Hôm nay,  

Tam Phân Iraq

10/13/200600:00:00(View: 8960)

Tam Phân Iraq

Số phận Iraq đang được định đoạt. Nhưng rất lâu sau bầu cử tại Mỹ…

Có lẽ, lần đầu tiên người ta nghe nói đến giải pháp chia ba Iraq là mùng tám Tháng Tám, khi tờ The New Anatolian của Turkey tiết lộ nội dung phúc trình của một trung tâm nghiên cứu Turkey, International Strategic Research Organization. Bản phúc trình dày 33 trang thúc giục chính quyền Ankara phải chuẩn bị cho một tình huống rất lạ: Iraq có thể được chia thành ba nước và Turkey cần có đối sách với tộc Kurd ở miền Bắc Iraq (và miền Nam Turkey).

Tin ấy xuất hiện khi thế giới còn đang quan tâm đến cuộc phản công của Israel chống quân Hezbollah tại Lebanon. Vì vậy, chuyện tam phân Iraq không được dư luận chú ý.

Đúng hai tháng sau, mùng tám tháng 10, nhật báo Times tại Luân Đôn lại nhắc đến giả thuyết trên khi tiết lộ đề nghị của một ủy ban độc lập của Quốc hội Hoa Kỳ. Do cựu Ngoại trưởng James Baker làm đồng chủ tịch, Ủy ban Iraq Study Group trù tính là sau cuộc bầu cử thì đệ nạp Quốc hội một giải pháp cho Hoa Kỳ để khỏi hoặc tháo chạy hoặc sa lầy tại Iraq.

James Baker là bạn chí thiết của Tổng thống George H. Bush (Bush 41), từng cộng tác với chính quyền Reagan trong các chức vụ Đổng lý Văn phòng (Chief of Staff) hay Tổng trưởng Tài chánh khi ông Bush làm Phó tổng thống và sau này là Ngoại trưởng đã bố trí giải pháp "hậu Liên xô" cho Tổng thống Bush. Ông cũng là đại diện của George W. Bush trong cuộc tranh cãi về kiểm phiếu tại Florida giữa hai liên danh Bush-Gore năm 2000.

Năm nay 76 tuổi, Baker là luật sư, nhà thương thuyết chiến lược và người thân tín của gia đình Bush từ nhiều thập niên. Khi ông được mời vào chỉ huy một ủy ban nghiên cứu độc lập (lưỡng đảng) cho Quốc hội Mỹ, ông có nhiệm vụ tìm ra lối thoát cho Hoa Kỳ và cho đương kim tổng thống, ông Bush 43.

Trong các cuộc tiếp xúc với truyền thông Mỹ sau những tiết lộ về Ủy ban Nghiên cứu Iraq, Baker đã không che giấu những lời chỉ trích giành cho chính quyền Bush về hồ sơ Iraq. Có thể là ông muốn tự tạo ra một tư thế độc lập để chuẩn bị cho những giải pháp sẽ đề nghị về Iraq. Giải pháp ấy có thể là thiếp lập một chế độ liên bang giữa ba sắc tộc chính là Shia, Sunni và Kurd, hoặc chia hẳn xứ Iraq làm ba.

Cho đến gần đây, Tổng thống Bush và Ngoại trưởng Rice đều không mấy ưa giải pháp tam phân. Nhưng xung đột liên tục về sắc tộc và hệ phái tôn giáo khiến chính quyền Bush hết kiên nhẫn nổi với chính phủ Baghdad và khiến đối lập tại Mỹ được cơ hội tấn công Bush để tác động vào bầu cử. Ở tại chỗ, các lãnh tụ của sắc dân Kurd cũng hết kiên nhẫn nổi với việc họ chịu lép trước hai phe Shia và Sunni để cùng Hoa Kỳ tìm giải pháp cho Iraq mà cuối cùng bạo động giữa hai phe ấy vẫn tiếp tục.

Bây giờ đến lượt dân Kurd phải nghĩ đến quyền lợi của chính họ.

Chỉ dấu của phản ứng đó là lời phát biểu của Tổng thống Iraq, một lãnh tụ Kurd.

Ngày 26 tháng Chín vừa qua, ông Jalal Talabani này đã tuyên bố tại Thủ đô Mỹ qua đài phát thanh National Public Radio, rằng Iraq có thể gây rối cho các lân bang (Iran, Turkey và Syria) nếu các nước này không chấm dứt can thiệp vào nội tình Iraq. Ba ngày sau, ống dẫn dầu khí từ Iran qua Turkey bị đánh bom và Tehran tố giác đó là hành vi phá hoại của các nhóm Kurd đòi ly khai.

Về sắc tộc, dân Shia chiếm đa số (60%) đa số ở miền Nam, một vùng có nhiều trữ lượng dầu hỏa. Với chừng 20% dân số, người Sunni tập trung tại miền Trung, gồm cả khu vực Baghdad, và từng thống trị Iraq dưới thời Saddam Hussein, nay đang tranh giành ảnh hưởng với dân Shia. Khu vực sinh hoạt của họ không có dầu hỏa. Tại phía Bắc, dân Kurd sinh sống trên những giếng dầu và có bà con đồng chủng tộc ở tại Turkey và Iran. Nếu họ đòi ly khai thành một xứ độc lập có dầu khí thì hai nước lân bang kia sẽ bị đe dọa phân hoá.

Cho tới nay, các lãnh tụ Kurd không lặng lẽ hợp tác với Hoa Kỳ và hai sắc tộc kia. Giải pháp sống chung khi ấy là làm sao phân phối tài nguyên dầu khí cho đồng đều giữa ba sắc dân và tự thân thì đấy cũng đã là một vấn đề về hiến pháp và ngân sách (giữa trung ương với các địa phương). Vấn đề ấy lại chưa đặt ra vì sống chung là điều hai sắc dân Sunni và Shia không muốn. Và nếu nhiều lãnh tụ Shia muốn tiến dần đến quyền tự trị ở tại miền Nam thì dân Kurd tại miền Bắc cũng không đòi hỏi gì hơn.

Ở giữa, phe Sunni thấy mình thất thế. Ở chung quanh, các nước như Turkey hay Iran cũng thấy bất an. Iran có thể chi phối tình hình Iraq qua một số lãnh tụ Shia, nhưng sẽ không yên tâm nếu dân Kurd tại Iran muốn ly khai để được sát nhập vào quốc gia Kurd có thể thành hình từ một mảnh vụn của Iraq.

Hôm thứ Tư 11 vừa qua, Quốc hội Iraq đã biểu quyết một đạo luật cho phép đề ra một cơ chế phân phối quyền hạn của các chính quyền địa phương, bao gồm bên trong có cả quyền lợi về tài nguyên dầu khí. Đạo luật ấy chưa chính thức đề ra chế độ liên bang, là một điều thuộc phạm vi hiến định, của Hiến pháp, nhưng cho phép các tỉnh có thể tổ chức trưng cầu dân ý để tham gia vào các "khu vực tự trị", là một hình thái liên bang trong thực tế. Liên minh lớn nhất của phe Sunni và hai nhóm Shia khác đã muốn ngăn quyết định trên mà không hội đủ túc số.

Chính quyền Bush và lực lượng Shia mạnh nhất "Thượng Hội đồng Cách mạng Hồi giáo Iraq" (SCIRI) có vẻ ủng hộ giải pháp tiến dần đến chế độ liên bang cho Iraq, nhưng tổ chức SCIRI này chưa chắc đã đủ thực lực để bảo vệ an ninh trong khu vực và chính quyền Bush bị suy yếu ở nhà cũng mất dần khả năng vận động cho giải pháp đó. Nếu đảng Dân chủ thắng cử vào tháng tới, Hành pháp Bush còn bị Lập pháp cột tay và không đủ thời giờ theo đuổi giải pháp liên bang.

Trong hoàn cảnh ấy, Ủy ban Nghiên cứu của James Baker có thể sẽ tung ra sáng kiến còn táo bạo hơn, đó là chia Iraq làm ba nước. Sáng kiến này được nhiều nhân vật Dân chủ ủng hộ, như Nghị sĩ Boseph Biden, với sự biểu đồng tình của nhiều nhân vật Cộng hoà như Nghị sĩ John Warner: họ thất vọng về sự bất lực của chính quyền liên hiệp ở Baghdad.

Và dư luận Mỹ cũng hết kiên nhẫn về việc Mỹ để binh lính bị cầm chân tại Iraq.

Cho nên, ngay sau bầu cử, Hoa Kỳ có thể đề nghị các lân bang của Iraq, như Syria và Turkey - hay cả Iran - triệu tập một hội nghị quốc tế để thảo luận về một giải pháp hòa bình cho Iraq. Cựu Ngoại trưởng Baker đang kín đáo vận động giải pháp đó. Như vậy, chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Nouri al-Maliki chỉ có non hai tháng để chứng tỏ là thế liên hiệp ấy có khả năng tồn tại. Nếu không, sau cuộc bầu cử tháng 11 và trước khi Quốc hội mới sẽ khai mạc khoá họp vào đầu năm tới, Tổng thống Bush sẽ tung ra sáng kiến mới cho vấn đề Iraq.

Nhưng, hãy nhìn xa hơn một chút về giải pháp tam phân này.

Chia ba theo tiêu chuẩn nào" Với 53% dân số Iraq tập trung trong bốn thành phố lớn và sống lẫn lộn tại ba của bốn thành phố đó, thì ai sẽ đi và ai sẽ ở, và đi đâu" Ngay tại Baghdad, dân Shia đang sống bên Đông ngạn của sông Tigris sẽ cắt đất chia dầu ra sao với dân Sunni sống bên Tây ngạn dòng sông trong cùng một thủ đô"

Dù sao, nếu có thành thì hoà đàm quốc tế để chia ba Iraq sẽ là một hội nghị kéo dài nhiều năm trong tiếng súng. Và Hoa Kỳ sẽ không dễ gì phủi tay bước ra khỏi Iraq. Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ là Tướng Peter J. Schoomaker, có nói ra điều ấy khi gián tiếp bắn sẻ vào lưng thượng cấp là Tổng trưởng Quốc phòng Rumsfeld: Lục quân Hoa Kỳ đang lập kế hoạch để có thể duy trì quân số Bộ binh tại Iraq như hiện nay trong ba năm nữa. Cho đến năm 2010!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu một năm trước, ai đó nói với tôi rằng Trump sẽ thoát tất cả tội trạng kể cả đại hình, tôi sẽ cười và nghĩ “ở Mỹ, không ai đứng trên luật pháp.” Rất nhiều người tôn trọng hiến pháp Hoa Kỳ cũng có niềm tin ấy. Nhưng giờ đây, kể cả khi Jack Smith có làm “Câu Tiễn” hay muốn “lùi một bước, tiến ba bước” thì hệ thống tam quyền phân lập của nền dân chủ Hoa Kỳ đã chết dưới thời Trump 2.0.
Kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào năm 2022, chính giới phương Tây và các chuyên gia an ninh tranh luận sôi nổi về vấn đề liệu Nga có đe dọa khối NATO và khởi chiến chống châu Âu không. Cho dù đến nay, một cuộc tấn công như vậy chưa xảy ra, nhưng dựa theo tinh thần hiếu chiến và khả năng tiến hành chiến tranh của Nga tại Ukraine, chính giới và công luận cho là Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thử thách sức mạnh quân sự của phương Tây bằng cách tấn công vào một trong các quốc gia ở sườn phía đông của khối NATO. Theo các kịch bản được suy diễn thì diễn biến có thể sẽ hình thành trong 5 đến 8 năm tới.
Nếu bạn để dành một ngày nghỉ hoặc ít nhất, nửa buổi không làm gì, chỉ để suy nghĩ về bản thân. Hãy tự hỏi, sống trong xã hội, trong đất nước, trong nhân loại, bạn thuộc về thiểu số hay đa số? Quan niệm của bạn tương tựa quan niệm chung của đám đông hay bạn có quan niệm sống khác, thường xuyên không đồng điệu hoặc bất mãn với quan niệm tiêu chuẩn mà đám đông tin tưởng?
Cuộc bầu cử năm 2024 đánh dấu một thất bại nặng nề cho Đảng Dân chủ, với việc mất gần bảy triệu cử tri so với năm 2020. Ngay cả ở những thành trì mạnh như California và New York, Kamala Harris cũng mất hàng trăm nghìn cử tri ở các thành phố lớn nhất. Chiến dịch tranh cử của Harris có thể được coi là một thất bại, nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như vậy? Cuộc tranh luận về nguyên nhân hiện đang diễn ra gay gắt.
Nhà báo Thái Hạo xem chừng rất buồn lòng vì một câu nói của giáo sư Hoàng Ngọc Hiến (“cái nước mình nó thế”) nên lớn tiếng than phiền: “Sự trì trệ, hỏng hóc ... của một quốc gia, một tổ chức hay một cá nhân, tất thảy đều có nguyên nhân của nó. Vấn đề là phải tìm ra, chỉ ra, phân tích ra, dám nhìn thẳng vào sự thật và khuyết điểm mà sửa chữa hoặc làm lại, chứ không phải buông một câu ‘cái nước mình nó thế’ rồi xong
Chênh lệch vẫn còn khít khao, nhưng chiều hướng có lợi cho Derek Trần vì sau mỗi ngày kiểm phiếu, Derek Trần lại bỏ xa Michelle Steel thêm vài chục phiếu từ ngày 16/11/2024 đến nay. Còn lại khoảng hơn 6,000 phiếu chưa kiểm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra người thiên cổ từ ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi. Người thay thế là Đại tướng Công an Tô Lâm, 67 tuổi, quê Hưng Yên. Ông Trọng đã để lại hai gánh nặng “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” cho ông Tô Lâm.
Trump có thể đạt được một thỏa thuận với Putin, nhưng liệu Putin có tuân thủ thỏa thuận đó hay không vẫn còn là điều đáng ngờ. Putin có nhiều khả năng chỉ đơn giản chơi với cả hai phe với hy vọng rằng Nga có thể theo cách này trở thành quốc gia thứ ba cùng với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong một trật tự quốc tế mới đang thành hình.
Robert F. Kennedy Jr. (RFK Jr) cựu đảng viên Dân chủ và là hậu duệ của dòng họ chính trị Kennedy giàu có, danh giá – cháu trai của cựu Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy Jr – vừa được Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Lewis Grossman, giáo sư luật của American University và là tác giả của “Choose Your Medicine", một cuốn sách về lịch sử sức khỏe cộng đồng của Hoa Kỳ, nói với tờ Alternet: “Chưa bao giờ có ai như RFK Jr., có thể đạt đến vị trí (Bộ trưởng HHS) nơi mà ông ta có thể thực sự hoạch định chính sách.” Kennedy Jr. không có và chưa bao giờ có kinh nghiệm chuyên môn về y tế cộng đồng, y học, hoặc quản lý chăm sóc sức khỏe, là những yếu tố cơ bản phải có của một bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Nhân bầu cử Tổng thống Mỹ nhớ tới bầu cử ở quê nhà Việt Nam. Nhớ, như vào siêu thị nhớ ngôi chợ làng quê. Thấy đồ hộp màu mã đẹp đẽ nhớ thuở đùm thức ăn trong tàu lá chuối. Từ trong truyền thống, nước ta có nền quân chủ đã vài nghìn năm. Vua cha già yếu truyền ngôi cho con, triều đại này suy mạt có triều vua khác anh minh thay thế. Cổ kim, chưa hề có một cuộc bầu cử nào để dân chúng cùng nhau chọn ra một vị đứng đầu nước như thể chế dân chủ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.