Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Vũ Bình

08/03/202400:00:00(Xem: 921)
nguyen vu binh
 
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời.

Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.

Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy. Tưởng vậy là lầm, là tưởng năng thối. Theo báo Phố Văn, số 3, bộ mới, phát hành từ Texas ngày 1 tháng 8 năm 2002, thì dù sắp bước vào tuổi tám mươi, bỗng dưng, không hiểu sao, Kim Dung “quyết định viết lại một số tiểu thuyết đã được xuất bản trước đây, và một số nhân vật sẽ được thay thế hay ‘nhào nặn’ lại.”

Úy trời đất, thiên địa, quỷ thần ơi! Đó là một quyết định chết người, chớ không phải giỡn chơi đâu nha, cha nội! Và kẻ đầu tiên tử nạn sẽ là chính tôi, chứ còn ai vô đây nữa.

Thưở mới lớn tôi lỡ thương thầm một nhân vật của Kim Dung. Nàng tên là Nghi Lâm. Một ni cô rất đẹp, rất dễ thương, rất thánh thiện và ngoan hiền chưa từng thấy. Những năm tháng thanh xuân, tôi đi tìm (trong vô vọng) một người yêu như thế, một người (không chừng) dám chỉ có trong tiểu thuyết… Kim Dung. Xác xuất để gặp được đúng đối tượng (right person) trong tình trường, theo như tôi biết qua thống kê, là 1/36.000!  Con số này, than ơi, quá lớn và đời người thì (buồn thay) quá ngắn. Do đó, tôi đành lựa đại một người và rồi phải sống mãn kiếp trong cơn mộng vỡ tan tành của chính mình!

Như thế tưởng cũng đã đủ bỏ mẹ đời tôi rồi mà Kim Dung vẫn chưa hả dạ. Thử nghĩ xem lỡ ông ấy “nhào nặn lại” Nghi Lâm thành một nàng… tu xuất, ngồi bán tôm bán cá ở chợ Cầu Ông Lãnh hay cho thuê video phim sex ở phố Bolsa thì làm sao tôi sống nổi nữa, hả Giời!

Càng sống, càng gặp nhiều khổ đau (nơi đất khách quê người) tôi mới càng thấm thía lời chỉ dậy thâm thúy của ông bà tổ tiên mình: “Ta về ta tắm ao ta …” Việc gì phải chúi mũi vào sách vở Tây Tầu làm chi cho đời thêm rắc rối. Việt Nam thiếu ối gì những những người viết truyện hay ho; đã thế, họ toàn là sản xuất ra những nhân vật thơm tho và lành mạnh.
 
Trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, do nhà Văn Nghệ in tại Hoa Kỳ (xuất bản năm 1986) nơi trang 257, Võ Phiến viết rằng: “Các truyện của ông Doãn nhân vật nào cũng tốt, việc gì cũng có khía cạnh hay. Ông bất lực không tạo được người xấu, kể nổi việc xấu. Đọc sách ông thơm tho cả tâm hồn”. Cò Đùm là một người điển hình và tiêu biểu như thế:

"Khoảng một thời gian từ 1945 đến 1947 Cò Đùm như nhân vật một truyện cổ tích diễm phúc nhất. Tại cả vùng Phủ Quảng quê hương, thưở ban đầu kháng chiến, Cò Đùm là một trong số hiếm hoi những người đã thể hiện được đủ năm E:

Diện bộ đồ ka-ki ăng LE, tay đeo đồng hồ Vi–LE, đi xe đạp Luy–xi–FE bằng thứ nhôm rất nhẹ của Tây, bút máy gài túi áo nhãn hiệu Oe–rê–VE, và, chao ôi, điều này mới là vinh dự, sau khi đã cống hiến rất hậu hĩ cho chính phủ kháng chiến trong tuần lễ vàng, anh được đóng thuế hạng E, tức là hạng cao nhất sau bốn hạng A,B,C,D.

Giấc mộng đẹp phù du đó qua mau và phũ phàng.

Chỉ mới sang khoảng 1947, anh đã nhận chân rằng thuộc thành phần địa chủ như gia đình anh, gặp nhiều khó khăn lắm trong cuộc sống song hành với những đảng viên đảng Lao Động đương lãnh đạo cuộc kháng chiến. Biết là sống lộ liễu ở quê hưong không nổi, anh đơn độc lẳng lặng dọn đến làng Cốc…và sinh sống bằng nghề buôn thuốc Tây và chích dạo.

Gia đình anh đóng thuế nông nghiệp. Khánh tận của chìm của nổi rồi, mẹ già anh vừa mất, chắc chắn u uất mà chết, chỉ còn vợ anh và lũ con thơ. Mẹ anh được chôn cất xong, công tác bao vây địa chủ tiếp tục tiến hành.

Họ bao vây nhà anh bằng trống lớn, trống nhỏ thay phiên nhau gõ liên miên như hổ huê riễu cợt, như chửi rủa thúc dục. Nhưng vợ anh quả không còn một đồng một chữ trong tay để trả thuế nông nghiệp. Ruộng bán không ai mua, nhờ cầy nhờ cấy không ai giúp, vì tránh liên hệ với địa chủ.

Họ đánh trống liên miên như vậy suốt ba ngày đêm, tiếng trống bỗng ngưng bặt vào sớm tinh sương hôm đó giữa sự bỡ ngỡ của chị Cò Đùm. Chị bước ra sân, và chị rụng rời tưởng có thể khụyu xuống ngất xỉu.

Ba cây cau cao ngất ngoài sân trước nhà, cây cau chính giữa phất phới một lá cờ đỏ sao vàng to gấp đôi lá cờ vuông cổ truyền vẫn treo phất phới trước sân đình vào những ngày hội ngày xuân xưa cũ. Đó là bản án tử hình căn nhà và năm mẹ con chị mà đao thủ phủ sẽ là một phi công địch nào chợt bay qua đó… Đã bao nhiêu ngày chần chừ, nhưng tới đó thì Cò Đùm không thể chần chừ được nữa. Phải về tức khắc!

Và Cò Đùm đã về tức khắc…

Cò Đùm đã về tới Phủ Quảng ra sao, trình diện ra sao, điều đình với ủy ban hành chánh kháng chiến ra sao, lá cờ đỏ sao vàng được hạ xuống khỏi cây cau chính giữa ra sao, tôi không được biết một chút chi tiết nào, và cũng như bao giờ, tôi chỉ nghe Cò Đùm sau giờ học Pháp văn tâm sự tới đâu hay tới đấy, tuyệt nhiên không gợi hỏi thêm một lời nào. Tôi theo kỷ luật này, tin rằng đó là nghi lễ tối thiểu tôi phải có với Cò Đùm
.”

Tình cảnh của Cò Đùm, vẫn theo như mô tả của Doãn Quốc Sỹ là “Cảnh một ngày mùa đông mưa gió rập rùi, tơi tả, chân tay lạnh cóng, áo quần rách mướp, chĩnh gạo không có một hạt, vợ đau con ốm, vũ trụ và con người như vừa đẩy đưa tới thềm tận diệt.” Cảnh sống “rập rùi, tơi tả” như thế đã kéo dài gần cả thế kỷ ở Việt Nam. Những anh/chị Cò Đùm đã xoay sở thế nào để bản thân và gia đình vẫn được sống còn trong những mùa đông vô tận và nghiệt ngã đó? Họ đã chịu đựng tai ương và hiểm hoạ cộng sản, cũng như đã âm thầm (ẩn nhẫn) chống lại với sự ác độc và xấu xa của nó cách nào để gìn giữ cho cả dân tộc Việt khỏi bị diệt vong”?

nguyen vu binh 2
Doãn Quốc Sỹ trả lời như sau:

“Có thể coi Cò Đùm là tượng trưng cho tâm hồn điển hình nhất của quảng đại quần chúng Việt Nam vùng thôn dã. Một tâm hồn bén nhậy, tuyệt luân khôn ngoan mà không biết rằng mình khôn ngoan, đôn hậu mà không biết mình đôn hậu.

Đầu đội giời chân đạp đất, đi đứng vững chãi bằng cả con người, cảm xúc và phản ứng bằng cả con người, và cực kỳ bén nhậy, cực kỳ chu đáo, cực kỳ sáng suốt, để tự bảo tồn và cũng có nghĩa là bảo tồn dòng giống quê hương…

Cò Đùm, hay con Cò Đùm cũng thế, vẫn nằm nguyên đó như mầm sen lẩn sâu dưới đáy bùn. Và tôi nhìn thấy mầm sen chợt nở, đó là đêm tôi đứng khựng trước TV bắt gặp chàng thanh niên có chiếc răng khểnh… “

Đó là vào một đêm tháng 8 năm 1974, theo như tác giả ghi lại cuối truyện ngắn “Cò Đùm” – trong tuyển tập truyện ngắn (cùng tên) do nhà xuất bản Văn Nghệ in tại Hoa Kỳ năm 1997. Những đoạn văn trong ngoặc kép (in nghiêng) dẫn thượng đều được trích dẫn từ truyện ngắn này.

Phần tôi, hơn một phần tư thế kỷ sau, sang đầu thế kỷ 21, tôi mới tình cờ nhìn thấy Cò Đùm (hay cháu Cò Đùm cũng thế) vào một đêm giữa tháng 8 năm 2002 trên màn ảnh… internet. Đêm hôm ấy tôi lò dò đi tìm một số tài liệu vì có dự tính sẽ cùng bạn bè tổ chức một buổi hội thảo về những người trẻ đang đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Việt Nam, như Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn…

Và tôi tìm ra Nguyễn Vũ Bình. Anh sinh ngày 02 tháng 11 năm 1968 tại tỉnh Nam Định, tốt nghiệp đại học Tổng Hợp, sau đó làm phóng viên kinh tế của tạp chí Cộng Sản từ năm 92 đến năm 2000. Anh có vợ và hai con gái đang sống tại Hà Nội. Những năm gần đây Nguyễn Vũ Bình tham gia tích cực vào những sinh hoạt đòi hỏi tự do và dân chủ cho Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 2000, anh xin thành lập đảng đối lập. Ngày 5 tháng 9 năm 2001, anh xin thành lập Hội Chống Tham Nhũng. Hai việc làm này đã khiến anh mất việc và bị sách nhiễu bởi nhà đương cuộc Hà Nội.

Những đe doạ “lặt vặt” như thế không làm cho Nguyễn Vũ Bình nao núng. Ngày 6 tháng 7 năm 2002 (cùng mười sáu nhân sĩ khác) anh đã ký tên vào bản thỉnh nguyện yêu cầu những người cầm đầu đảng CSVN xét lại những hành động sai trái và vi phạm dân chủ của họ. Và mới đây, ngày 20 tháng 7 năm 2002, Nguyễn Vũ Bình đã gửi bản điều trần “về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam” đến quốc hội Hoa Kỳ. Anh bị câu lưu hai ngày sau đó…

Đang lướt nhanh qua những sự kiện như thế, tôi bỗng thấy hình của một thanh niên độ tuổi ba mươi, trông rất quê mùa nơi trang Câu Lạc Bộ Những Chiến Sĩ Dân Chủ Cho Việt Nam (The Democracy Club for Viet Nam) khiến cho tim như vừa đập hụt đi một nhịp.

Ai như Cò Đùm vậy kìa?

Đích thị là Cò Đùm chứ còn ai nữa. Trực giác bảo tôi như thế. “Cò Đùm Nguyễn Vũ Bình”, tôi thầm reo giữa đêm khuya và nước mắt bỗng ứa ra chảy dài xuống má. Tôi chợt cảm nhận được sự kỳ diệu của hồn thiêng sông núi và sức mạnh của cả dân tộc mình đang tràn dâng qua hình ảnh của Nguyễn Vũ Bình.

Nhà đương cuộc Hà Nội không phải chỉ đang đối mặt với từng cá nhân đơn lẻ đòi hỏi tự do và công lý như Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn hay Nguyễn Vũ Bình… Họ đang phải đuơng đầu với cả một thế hệ Cò Đùm của thế kỷ thứ XXI, những con người tràn đầy niềm tin, dũng khí, sinh lực và tự trang bị đầy ắp kiến thức cùng với những phương tiện tối tân nhất của thời đại thông tin.

Trong khi đó cả đảng CSVN chỉ còn những đảng viên già nua, bệnh hoạn, bẩn thỉu chân tay lập cập với những thứ “vũ khí” đã lỗi thời: dối trá, bạo lực và những thủ đoạn vặt vãnh kiểu như cắt điện thoại, xem trộm thư, ném đá vào nhà, nhìn lỗ khoá…

Cái chiến thuật “cổ điển” như “chối bai bải” hay dùng “lưỡi gỗ” chỉ còn mang lại những tác dụng ngược vì những Cò Đùm hôm nay đã chuyển dịch được những tài liệu viết về dân chủ (từ những website viết bằng ngoại ngữ) và “phóng ngược” lên “internet” cho mọi người cùng đọc, đã viết được những bài phân tích sâu sắc và chính xác về thảm trạng của quê hương, đã can đảm và trung thực gửi bản điều trần về tình trạng xâm phạm nhân quyền ở Việt Nam đến nhân loại khắp Năm Châu.

Và từ khắp bốn phương trời, có vô số những Cò Đùm đang lưu lạc nhưng mắt luôn đăm đăm nhìn về quê mẹ. Và tôi rưng rưng xúc động khi nghe được những lời nói ôn tồn, chừng mực, trầm tĩnh thể hiện được tấm lòng nhẫn nại, nhân ái, bao dung và độ lượng vô biên của dân tộc Việt qua lời của Cò Đùm Nguyễn Vũ Bình – khi anh trả lời phỏng vấn của đài BBC:

“Vấn đề mà tôi đặt ra là chờ đợi sự thay đổi của Đảng CSVN thì rất khó khăn và tôi cho rằng Đảng CSVN không thể làm nổi. Cái đơn giản nhất cho xã hội mà họ còn có thể làm được hiện nay là cho phép hình thành lực lượng đối lập để lực lượng này kiểm tra, giám sát và làm đối trọng quyền lực… Trên cơ sở đó tôi đã làm đơn xin thành lập một đảng như thế…”

Tôi cũng hy vọng (mỏng manh) những người đang cầm quyền ở Việt Nam còn đủ chút lý trí để nhìn ra được vấn đề “như thế”, trước khi quá muộn.

– Tưởng Năng Tiến
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.