Hôm nay,  

Quyền Tư Hữu và Nhân Quyền

28/02/200700:00:00(Xem: 6557)

Quyền Tư Hữu và Nhân Quyền

...Không có tự do và nhân quyền thì kinh tế thị trường chỉ là sự bất công được định chế hoá và biểu hiện của bất công chính là tham nhũng và quan liêu...

Vào tuần tới, Quốc hội khóa 10 của Trung Quốc có kỳ họp thứ năm và trong nghị trình sẽ có cả việc duyệt xét lại dự luật về quyền sở hữu tài sản. Quyền tư hữu là điều đáng chú ý trong một xứ vẫn tự xưng là xã hội chủ nghĩa nên Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về những đổi thay bên dưới hiện tượng ấy và chú ý đến một quyền khác, là quyền làm người. Cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ do Việt Long thực hiện sau đây.

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, vào tuần tới đây, Quốc hội Trung Quốc sẽ có kỳ họp thứ năm để phê duyệt và thông qua một số văn kiện và quyết định. Chúng tôi xin đề nghị là tuần này, chúng ta sẽ thảo luận về một số văn kiện đáng chú ý trong lãnh vực kinh tế.

- Thưa vâng, nghị trình được thông báo của kỳ họp thứ năm của Quốc hội khoá 10 của Trung Quốc là duyệt lại báo cáo của Quốc vụ viện về tình hình kinh tế xã hội và thông qua các chỉ tiêu kinh tế của năm 2007. Điểm đáng chú ý là Quốc hội kỳ này có thể sẽ kéo dài phiên họp thêm vài ngày để thảo luận về một số văn kiện pháp lý, trong đó có luật thuế doanh nghiệp mà họ muốn thống nhất cho các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài và về một dự thảo đạo luật về quyền tư hữu, là điều chúng ta nên tìm hiểu.

- Hỏi: Thưa vâng, với mục đích sau cùng là suy nghiệm về trường hợp của Việt Nam, chúng tôi xin đề nghị là ông trình bày sơ qua bối cảnh của khoá họp kỳ này tại Bắc Kinh. 

- Xuyên qua những chuẩn bị được truyền thông của nhà nước Bắc Kinh công bố ra ngoài, kỳ họp thứ năm vào đầu năm của Quốc hội khoá 10 sẽ có phần thông lệ là nghe báo cáo của Nhà nước về kinh tế xã hội và thông qua kế hoạch kinh tế cho năm tới. Kỳ này sẽ đặc biệt hơn là vì chú trọng tới nạn tham nhũng, một vấn đề Việt Nam cũng cho là bức xúc, và về những biện pháp diệt trừ. Chủ đích ở đây có thể là ngăn ngừa nạn tham nhũng trong tầng lớp đảng viên cán bộ địa phương vì phản ứng ngày càng dữ dội của người dân khi đảng viên cán bộ địa phương cướp đất để thực hiện các dự án gia cư, xây dựng và công nghiệp. Cũng vì mục đích ấy mà họ sẽ thảo luận về dự luật về quyền tư hữu, vốn đã có một dự thảo được phổ biến từ năm 2002 và khi Quốc hội đã đồng ý trong kỳ họp đầu năm 2004 là đưa quyền sở hữu tư nhân vào Hiến pháp. Then chốt ở đây vẫn là chuyện đất đai.

- Hỏi: Xin hỏi lại ông một điều trong phần trình bày vừa rồi. Ông nói là dự thảo luật về quyền tư hữu đã có từ năm 2002 và năm 2004 thì Hiến pháp Trung Quốc đã công nhận quyền sở hữu tư nhân của công dân, mà vì sao mãi đến giờ, là năm năm sau, Quốc hội Trung Quốc mới lại thảo luận thêm về dự luật tư hữu ấy"

- Đấy là một nhận xét rất đáng chú ý: Trung Quốc không thể đi nhanh được. Dự thảo trước đã gặp sự chống đối của các đảng viên vì cuộc tranh luận giữa công hữu và tư hữu và về vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng vì đất đai vẫn thuộc quyền quản lý của nhà nước và là một đầu mối của tham nhũng và bất công nên dự luật về quyền tư hữu mới được sửa lại vào tháng Tám năm ngoái, tuy nhiên để thuyết phục các phần tử thủ cựu thì dự thảo này đành công nhận vai trò thống trị của công hữu, nên có hy vọng thông qua.

- Hỏi: Ông nêu ra một chi tiết rất đáng quan tâm với người Việt Nam là vấn đề đất đai trong quốc nạn tham nhũng và dự thảo đạo luật về quyền tư hữu. Đến nay, ta được biết những gì về dự thảo này"

- Tờ Văn Hối Báo tại Hong Kong có loan tin là Quốc hội Trung Quốc có thể kéo dài kỳ họp vào ngày mùng năm tới để các Đại biểu Quốc hội có thêm thời giờ thảo luận về dự thảo một đạo luật đã được phổ biến tới các đảng viên. Những chi tiết được biết từ ngoài cho thấy đây là một văn kiện đồ sộ hơn hai vạn chữ gồm 286 điều quy định về quyền sở hữu của nhà nước, tập thể và tư nhân, về quyền sử dụng đất, về hợp đồng liên hệ đến đất đai và lao động và về những tranh chấp về quyền sở hữu.

Một chi tiết đáng chú ý là dự thảo này có quy định khá chi tiết quyền tư hữu của công dân đối với các phương tiện sản xuất như kiến trúc nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu, là điều khá mới trong một xứ mà cả thế giới cứ ngợi ca là đã đạt thành quả tăng trưởng cao. Điểm éo le là ngần ấy tài sản vẫn phải tọa lạc hay tồn trữ trên một thứ tài sản khác của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, là đất đai! Dự thảo mới có minh định thêm một số điều khoản để tránh việc đảng viên cán bộ địa phương nhân danh những nguyên tắc này nọ về công hữu hay chính sách nhà nước để tịch thu đất đai hoặc cản trở sự chuyển nhượng đất đai - thí dụ như đất nông nghiệp hay chuyên dùng - giữa tư nhân với nhau.

- Hỏi: Người ta có thể hơi phân vân về những quy định ấy liên hệ đến chuyện đất đai và tham nhũng. Mục đích là để làm gì"

- Tôi thiển nghĩ là từ trên xuống - và tại Trung Quốc, mọi thứ vẫn được quyết định từ trên xuống, chỉ động loạn thì mới từ dưới nổi lên - chính quyền trung ương muốn giới hạn khả năng tự tiện của đảng viên cán bộ địa phương trong việc phân phối và sử dụng đất vì đấy là một đầu mối tham nhũng. Kế tiếp, họ cũng muốn nâng cao khả năng quyết định khi cho đăng ký đất đai ở cấp cao hơn cấp huyện để tránh nạn cường hào ác bá của đảng viên. Với dân chúng, họ phải phòng xa việc thay đổi mục tiêu sử dụng đất, từ đất nông nghiệp canh tác qua đất chuyên dùng tại các vùng ven đô vì đi ngược với quy hoạch của nhà nước. Nhưng, dưới cùng thì cũng cho dân chúng được nhượng quyền sử dụng đất để gia tăng lợi tức người dân và giải tỏa những bất mãn quá mạnh tại nông thôn.

Nói cho dễ hiểu, họ đang phải xoay trở với một mâu thuẫn nội tại của hệ thống kinh tế chính trị quái đản là dân chúng có quyền tự do kinh tế, nhưng chỉ trong phạm vi được đảng và nhà nước chấp thuận, và tham nhũng hay bóc lột tất nhiên phải xảy ra ở cùng tiếp cận giữa những gì được cho phép và những gì còn bị cấm. Nói cho rốt ráo hơn, đây là một biểu hiện tranh chấp tất yếu giữa một chế độ phải công nhận quyền tư hữu nhưng lại chưa công nhận quyền làm người, hay nhân quyền, cho nên trong từng phạm vi đều phải có quy định để thỏa mãn người dân nhưng vẫn giành quyền thống trị cho đảng. Lạc quan thì ta khen là họ đang thay đổi, bi quan thì cho là thay đổi quá chậm.

- Hỏi: Từ nhận xét ấy của ông về quyền tư hữu và nhân quyền, chúng tôi xin đề nghị là mình xét thẳng vào một vấn đề đã gây tranh luận là tự do kinh tế hay thị trường có thể góp phần dẫn tới những thay đổi về chính trị hay không"

- Giới kinh tế và kinh doanh thì tin là, hoặc trấn an rằng, nếu có đổi thay về kinh tế thì cuối cùng kinh tế tự do vẫn có thể góp phần dẫn tới chính trị dân chủ. Một số nhà lý luận về cả kinh tế lẫn chính trị thì cho rằng phải cởi mở về chính trị thì mới giúp cho kinh tế phát triển được và chứng minh là những xứ có tự do nhất cũng là những nước phát triển nhất.

- Hỏi: Nhưng quan điểm của riêng ông về đề tài tranh luận này là như thế nào"

- Tôi thường hay nói ngược và thuộc loại thiểu số bi quan!

Những người làm giàu trong các quốc gia chưa có tự do dân chủ, như Trung Quốc và Việt Nam, có thể viện dẫn điều khó phủ nhận là các quốc gia có nền kinh tế tương đối tự do nhưng chế độ chính trị độc tài có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn sau khi giải tỏa kinh tế, nếu đo lường ở tổng sản lượng GDP và nhờ vậy nâng cao mức sống người dân. Vì chủ trương như vậy, họ đề cao việc hợp tác để dùng kinh tế làm đòn bẩy giúp cho chính trị được thông thoáng tự do. Đòn bẩy ấy trước tiên gẩy tiền về cho các cơ sở kinh doanh hay chuyên gia cộng tác với chế độ độc tài nhân danh một lý tưởng tự do rất xa vời.

Mặt trái của lý luận ấy là điều có thể thấy tại Trung Quốc và Việt Nam, là đà tăng trưởng gọi là khả quan ấy thực ra rất kém về phẩm chất. Nó không đồng đều như trong các nước đang phát triển mà có tự do và dân chủ. Và thật ra, nó cũng chẳng bền vững như người ta thường nghĩ. Cả thế giới và các định chế viện trợ quốc tế đều ca tụng thành quả kinh tế Trung Quốc mà ít ai nói ra là người dân Hoa lục nổi loạn ngày càng nhiều và chế độ ngày càng thấy bất an. Ở thôn quê thì nổi loạn vì nạn tham nhũng, bóc lột; ở thành thị thì vì mối lo thất nghiệp. Một thiểu số bị cả thế giới - doanh gia và các định chế quốc tế lẫn chế độ Bắc Kinh - bịt miệng là những người tranh đấu cho dân chủ. Họ là những kẻ phá rối tiệc vui kinh tế của thiên hạ.

- Hỏi: Nhưng ông vẫn chưa trả lời cho câu hỏi là ông quan niệm thế nào về hai vế kinh tế và chính trị, hay quyền sở hữu và quyền làm người"

- Súc vật cũng có phương cách bảo vệ quyền sở hữu của chúng vậy! Loài người may ra khá hơn nếu khởi đi từ quyền làm người. Khi mở ra chầm chậm quyền sở hữu của công dân mà vẫn chưa cho người dân những quyền tối thiểu của con người, lãnh đạo thực chất vẫn coi dân chúng là con trẻ, là một sinh vật kinh tế. Nhìn từ giác độ đạo đức thì đấy là một sự tụt hậu của con người vào thế kỷ 21; nhìn từ giác độ chính trị thì đấy chỉ là trì hoãn chứ không ngăn ngừa được động loạn; nhìn từ giác độ kinh tế, đấy không phải là giải pháp vững bền. Cho nên, việc tranh đấu và đòi hỏi nhân quyền vẫn là cần thiết và lãnh đạo sáng suốt thì phải thấy trước việc ấy mà tự cải cách, như nhiều nước khác đã làm.

Riêng về trường hợp Việt Nam, ta thấy là ngay sau những hứa hẹn thay đổi từ Đại hội đảng năm kia và được hội nhập về kinh tế vào cuối năm ngoái, lãnh đạo Việt Nam đã có biện pháp đàn áp nặng nề hơn, trước sự lặng thinh của cộng đồng kinh tế của thế giới, của doanh gia nước ngoài lẫn các định chế viện trợ của quốc tế. Không có tự do và nhân quyền thì kinh tế thị trường chỉ là sự bất công được định chế hoá và biểu hiện của bất công chính là tham nhũng và quan liêu. Khi chế độ cho mình ăn no hơn nhờ sức lao động và khả năng tháo vát của chính mình thì thật ra chế độ vẫn chưa coi mình là người! Và nếu lại hài lòng với việc ấy thì mình xứng đáng có lãnh đạo như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
Đố ai chứng minh được ”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta” như đảng Cộng sản Việt Nam tuyên truyền? Càng mơ hồ hơn khi nghe nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”
Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Nếu Mỹ duy trì các liên minh, đầu tư cho riêng mình và tránh các khiêu khích không cần thiết, Mỹ có thể giảm xác suất lâm vào một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Trung Quốc. Nhưng để xây dựng một chiến lược hũu hiệu, Mỹ sẽ phải tránh những phép loại suy luận quen thuộc trong lịch sử nhưng gây hiểu lầm.
Nếu vụ tấn công ngày 11 tháng 9 ở Hoa Kỳ đã thay đổi tình hình ở Trung Đông và toàn thế giới, thì "ngày 7 tháng 10" cũng có thể ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra tiếp theo, bởi tuy hoàn toàn không có một chút liên hệ trực tiếp nào với cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, nhưng trên thực tế, sự quan tâm đang xoay qua cuộc chiến Hamas-Israel lại có thể là một lợi thế cho Nga. Việc Hamas có thể tấn công bất ngờ vào Israel không chỉ là một thất bại đối với tình báo Israel, mà ngay cả Mỹ cũng đã hoàn toàn bị ru ngủ. Chỉ một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan tuyên bố rằng "khu vực Trung Đông ngày nay yên bình hơn so với nhiều thập kỷ trước".
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi. Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi tới nơi tưởng cũng nên ghé Wikipedia coi qua chút đỉnh:
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.