Nhân, nhưng chúng đi dò tìm các lãnh tụ Sinh Viên để thủ tiêu. Cộng Sản xứ nào cũng thành thạo việc này. Và ngày 5 tháng 7 năm 1977 người ta thấy nơi góc cầu thang dẫn lên chung cư khu trung lưu, xác một thanh niên trẻ bị đập vỡ sọ. Đó là Stanislaw Pyjas, sinh viên ban triết, trường đại học Kralow.
Sự căm phẫn của dân chúng bùng lên như lửa rơm mùa hạ. Ngay đêm đó, khi bóng tối vừa phủ xuống thành phố Kralow thì 5000 sinh viên đã lặng lẽ xuống đường. Mỗi người một cây nến trên tay, họ im lặng đi trong thành phố. Lạ thay, họ đi qua nhà nào thì mọi người trong nhà đó mở cửa, nhập cuộc ! không ai còn sợ sệt gì nữa! Phút chốc, cả thành phố di động ngoài đường với rừng nến lung linh!

Hình ảnh cực kỳ bi tráng này làm rợn tóc gáy cả Diêm Vương nên Cộng Sản Ba Lan mới bó tay.

Đây chính là sức mạnh của sự ĐOÀN KẾT NHẤT TRÍ.
Bạo quyền có thể giết một người, mười người, trăm người …. Nhưng chúng có thể, trong cùng một lúc, giết trọn một tỉnh, hai tỉnh, ba tỉnh ….. hay không"
Với kỹ thuật tin học hiện nay, điều này có lẽ hơi khó, trừ khi chúng giết dân xong rồi bế quan tỏa cảng, nội bất xuất ngoại bất nhập, tôi không chơi với ai nên cũng không cần ai chơi với tôi!!!

Nhìn lại kinh ngiệm lịch sử thế giới để ngậm ngùi rằng, đồng bào Việt Nam tuy đang bị CSVN cướp đoạt, đầy đọa nhưng hoàn cảnh, của cải bị cướp nhiều ít khác nhau nên chưa đoàn kết nhất trí. Những người bị cướp sạch sành sanh đang là vật hy sinh, trong khi, những người còn chút đỉnh, sợ hãi đứng nhìn trong hy vọng không tham gia với những người hết “sạch sành sanh” thì “chút đỉnh” này may ra giữ được!

Xin hãy nhìn sang bất cứ nước Cộng-Sản nào còn sót lại trên thế giới để thấy người dân xứ ấy sống ra sao so với những đất nước tự do.
Nguyễn Bỉ Ngạn

Tham khảo:
Political Opposition in Poland 1954-1977, tác giả Peter Reina.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.