Hôm nay,  

Huê Dạng Và Vô Dụng

12/8/200600:00:00(View: 9774)

Huê Dạng Và Vô Dụng

...Bi hài thời chiến: mọi người rình một người...

Ủy ban Nghiên cứu Iraq do Viện Hoà bình Hoa Kỳ USIP thành lập từ một đề nghị của Dân biểu Cộng hoà Frank Wolf (với hậu thuẫn của Quốc hội và sự đồng ý của Hành pháp) đã mất chín tháng thẩm lượng tình hình để nêu ra 79 đề nghị cho Quốc hội, Tổng thống và quốc dân Mỹ. Kết quả còn lại cho lịch sử sẽ là tấm chân dung rất đẹp của hai vị đồng chủ tịch qua ống kính của nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng Annie Leibovitz, sẽ xuất hiện trên tạp chí thời trang cho nam giới, tờ Men's Vogue.

Xin hãy đón xem cựu Ngoại trưởng James Baker thắt cà vạt diễm lệ chừng nào!

Hoa Kỳ đang ở trong thời chiến và, theo tóm lược của bản phúc trình "tình hình Iraq nghiêm trọng và đang suy đồi". Nhưng dù tình hình nghiêm trọng và suy đồi, hai bậc đại trí ấy vẫn có thời giờ ve vuốt chân dung cho hậu thế. Và còn thuê hẳn công ty Edelman chuyên về giao tế  để cố vấn mình nghệ thuật tuyên truyền cho kết quả nghiên cứu.

Công phu rất mực, chỉ để thuyết phục một người cứng đầu là George W. Bush.

Ngoài việc chụp hình, cẩn thận xuất hiện và tiết lộ trước nội dung cho báo chí - trước khi đương sự là Tổng thống Bush được biết về kết quả nghiên cứu - Ủy ban đã qua Iraq mất bốn ngày hỏi Đông hỏi Tây. Ủy ban cũng có chục phiên họp khoáng đại của cả Ủy ban, gồm 10 vị đại trí đồng đều từ hai đảng và 53 chuyên gia cố vấn, 48 dân sự và năm vị tướng lãnh hồi hưu. Kết quả là một sự ngoạn mục vô bổ, trừ cho báo chí quốc tế trong ngoài loan tin là chính sách của Bush bị tấn công, Mỹ đang thất trận, v,v… Chuyện ấy, đọc thấy từ lâu rồi.

Vì sao lại là một màn ngoạn mục vô bổ"

Sự thẩm định của Ủy ban là một lý do, vì vạch ra thực trang nguy ngập mà ai cũng biết, kể cả và nhất là những người trong cuộc. Dụng công xây dựng tinh thần đồng thuận cho nhu cầu nội bộ của chính trường Mỹ là lý do khác.

Những ai theo dõi hoặc đã phát biểu hay phê phán về chuyện Iraq đều hài lòng vì đọc thấy trong 160 trang - kể cả phần giới thiệu, phụ trang phụ chú - những nhận định hay đề nghị của mình: Dân chủ cũng có, Cộng hoà cũng có, phe lý tưởng cũng có, phe thực tiễn cũng có, Ngũ giác đài cũng có…. Vì vậy, bản phúc trình có giá trị đồng thuận rất cao.

Mà vô dụng vì không nêu ra sáng kiến gì khác.

Hoa Kỳ sẽ còn phải đồn quân tại Iraq rất lâu, nhưng cho mục tiêu chiến lược cấp vùng. Còn việc xây dựng quốc gia hay dân chủ cho Iraq thì dân Iraq và chính quyền do họ bầu lên sẽ phải đảm đương lấy. Chuyện ấy, mọi phe tả hữu trong chính trường Hoa Kỳ đều đồng ý. Ủy ban ISG khéo tránh nói đến các căn cứ thường trực như xuyên qua những đề nghị về huấn luyện, tình báo, tòng chinh cùng các đơn vị Iraq, có khả năng tuần tiễu, truy lùng và bung ra can thiệp nhanh, v.v… người ta hiểu là Ủy ban cũng hàm ý sẽ phải có hậu cứ đồn trú quân đội Mỹ. 

Làm sao thực hiện mới là vấn đề.

Thật ra, việc tái phối trí các đơn vị tác chiến ra khỏi cảnh canh chợ rồi bị bắn sẻ là điều bộ Quốc phòng Mỹ đã trù tính và muốn thực hiện từ năm… kia. Đó là chiến thuật "rút mà không ra" được nói nhiều lần trên cột báo này, để chỉ trụ quân tại một số căn cứ nhằm kiểm soát sự xâm nhập từ bên ngoài lãnh thổ Iraq và làm sức đối trọng của các lân bang đang tính khuấy động Trung Đông và nhòm khó các giếng dầu Saudi.

Từ đó, năm nào cũng vậy, bộ chỉ huy Mỹ tại Iraq đều đặt ra chỉ tiêu rút quân tác chiến mà không thành. Như cuối năm ngoái, họ trù tính là đến cuối năm nay thì sẽ rút quân từ 130 ngàn xuống dưới 100 ngàn. Mùa Xuân năm nay, họ còn tưởng rằng khỏi cần tăng phái hai lữ đoàn thay thế hai lữ đoàn sắp mãn nhiệm mà không nổi.

Bây giờ, Ủy ban ISG đề nghị rút quân phân nửa, từ nay đến đầu năm 2008.

Đâm ra lanh quanh mãi thì về quân sự, Ủy ban nêu ra đề nghị không khác gì những tính toán của bộ Quốc phòng, kể cả 21 giả thuyết động não từ loại thượng sách (above the line) đến hạ sách của Tổng trưởng đang từ nhiệm Donald Rumsfeld.

Nghĩa là sau chín tháng hỏi han suy nghĩ mông lung, Ủy ban đề nghị là cứ tiếp tục, chẳng khác gì những nước cờ gỡ bí của Ngũ giác đài. Ngoại trừ thời điểm nay sẽ thành mục tiêu di động hơn là lịch trình nhất định - "vì còn tùy thuộc vào những yếu tố bất ngờ của thực tế", như phúc trình căn dặn  - và cựu Dân biểu Lee Hamilton nhắc lại khi Ủy ban ra mắt bản phúc trình trước báo chí!

Làm sao có lịch trình khi chính quyền al-Malaki không đảm đương nổi trách nhiệm" Mà chính quyền này khó đảm đương nổi vì nhiều yếu tố nằm bên ngoài Iraq, nằm bên trong Iran.

Vì vậy, sau khi đề nghị những chuyện đương nhiên mà khó thành, Ủy ban nêu bật một cách gỡ bí khác, không từ bên trong mà từ bên ngoài, là nhờ Iran và Syria! Sáng tạo tuyệt vời.

Khi tham chiến tại Iraq, Hoa Kỳ đã thọc tay vào lửa để bốc ra một nắm quà cho Iran, là chế độ Saddam Hussein. Giờ đây khi Hoa Kỳ bị phỏng tay vì chính Iran còn châm thêm lửa và nạp thêm đạn cho phe Shia tại Iraq, thì Ủy ban ISG đề nghị mở hội nghị quốc tế, chủ yếu để mời Iran cho phép Mỹ rút tay khỏi lửa.

Chuyện nóng nhất của Iran là kế hoạch nguyên tử thì Ủy ban đề nghị… đá qua Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (đề nghị số 10), y như Tehran mong muốn. Một cách thuyết phục đáng kể khác là yêu cầu Israel trả lại Cao nguyên Golan để Syria vui vẻ tham dự hội nghị! Thực tiễn đến độ lý tưởng!

Những người Việt Nam cho rằng Mỹ đã hy sinh Việt Nam để cứu Israel ngày xưa do màn vận độnh cửa sau của Henry Kissinger thì có dịp hả dạ. Nhưng, xét cho cùng, một đồng minh chí thiết như Israel còn lên dàn hỏa thì mình biết tin ai nữa" Mà Israel lại không là Việt Nam Cộng Hoà để bị trói tay như vậy. Thế mới nguy.

Cho nên ngần ấy đề nghị tất nhiên khó được Tổng thống Bush áp dụng.

Ông sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến, và còn đang chờ đợi phúc trình của bộ Tổng tham mưu nữa. Ông là người quyết định sau cùng và từ mười ngày nay không lỡ dịp nói thẳng ra điều ấy mỗi khi Ủy ban tiết lộ từng phần nội dung cho báo chí.

Còn đối thoại với đối phương"

Ông Bush chẳng gặp Abdel Aziz al-Hakim lãnh tụ Shia của Iraq gần nhất với Tehran đó sao" Mà đàng hoàng nói chuyện tại tòa Bạch Ốc vào hôm Thứ Hai!

Như vậy, tốn biết bao thời giờ và tiền bạc để thuyết phục có một người thì người đó trả lời như cụ Cố Hồng của Vũ Trọng Phụng: "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"…

Chính quyền Bush phạm nhiều sai lầm và thực tâm muốn tìm ngả thoát, nhưng Ủy ban không tìm được ra ngả nào sáng hơn cả trong khi khẳng định ngay từ trang đầu của bản phúc trình là muốn theo đuổi mục tiêu do Tổng thống Bush đề ra.

Thế thì nghiên cứu làm chi, vận động báo chí và huy động tuyên truyền để làm chi"

Để đẹp lòng mọi người.

Trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, đảng Dân chủ đã thi đua đả kích chính quyền Bush về vụ Iraq với rất nhiều đề nghị theo kiểu "cờ trong bạc ngoài", vô tội vạ mà dễ hốt phiếu. Bây giờ thắng cử rồi, đảng Dân chủ ngồi vào chiếu bạc và phải nhìn về canh bài 2008.

Nên bỗng nhiên đảng Dân chủ lại tràn đầy tinh thần trách nhiệm và né sang một bên. Thậm chí họ tránh nói đến chữ "tháo chạy" (cut and run) hay "tái phối trí" (redeployment). Có người còn đòi tăng quân y như Nghị sĩ Cộng hoà John McCain, là Dân biểu Silvestre Reyes, người sẽ cầm đầu Ủy ban Tình báo Hạ viện.

Lý do là nếu đề nghị lạng quạng thì sẽ bị cử tri hỏi giấy vào năm 2008!

Dân Mỹ rất chán chuyện Iraq và trừng phạt đảng Cộng hoà cùng ông Bush về chuyện đó. Nhưng đa số cũng không muốn Mỹ bị thua và Trung Đông bị loạn. Đảng Dân chủ rất hiểu điều ấy nên sau khi đổi phương vị thì cũng đổi lập trường.

Họ tìm ra phát ngôn viên thế miệng là Ủy ban ISG.

Trong các đề nghị của Ủy ban, có nhiều quan điểm phù hợp với đảng Dân chủ. Chẳng vậy mà nội dung đã đạt sự nhất trí tuyệt đối của 10 vị đại trí điều khiển ủy ban. Lộ trình lang ba vi bộ của Ủy ban giúp đảng Dân chủ khỏi nêu quan điểm của mình để bị mắc nợ cử tri vào năm 2008. Chỉ cần một đòi hỏi thì đã được Ủy ban nêu ra: "qua tài khóa 2008, ngân sách cho Iraq nên nằm trong dự luật ngân sách do Tổng thống đệ nạp cho Quốc hội chuẩn chi".

Sợi dây treo cổ có sẵn, đảng Dân chủ có quyền siết nếu thấy cần. Chỉ dọa cắt ngân sách thôi là tình hình Iraq và đảng Cộng hoà cũng đủ điêu đứng khi nước Mỹ lâm vòng tranh cử 2008!

Việt Nam Cộng Hoà biết điều ấy năm 1974. Hà Nội cũng thế, nên mới có 1975!

Đảng Dân chủ đã đóng chốt như vậy rồi nên mới có cảnh khua mõ gõ thớt giới thiệu lễ công bố kết quả nghiên cứu. Rất huê dạng.

Nhưng bảo rằng kết quả này vô dụng thì cũng hơi quá.

Nó tệ hơn vậy.

Sáng tạo của Ủy ban để đạt những mục tiêu do chính quyền Bush đề ra và bộ Quốc phòng theo đuổi từ mấy năm nay là nhờ đối phương gỡ rối cho mình! Sự sáng tạo được quảng cáo om xòm sẽ gây ra ấn tượng cho thế giới là Hoa Kỳ bị loạn chiêu và các bật tài trí nhất đã mất chín tháng để kết luận là nên dàn dựng hội nghị quốc tế cho việc rút lui.

Đồng minh của Mỹ thì ngao ngán nhớ về chuyện cũ. Kẻ thù của Mỹ thì cười thầm: rốt cuộc Mỹ cũng sẽ thua. Các chế độ hung đồ như Iran hay Syria, và xa xôi như Bắc Hàn, chẳng thấy chân dung huê dạng của hai ông Baker và Hamilton trên tờ Vogue là đáng sợ.

Họ chỉ còn chờ xem ông Bush có dám lắc đầu hay không mà thôi.

Chẳng lẽ các nhân vật giỏi giang của Mỹ trong Ủy ban lại lỗi thời tới thế" Hay là vì họ quá  thiện nghệ về trò vận động ngõ sau của thế hệ trước" Tuổi trung bình của họ đều trên bảy chục mà đa số nhân vật họ tham khảo hay phỏng vấn đều cùng trang lứa như vậy.

Thế thì biết đâu, Ủy ban siêu hạng này có một phúc trình thật, một phúc trình mật, dành riêng cho ông Bush"

Mỹ vốn nổi tiếng quỷ quái mà!

Vì vậy, hãy thử chờ xem ông Bush tính sao và làm gì sau một đòn quảng cáo ngoạn mục như vậy của những người ưu tú nhất nước Mỹ.

Rõ là mọi người rình một người!

(Muốn tham khảo toàn bộ phúc trình của Ủy ban ISG, xin lên Website thì tìm ra tất cả hậu sự trước sau: www.usip.org/isg)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.