Hôm nay,  

Về Bài Viết “Plenty To Smile About”

4/2/200700:00:00(View: 7004)

Tờ The Economist số ngày 31/3 đến 6/4/2007, trang 49 (nguyên văn tiếng Anh sau ý kiến này) đăng bài “Plenty to smile about” nói về một số mặt tốt đẹp và một số mặt tiêu cực của Việt Nam. Mặt tiêu cực là chính sách đàn áp các tiếng nói đối lập, điển hình là vụ truy tố linh mục Nguyễn Văn Lý tháng Hai vừa qua. Về mặt tích cực bài viết đưa ra nhiều điểm không chính xác làm dư luận thế giới có thể hiểu lầm hoàn cảnh thật của đất nước Việt Nam.

Nếu nhìn như một kẻ đi xem tuồng hát thì Việt Nam có nhiều mặt để vui. Nhưng nhìn sau hậu trường lại khác. Có bốn mặt tích cực bài viết đưa ra và tôi thắc mắc sự chính xác của chúng.

Thứ nhất tác giả viết: “Quốc hội, trước kia vốn là con dấu cao su của đảng đang trở thành một diễn đàn thật sự để tranh luận và chỉ trích chính phủ. Báo chí cũng được tự do phê bình những sai lầm lớn của chính phủ.” Bề ngoài có vẻ như vậy nhưng sự thật Quốc hội vẫn là con dấu cao su đóng vào các quyết định của Bộ Chính trị. Các cuộc thảo luận không phải là những tranh luận như tại quốc hội của các nuớc dân chủ mà chỉ là một màn kịch không hơn không kém. Hãy quan sát kỹ đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 tới như thế nào sẽ thấy.

Điểm thứ hai về chống tham nhũng. Bài viết nói: “chính phủ Việt Nam đang có nỗ lực thật sự để chống tham nhũng”. Đúng. Những người đang lãnh đạo nói vậy và đã thiết lập nhiều cơ cấu chống tham nhũng. Nhưng đó chỉ là một cách đánh lừa dư luận quốc tế. Những người đang nắm quyền lực dùng chiêu bài chống tham nhũng như một vũ khí để giải quyết những cuộc tranh chấp chính trị nội bộ. Ai cũng biết muốn chống tham nhũng một quốc gia phải có tối thiểu hai thứ là báo chí tự do và một nền tư pháp độc lập. Hai thứ đó không có tại Việt Nam thì làm sao chống tham nhũng"

Điểm thứ ba bài báo viết: “sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo được thu hẹp lại khá hơn tại các thành phố khác ở Đông Nam Á.” Nhưng sự cách biệt điều kiện sống giữa những người ở thành phố và đại đa số dân chúng sống ở thôn quê thì sao" Có phải càng ngày càng cách biệt không. Điều này không thấy bài báo nói tới.

Điểm sau cùng là liên hệ đến Trung quốc. Bài viết nói: “Việt Nam bỏ qua một bên sự hiềm khích với Trung quốc - một nước từng xâm lăng Việt Nam nhiều lần trong những thế kỷ qua – vì quyền lợi phồn thịnh của  xứ sở”. Không có gì sai sự thật cho bằng nhận định này. Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên hiệp ước nhượng đất đảng Cộng sản Việt Nam đã ký với Trung quốc cuối năm 1999. Những nhà lãnh đạo đảng vào lúc đó đã ký một phần dưới áp lực kinh tế và quân sự của Trung quốc, một phần để tìm sự yểm trợ của Trung quốc để giữ chân của mình trong kỳ đại hội thứ 9 của đảng (triệu tập đầu năm 2001) chứ chẳng phải vì sự phồn thịnh của đất nước.

Vốn là một độc giả trong nhiều thập niên của The Economist, một tạp chí tôi đánh giá xuất sắc nhất trên thế giới, nhưng riêng bài viết này tôi thấy đáng được tô một chữ “F” lớn. Bài viết có thể làm cho những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam vui, nhưng thật là một thất vọng đối với nhân dân Việt Nam./.

April 1, 2007

[email protected]

www.tranbinhnam.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo bản tin của David Fullbrook , theo tất cả kế hoạch, Trung quốc lần đầu tiên mở thao diễn quân sự chung vào Tháng Bẩy
Hôm nay tôi xin lạm bàn một chuyện đáng ra phải để cho các nhà văn, nhà thơ
Mùa Xuân năm Kỷ Hợi, ngày 10 tháng Ba năm 1959, dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Trung Quốc và bị thảm sát
Vào ngày 16/3/2007 chế độ độc tài CSVN đã công khai áp dụng lối tra khảo nạn nhân của bọn cướp đối với Chiến Sĩ Dân Chủ Đỗ Nam Hải, chúng đã hăm dọa Cha Mẹ
Vừa qua, sau khi đắc chí đã vào được WTO, đảng và nhà nước công sản Việt Nam đã tiến hành một chiến dịch đàn áp quy mô trên toàn lãnh thổ nước Việt
Mục sư Hồng Trung là một người chiến sĩ dân chủ trẻ đã âm thầm dấn thân trong suốt thời gian qua, và hiện đang bị giam cầm trong vòng lao tù Cộng sản.
Đó là lời của Kỹ sư Đỗ nam Hải đã nói trước mặt rất đông chiến sĩ và cán bộ Công An, trong đó có rất nhiều những sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Công An, Sở CA Thành Phố Saigon
Mục sư Hồng Trung sinh năm 1964 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Cha là ông Hồng Hoa, sinh năm 1938, quê ở tỉnh Quảng Nam. Ông vốn là một cựu quân nhân VNCH.
Những tiếng nói dũng cảm và thắng thắn của nhiều người dân chủ và cả những đảng viên còn biết giữ tự trọng đang công khai lên tiếng chống bầu cử
Những người dân chủ cũng như đại đa số dân chúng Việt Nam đều mong muốn có một cuộc bầu cử công bằng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.