Hôm nay,  

Vì Đời Mà Đi

12/13/202400:00:00(View: 1726)

Vi Doi ma Di
Thuở sinh tiền, có bữa, Nguyễn Thụy Long tự nhiên nổi nóng:

 “Lâu lâu tôi cũng đi uống cà phê, có những quán cà phê cũng ngon nhưng nhạc ầm ỹ qúa. Tôi yêu cầu nhà hàng cho nghe một bản nhạc nhẹ, cô phục vụ hỏi lại:
-         Bác muốn nghe nhạc ‘sến’ hả?
....

Tôi nhìn kỹ lại người vừa nói với tôi ... chỉ là một đứa ranh con, mặt mũi còn non choẹt ... tôi giận cành hông.” (Nguyễn Thụy Long. “Hương Cà Phê.” Tuần báo Viet Tribune – 24/05/2013).

Ông văn sĩ, ngó bộ, hơi … dễ giận. Ông bác sĩ, xem ra, dễ chịu hơn nhiều:
“Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:
 
- Bác muốn kiếm loại nào?
 
- Nhạc. Nhạc xưa.
 
Cô đọc vài cái tên gì đó…
- Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?
- Bác chờ con lấy.
Một lúc, cô mang ra một cái... giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc, nói bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM…Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!
 (Đỗ Hồng Ngọc. “Sến Già Nam.” 03/03/2013).
 
Tôi cũng già chát (từ lâu) nhưng chưa già bằng hai ông văn sỹ và bác sỹ nên đã có lúc phải trở thành chiến sỹ. Lính thì thằng nào chả hát nhạc vàng, nhạc sến, hay nhạc lính. Lính mà em?
 
Khác với nhạc đỏ (loại nhạc đã chết nhưng chưa chôn) nhạc vàng tuy đã từng bị nhà nước hiện hành vùi dập (và vùi lấp) nhưng vẫn nhất định không chịu chết mà còn sống hùng, sống mạnh, rồi đang tràn lan “khắp bốn vùng chiến thuật” – theo như tường thuật của một người cầm bút khác ( Đoàn Nhã Văn) trên trang FB của ông, vào hôm 12 tháng 12 năm 2023:

 “Qua những gì đã thấy trong thời gian ngắn, tôi chứng nghiệm: nhạc vàng hiện hữu ở đồng bằng, leo lên miền núi, chạy xuống vùng biển, lẫn trong thành phố, ra ngoài ngoại ô. Nó ăn sâu vào tâm khảm của những thanh niên mới lớn, bất kể ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Đồng Văn, v.v. bất kể chất giọng cao, thấp, đục, rè. Nó được hát bởi anh tài xế, chị làm ngân hàng, anh bộ đội phục viên, những người ca sĩ trẻ tuổi, và cả những thương gia thành đạt …”.

Tui cũng hát liên miên (hẳn nhiên) nhưng chỉ cho chính mình nghe (thôi) khi lái xe trên những đoạn đường dài. Bữa nay phá lệ, tôi ca vài bài cho thiên hạ nghe chơi để biết thế nào là nhạc sến và nhạc lính. Có thể vì tuổi đời nên giọng của tui e không còn mùi mẫn như xưa (nữa) nhưng bảo đảm là chưa dở:
 
Mình vui được sao nếu chưa thanh bình
Từng đoàn người trai đi viết sử xanh
Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh
Cũng thôi chớ buồn em nhé
Tiễn đưa nhớ ngày đăng trình…   (Hoài Linh. “Nếu Một Mai Anh Giã Biệt Kinh Kỳ”)
 
Tình và buồn dễ sợ chưa? Nếu chưa (phê) thì nghe thêm bản khác nha:
Đường phố khuya rồi
Chênh chếch bóng trăng soi
Uống cạn hết ly này
Ghi nhớ mãi đêm nay …
Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến
Nghe đường dài thêm
. (Song Ngọc. “Chúng Mình Ba Đứa”)
Tiếp tục chương trình là bài mà tui ca tới nhất, cỡ Trường Vũ hay Tuấn Vũ mà nghe là đỏ mặt liền (vì mắc cở) và giải nghệ cấp kỳ:
Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi
Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi
Tách cà phê ấm môi
Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi
Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu
Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu
Tiếng còi đêm lướt mau
Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu .... (Lê Minh Bằng. “Hai Mùa Mưa”)

Vi Doi ma Di 2
 
Tuổi già hạt lệ như sương mà lần nào tui cũng vừa hát vừa muốn ứa nước mắt. Bạn đi luôn thì tất nhiên là buồn lắm (rồi) nhưng nếu trở lại trên đôi nạng gỗ thì còn buồn hơn nữa:
 
 Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về
Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ
Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân …  (Linh Phương & Phạm Duy. “Kỷ Vật Cho Em”)
 
Đôi khi, tôi không chỉ buồn mà còn cảm thấy hơi cay (và đắng) nữa:
Mây mù che núi cao
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi
… (Trúc Phương. “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”)
 
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà.

Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?

Vi Doi ma Di 3
Tất nhiên là có nhưng chắc ít thôi, và ít lắm. Tôi không dám trách đời hay oán hận chi đâu, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Tôi biết nhều tổ chức, hội đoàn, cá nhân (trong cũng như ngoài nước) đã hết lòng chăm lo cho số thương phế binh (bất hạnh) này nhưng chỉ e là không đủ thiếu chi và không còn kịp nữa.

Người trẻ nhất mà tôi biết rõ (vì chúng tôi cùng đơn vị) là Hạ Sỹ Nguyễn Văn X. Ông sinh năm năm 1956, nhập ngũ năm 1974 (bị thương cùng năm) vừa lìa trần tuần trước. Phần lớn chúng tôi đều trên tuổi đó và lắm kẻ (cho đến khi nhắm mắt) vẫn chưa bao giờ nhìn thấy một món quà nào – từ bất cứ ai – dù Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh Thương Phế Binh đã được tổ chức (rất thành công) khá nhiều lần, từ mấy thập niên qua!                
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.