Hôm nay,  

Khủng Bố Đông Nam Á: Phí Tổn Kinh Tế

12/08/200300:00:00(Xem: 21510)
Sau dịch bệnh Sars, vụ đánh bom khách sạn Marriott tại thủ đô Jakarta của Indonesia và những bất ổn tại Philippines khiến cho giới kinh tế nhìn vào Đông Nam Á với sự e ngại.
Bài này đề cập tới ảnh hưởng kinh tế của các biến động trên đối với toàn khu vực, trong đó có Việt Nam qua phần trao đổi sau đây của Đài RFA cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Hỏi: Nói chung, các nước Đông Nam Á đã vượt qua những khó khăn của dịch viêm phổi cấp tính nghiêm trọng là dịch Sars, giờ đây lại gặp vấn đề mới là khủng bố tại Indonesia và cả biến động chính trị tại Philippines trước đó. Ông nghĩ sao về hậu quả của những biến cố này đối với sinh hoạt kinh tế"
-- Ban đầu, âm mưu đảo chính của một số sĩ quan tại Philippines và, trước đó, việc một nghi can khủng bố người Hồi giáo chuyên chế tạo bom lại vượt ngục thành công vào tháng Bảy khiến dư luận chú ý đến bất ổn chính trị tại Manila trong khi lạc quan dự đoán là Indonesia tương đối đã kiểm soát được an ninh sau vụ đánh bom trung tâm du lịch Bali vào tháng 10 năm ngoái. Vụ đánh bom khách sạn Marriott hôm Thứ ba tuần trước gây kinh ngạc cho nhiều người, lúc đó, dư luận mới thấy là từ đầu năm đến nay, Jakarta đã bị đánh bom sáu lần, lần cuối cùng là vào ngày Chủ Nhật, mới hôm kia thôi. Trước những biến cố đó, giới đầu tư quốc tế đang ráo riết kiểm điểm lại dự đoán về an ninh trong toàn khu vực Đông Nam Á, nhất là về nguy cơ khủng bố Hồi giáo do tổ chức Jemmah Islamiyah khởi xướng, một tổ chức có liên hệ đến mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Trong việc kiểm điểm này, người ta chú ý đến sự so sánh về an ninh trong từng quốc gia và điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đầu tư vào từng nước, trong đó có Việt Nam.
Hỏi: Trước khi đi vào những kiểm điểm đó, xin ông cho biết sự đánh giá của giới kinh tế và các nhà đầu tư đối với Đông Nam Á nói chung.
-- Từ đầu năm, người ta theo dõi sự bùng phát của dịch Sars và nhận định rằng tương đối các nước Đông Nam Á đã vượt qua được và riêng tại Indonesia, khi thấy chính quyền của bà Megawati Sukarnoputri bày tỏ quyết tâm diệt trừ khủng bố, đã truy tố các bị can của vụ đánh bom Bali năm ngoái, và có lập trường khá cứng rắn với xu hướng ly khai Aceh thì nói chung, giới đầu tư có sự lạc quan. Lạc quan nhất chính là về tình hình cải cách kinh tế tại Indonesia. Từ khi bà Megawati lên cầm quyền, quốc gia này cố thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và trấn an được giới chủ nợ quốc tế. Kết quả là các thị trường chứng khoán và hối đoái đều tăng giá trong bảy tháng đầu năm nay. Giới đầu tư chú ý đến yếu tố rủi ro kinh tế hơn là rủi ro an ninh và cho các thị trường đó điểm số cao, dù thực tế thì kinh tế chưa hoàn tòan sáng sủa tại Philippines, Malaysia và cả Indonesia.
Hỏi: Thế rồi vụ khủng bố bùng nổ tại Indonesia làm đảo lộn những tính toán về rủi ro ở trong vùng phải không"
-- Vâng, người ta thấy mối liên hệ của tổ chức Hồi giáo Jemmah Islamiyah, gọi tắt là JI, với al-Qaeda và có thể là một một đại lý khủng bố của al-Qaeda tại Đông Nam Á. Ngoài vùng Trung Đông thì Đông Nam Á là nơi tập trung dân số Hồi giáo đông nhất, với hơn 210 triệu người. Indonesia có gần 190 triệu, Malaysia có 12 triệu, Philipines và Thái Lan có khoảng sáu bảy triệu. Không phải xứ nào có người theo đạo Hồi cũng là quốc gia dung chứa khủng bố nhưng mỗi quốc gia lại có mức độ an ninh hay hài hòa xã hội khác nhau nên tương đối Thái Lan, Singapore và Malaysia không bị rủi ro bất ổn bằng Philippines và nhất là Indonesia. Đó là về dân số Hồi giáo, riêng về tổ chức JI mà người ta cho là chủ mưu của hai vụ đánh bom Marriott tuần qua và Bali năm ngoái, một số giới chức an ninh trong vùng cho là tổ chức này có chừng 3.000 đặc công đang hoạt động tại Đông Nam Á; trong đó, có 2.000 là ở tại Indonesia, một quốc gia quần đảo có hơn 13.000 đảo có người ở và chính quyền trung ương bị suy yếu sau hơn 30 năm độc tài của chế độ Suharto và chế độ này bị sụp đổ. Ngoài ra, JI cũng hiện diện tại Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và cả Cambốt. Điểm đáng chú ý là các tay đặc công khủng bố là thành phần cuồng tín, không sợ chết và không chấp nhận những lý luận thuần lý về quyền lợi hay phải trái như thế giới thường nghĩ. Việc đối đầu với một lực lượng như vậy không phải dễ và tuần qua, Hoa Kỳ cảnh báo là JI còn có thể ra tay và sẽ lại nhắm vào những mục tiêu quyền lợi của Mỹ. Chính quyền Úc cũng có mối e ngại tương tự. Không khí đó gây bất lợi cho mọi dự tính kinh doanh hay phát triển cho toàn vùng, nhất là cho Indonesia.

Hỏi: Bây giờ, nói đến những rủi ro của từng quốc gia trong vùng, theo ông nghĩ thì giới nghiên cứu kinh tế và thẩm định đầu tư đánh giá ra sao cho từng nơi"
-- Chúng ta có thể phân biệt hai loại rủi ro. Thứ nhất là rủi ro về kinh tế, căn cứ trên tình hình kinh tế vĩ mô hay căn bản của toàn quốc, thứ hai là rủi ro về chính trị, xã hội, an ninh hoặc chiến tranh, mà ta gọi tạm là rủi ro phi kinh tế. Còn một loại rủi ro nữa ta cũng cần đề cập là rủi ro về chính sách là trường hợp của Việt Nam. Về rủi ro kinh tế, có hai nước bị đánh giá thấp là Singapore và Malaysia. Singapore bị thất nghiệp nặng và đang ở giữa giai đoạn chuyển hướng phát triển hầu thoát khỏi tình trạng sở phí sản xuất gia tăng quá cao. Malaysia bị suy sụp vì chiến lược thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến đã mất hiệu quả vì giá cả lương bổng quá rẻ tại Trung Quốc trong khi số cầu nội địa của Malaysia chưa đủ mạnh để kích thích sản xuất. Về rủi ro phi kinh tế, ta có Indonesia và Philippines, nhất là Indonesia vì xứ này thực ra vẫn chưa kiện toàn được việc cải cách kinh tế và còn nhiều vấn đề kinh tế bị khỏa lấp bởi sự lạc quan của dư luận về mặt an ninh như vừa nói ở trên. Còn lại, có hai ba ngoại lệ là Cămbốt với cuộc bầu cử quốc hội vừa qua tương đối là ổn định nhưng vẫn gặp nhiều bất trắc chính trị và dù sao là một thị trường quá nhỏ; có Miến Điện vẫn còn chế độ độc tài và bị tai tiếng về tội đàn áp dân chủ; có Lào cũng gặp bất ổn về an ninh và dù sao cũng là một thị trường không đáng kể.
Hỏi: Như vậy, trên danh sách đó còn Thái Lan và Việt Nam"
-- Vâng, đây là hai quốc gia tương đối có ưu thế so với các nước còn lại. Việt Nam không bị nguy cơ khủng bố như Thái Lan nhưng lại thua kém Thái Lan về tiêu chuẩn kinh tế. Thái Lan được so sánh với Indonesia, Malaysia và Philippines và hơn hẳn ba lân bang kia trên cả hai tiêu chuẩn kinh tế lẫn an ninh. Trong ba năm qua, Thái Lan và Indonesia được giới đầu tư đánh giá cao hơn các lân bang về nỗ lực cải cách nhưng Indonesia gặp rủi ro lớn về an ninh cho nên, nếu kiểm soát được tình hình khủng bố, Thái Lan sẽ có lợi nhất Đông Nam Á và thành nơi thu hút đầu tư hấp dẫn nhất vì có cơ chế kinh tế lành mạnh nhất. Điều đó sẽ giúp Thái Lan trở thành tiếng nói có thẩm quyền nhất cho toàn khối ASEAN.
Hỏi: Thưa ông, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngang bằng Thái Lan và lại không bị nguy cơ khủng bố, vì sao lại không được đánh giá cao bằng"
-- Vì Việt Nam có nạn khủng bố của quan chức nhà nước. Việt Nam là quốc gia có khả năng cạnh tranh thấp nhất so với các lân bang cùng kích thước trong vùng Đông Nam Á. Lý do chính nằm trong cơ chế chính trị và khả năng quản lý cấp quốc gia của nhà nước. Giá cả nhà đất không được ổn định gây lãng phí trong đầu tư, lãi suất ngân hàng thì vẫn duy trì quá cao và còn được nâng cao hơn trong mấy tháng qua. Môi trường đầu tư tại Việt Nam thuộc loại truyện dài không đoạn kết vì cứ vài ba tháng lại thấy giới đầu tư cả quốc tế lẫn quốc nội than phiền, nào là sân chơi không bình đẳng, doanh nghiệp nhà nước còn chiếm độc quyền trên nhiều lãnh vực, nào là nạn tham nhũng, buôn lậu, gian lận thuế khóa, quan liêu cửa quyền, v.v.... Cơ chế kinh tế còn bị đóng khung trong luật lệ cứng ngắc và giới hữu trách thì vừa học vừa sửa nên ứng phó chậm vì phải sửa làm sao để không đụng vào quyền lợi của đảng hay của mình. Khung luật lệ đó cứng ngắc đó cũng khiến các doanh nghiệp không kịp xoay chuyển theo tình hình như tại các xứ khác. Và sau cùng, cũng phải nói là chất lượng về lao động của Việt Nam vẫn còn thấp, thiếu nhân công có tay nghề và chuyên viên có khả năng chuyên môn tương xứng với yêu cầu, cho nên lương bổng dù có rẻ thì vẫn không có sức thu hút cao. Vì vậy mà Việt Nam lại đang nhờ Nhật Bản giúp đỡ cải cách môi trường đầu tư và dư luận lại nghe thấy tin tức hay nghị quyết đầy tính cách hồ hởi, rồi đâu lại vào đấy. Trong sự bất ổn chung của toàn vùng, Việt Nam có ưu thế là ổn định, nhưng mặt trái của sự ổn định đó là sự ù lì trì trệ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự kiện cầu Cần Thơ bị sụp Bộ Công An còn trong vòng điều tra. Tuy nhiên, đây là điểm báo để Đảng CSVN thấy được tai họa về lâu dài.
“Liên Xô - quê hương của Cách mạng Tháng Mười đã không còn nữa, nhưng bản chất ưu việt và những cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại
Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát
Sống trong chế độ Cộng sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần
Cách đây một tháng, tại Thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương APEC, Tổng thống George W. Bush đã đề ra một ý kiến
Ở Hoa Kỳ, nhật báo có dông dộc giả nhất là tờ The Wall Street Journal, WSJ, phát hành năm ngày trong tuần. Ðây là tờ báo chuyên về kinh tế tài chánh Hoa Kỳ
Cuộc tranh dấu dòi nhân quyền và dân quyền tại Miến Ðiện là biến dộng chính trị dang dược cả thế giới quan tâm. Nó dã khởi sự từ ngày 19-8
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
Quả tình là một cuộc chạy đua bất ngờ, không cân xứng, khi tôi nghĩ tới việc phải viết tập “Máu & Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn”
Gần 500 thực-khách đã có mặt ở nhà hàng Thần Tài ở Falls Church, Virginia, hôm thứ Sáu vừa qua, 28/9, trong niềm thương xót ở cho dân oan ở quê nhà
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.