Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Côn Minh

12/4/202220:31:00(View: 7563)

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

tnt 1

Gần hai mươi năm trước, tôi hân hạnh được Đại Tá Phạm Văn Liễu gửi cho mấy tập hồi ký (Trả Ta Sông Núi) cùng lời yêu cầu viết một bài giới thiệu về tác phẩm của ông. Tôi thưa lại rằng mình rất vinh dự khi được nhờ cậy. Tuy nhiên, theo công tâm, tôi sẽ góp đôi lời về những trang sách mà tác giả đề cập đến những nhân vật quá cố (Ngô Đình Diệm & Hoàng Cơ Minh) với quá nhiều hằn học.

 

Ông không đồng ý như thế nên chút duyên nợ, về chữ nghĩa, giữa chúng tôi đã không có cơ thành tựu. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn được đọc thêm những cuốn hồi ký khác, của nhiều nhân vật khác.

Phần lớn những người Việt Nam đi làm cách mạng, hồi đầu thế kỷ trước, đều có lúc phải sang Trung Hoa lánh nạn. Họ thường đi qua ngả Vân Nam vì địa danh này giáp giới với miền Bắc nước mình.

 

Phạm Văn Liễu cũng thế. Là một đảng viên Việt Quốc ông đã phải lưu lạc đến Côn Minh (thủ phủ của Vân Nam) khi còn là một thanh niên, ở tuổi đôi mươi. Ông kể lại rằng khi đang bơ vơ nơi đất lạ quê người thì may mắn được một phú gia người Hoa cho tá túc. Không những thế (và có lẽ vì cảm cái khí phách và nhân cách của chàng trai nước Việt) ông còn được vị ái nữ xinh đẹp, cùng cả gia đình, của vị đại gia này đem lòng thương mến.

 

Thiệt là quá đã!

 

Nếu tôi mà rơi vào hoàn cảnh tương tự thì cuộc đời cách mạng, tới đây, là … kể như rồi. Bôn ba làm chi, cho má nó khi. Làm rể người giầu, bất kể Tây/Tầu, là cơ hội hiếm, và (rất) không nên bỏ lỡ. Quan điểm nhân sinh (nhỏ hẹp) của tôi, tất nhiên, cũng không được Phạm Văn Liễu đồng tình. Vì nghĩa lớn nên ông từ chối một cuộc sống ấm êm, bên cạnh mỹ nhân, và lại khoác áo lên đường, để lại biết bao là luyến thương (cùng sầu muộn) trong lòng người ở lại.

 

Tôi vốn hay thương vay khóc mướn nên cứ áy náy hoài về mối tình (dang dở) của vị tiểu thư Trung Hoa, và có cảm tình mãi với vùng đất mà cô sinh trưởng. Vì vậy nên ngay sau khi cầm được cái visa sang Tầu là tôi mua vé bay ngay đến Côn Minh.

 

Phi cơ hạ cánh giữa mưa. Nhìn núi đồi nhấp nhô và mờ nhạt xa xa khiến tôi cứ ngỡ như mình vừa đáp xuống phi trường Liên Khương, vào một chiều mưa nào đó (tưởng chừng) như vẫn chưa xa xôi lắm. Cũng như Đà Lạt, Côn Minh ở độ cao hai ngàn mét nên khí hậu rất dịu dàng. Cây cỏ xanh tươi, đất trời mát rượi. Xa lộ dẫn vào thành phố khá tân kỳ. Đường rộng thênh thang. Hoa lá được chăm sóc kỹ càng, tử tế. Tôi đã đặt phòng với giá rẻ nhất, chưa tới mười Mỹ Kim, bao luôn ăn sáng. Phòng ngủ chung nhưng nhà trọ vắng khách nên chỉ có mình tôi với mấy cái giường đôi, ngó trống trải thấy mà ái ngại.

 

Sau một giấc ngủ dài, tôi đeo máy ảnh đi loanh quanh khi trời chiều còn sáng. Đường phố rộng rãi, được phân làn rõ ràng và trật tự. Côn Minh không thiếu ô tô, và có nét đặc thù là rất nhiều xe hai bánh điện (e-bike) cùng không ít xe đạp. Tranh cổ động dán ở khắp nơi. Dù không đọc được tiếng Hoa nhưng tôi cũng đoán được nội dung rất “lành mạnh” qua sắc mầu tươi vui, và những nét vẽ đơn sơ mộc mạc: giữ vệ sinh chung, nhường nhịn người già, chăm sóc cây cảnh…

Điều đáng nói là Côn Minh không chỉ làm đẹp bằng tranh cổ động. Du khách còn có thể thấy được “thiện chí” của thành phố này qua những con phố không bụi rác, và những nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ (miễn phí) dù không dễ tìm. Tuy nhiên, chỉ cần rời bỏ đại lộ với những cao ốc chọc trời và rẽ ngang vào bất cứ một con đường ngang nào khác là sẽ có ngay một Côn Minh khác. Nhà cửa cũ kỹ, mái ngói rêu phong, cái nghèo có thể nhìn thấy được qua những cánh cửa mở toang (giường tủ, bàn ghế bừa bộn, tuềnh toàng và qua những khuôn mặt buồn phiền, cam chịu.

 

Tua tủa hai bên những con đường nhỏ là những ngõ hẻm sâu, vừa chỉ vừa lọt một chiếc xe đạp hay hai người đi bộ trái chiều. Cái gì chứ cảnh nghèo ở Á Châu thì tôi nhìn thấy hoài mà (ở Miên, ở Miến, ở Lào đều như vậy tuốt) nên không có hứng thú tiếp tục lần dò tiếp vào những ngõ ngách khai khai, tôi tối, và âm ẩm của Côn Minh. Trở ra đường lớn thì không thiếu hàng quán tấp nập nhưng tôi không có thói quen ăn tiệm mình ên nên mua một phần cơm chỉ hai món (đậu đũa xào và thịt heo kho trứng) hết mười lăm nhân dân tệ, cỡ hai MK, và một chai rượu nhỏ cùng giá. Về lại nhà trọ, tôi ngồi nhai trệu trạo vì bụng không thấy đói và rượu thì quá dở : đã nhạt phèo mà lại còn có vị hơi ngòn ngọt nữa. Thiệt là vô duyên hết biết luôn!

 

Tôi không vào được gmail, face book, hay youtube. Mấy trang mạng quen thuộc cũng không luôn nên nghĩ rằng có lẽ vì mình thuê chỗ ở quá rẻ tiền nên wifi yếu. Thôi thì đành mua rượu uống nữa, dù là rượu dở, rồi lăn ra ngủ tiếp. Sáng hôm sau tôi chạy ngay đi nơi khác, vào khách sạn có sao tử tế (Spring City Star Hotel) trên một con lộ lớn: No.636 Beijing Road, Panlong District 650051 China / Yunnan / Kunming. Pass word của wifi ghi sẵn luôn trong thang máy. Thiệt là văn minh chưa từng thấy. Nhận phòng xong là tôi mở labtop liền.

 

Tưởng sao? Cũng y như hôm qua thôi. No Gmail, no face book, no youtube … , dù những hình ảnh quảng cáo khách sạn hay vé máy bay (Agoda, Travelgenio, Jetcost, Expedia, Cheapoair …) vẫn xuất hiện đều đều, và thử bấm chơi thì đều chạy vo vo. Tới lúc đó tôi mới chợt nhớ ra rằng (thôi chết mẹ rồi) mình đang ở trong đất Tầu. Côn Minh đâu phải là Vientiane, Phnom Penh, Yangon, hay Bangkok. Đây là thủ phủ của một tỉnh thuộc Trung Hoa Lục Địa, và bưng bít thông tin vốn là “chủ trương xuyên suốt” của mọi đảng CS mà. Thảo nào mà những người trẻ, ở nơi này, chả thấy mấy ai chăm chăm cầm cái smart phone như nhiều nơi khác! Tự nhiên lại chợt nhớ đến Lưu Hiểu Ba, và câu nói lạc quan của ông khi còn tại thế: “Internet là món quà Chúa ban cho Trung Quốc. Nó là công cụ tốt nhất cho nhân dân Trung Quốc đang mơ ước vất đi sự nô lệ và đạt đến tự do.”


tnt 2

 

Có lẽ vì món quà này quí báu quá nên Đảng CS Trung Hoa phải nhất định giằng lại” bằng mọi giá, kể cả cái giá là sự ngu dân để Nhà Nước dễ bề cai trị. Thôi thì tạm quên Lưu Hiểu Ba, quên internet, và lại tiếp tục đi lòng vòng phố xá cho rộng tầm con mắt. Mắt tôi đụng toàn chữ Hán, đủ kích cỡ khác nhau nhưng đều đỏ rực như nhau – ngoại trừ tên mấy cái ngân hàng và khách sạn: China Construction Bank, Fudian Bank, Holiday Inn City Centre, Howard Johnson City of Flower Hotel …

Đi gần muốn rã cẳng luôn tôi mới chợt thấy một cái bảng hiệu tiếng Anh (Travel Agency) mà mừng muốn rơi nước mắt. Ôi Trời, tha hương ngộ cố tri! Tôi cần một hướng dẫn viên, cần thuê một cái xe hơi, hay ít ra thì cũng phải mướn được một cái e-bike (cùng với bản đồ thành phố) để thăm thú Côn Minh cho biết sự tình. Chớ cứ lết bộ hoài, và xung quanh thì toàn là chữ Tầu không (chả hiểu cái con bà gì ráo trọi) thì chịu đời sao thấu? Tôi hăm hở mở cửa bước vào văn phòng du lịch, với nụ cười tươi tắn, và một câu tiếng Anh thông dụng. Người đối diện đáp lại bằng tiếng Tầu. Tôi quay sang cô nhân viên ngồi kế, lặp lại câu nói vừa rồi. Cô này cũng trả lời bằng tiếng Hoa, nghe từa tựa y như cô trước.

 

Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài. No English, no face book, no youtube, no Gmail… mà tôi thì chỉ có gmail và không dùng điện thoại, bất kể loại nào. Theo dự tính thì sau Côn Minh là sẽ đến Bắc Kinh (vài bữa, hoặc mươi ngày) nhưng tôi đổi ý. Tôi sẽ trở lại Phnom Penh hay Bangkok vào chuyến bay sớm nhất, khuya nay, với bất cứ giá nào. Côn Minh hay Bắc Kinh thì có khác gì nhau. Cả xứ sở này chỉ là một cái ngục tù bao la, có tên gọi là Trung Hoa Vỹ Đại!

 

– Tưởng Năng Tiến

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.