Hôm nay,  

Cuộc chiến tư tưởng gian nan của CSVN

11/14/202208:51:00(View: 4137)
Bình luận chính trị

vn court


Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ. Có 10 lĩnh vực đang gây khó khăn cho nhà cầm quyền CSVN:

 

Thứ nhất, tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” tiếp tục gây mục rữa lực lượng 5.200.000 đảng viên đang sống chung với tham nhũng và suy thoái đạo đức, lối sống.

 

Thứ hai, đảng nhìn nhận đã có một số không nhỏ cán bộ, đảng viên không còn tin vào Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối cai trị của đảng.

 

Thứ ba, sự chuyển biến trong phủ nhận Chủ nghĩa Cộng sản bắt nguồn từ cuộc nổi dậy của nhân dân Nga và các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu từ 1989 đến 1991 đã khiến đảng viên hoài nghi về chủ trương tiếp tục lấy Chủ nghĩa này làm nền tảng xây dựng đất nước của đảng CSVN.

 

Thứ bốn, tình trạng hoài nghi về Chủ nghĩa Cộng sản không còn hạn chế trong một thiểu số trí thức và người dân mà đã lan sang Lực lượng võ trang nhân dân, nồng cốt là Quân đội và Công an.

 

Thứ năm, bước sang lĩnh vực sáng tác Văn học và Nghệ thuật, hiện tượng có nhiều Tác phẩm và Nhà xuất bản mạnh dạn bỏ “xếp hàng sau lưng đảng” để tuyên truyền. Sự thay đổi này đã giúp các tác giả sống gần với người đọc và giới thưởng ngoạn hơn cũng là mối lo của Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng.

 

Thứ sáu, Đảng cũng thất bại đấu tranh chống các mạng xã hội hiện đang “sống hùng” và “sống mạnh” trong công tác truyền tải các Tác phẩm văn học, Nghệ thuật ngoài lề trên mạng, gây ảnh hưởng lớn đối với giới trẻ.

 

Thứ bảy, tình trạng ngại mua và đọc báo, tạp chí  đảng của cán bộ, đảng viên và người dân  trong thời gian qua cũng đang gây nhức nhối cho hai Ban Tuyen giáo và Dân vận về công tác dùng báo chí để tuyên truyền. Thậm chí như Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận hàng đầu của Trung ương đảng và Nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, dù phát không, vẫn không có người học, hoặc rất ít.

 

Thứ tám, sự kiện người trẻ Việt Nam không còn tha thiết gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để được đào tạo thành “hạt giống đỏ”, nối nghiệp cha anh vì lớp cha anh đang có nhiều gương xấu như tham nhũng, lợi ích nhóm và tranh giành quyền lợi.  

Thứ chín, càng ngày càng có nhiều người trẻ bỏ nước ra đi vì khao khát tự do, dân chủ và muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn ở Việt Nam. Trong khi người Việt ở nước ngoài không muốn quay vế sống ở Việt Nam vì quyền con người không được tôn trọng.

 

Thứ mười, càng sống lâu đảng càng tham lam quyền lực để tiếp tục độc tài cai trị, một mình kiểm soát tự do tư tưởng, độc quyền báo chí và hưởng thụ trên sức lao động và hy sinh của người dân.

 

Tất cả những lực cản trên đây đã phản ảnh ngược với lời khoe của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng năm 2019 cho rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Hay: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam”.

MẢNG ĐEN VĂN HỌC

Từ “lạc quan bốc đồng” của ông Trọng, những mảng đen đã hiện ra, đặc biệt trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật. Trong bài viết phổ biến ngày 23/09/2021, Tuyên giáo thừa nhận trong “lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cũng có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội.”

Tuyên giáo nói: “Do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường nên nhiều văn nghệ sĩ đã tuyên truyền lối sống thực dụng, vị kỷ, thích hưởng thụ, coi trọng giá trị vật chất vào đối tượng thanh niên, sinh viên thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật giải trí, làm cho cái xấu, cái ác, phi nhân tính có dấu hiệu tăng lên rõ rệt.”

 
Vì vậy, bài báo cho biết: “Môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng dẫn tới không ít thanh niên, sinh viên khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, chuẩn mực sống và niềm tin của mình vào những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.”

Tuyên giáo đích danh chỉ trích các Văn nghệ sỹ, những ngưởi đã tự cởi trói để thoát khỏi kìm kẹp tư tưởng của đảng.

Theo đó:

“Một số văn nghệ sĩ dễ dàng “chiều” theo thị hiếu của một bộ phận công chúng, tìm cách quảng bá những tác phẩm chống chế độ, xuyên tạc nhằm hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của một số lãnh tụ cách mạng tiền bối; cố tình tôn vinh những kẻ đã và đang chống lại, đi ngược đường lối cách mạng của Đảng, công cuộc đổi mới của đất nước dưới chiêu bài đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”.

“Một số văn nghệ sĩ bất mãn với chế độ, thậm chí có những người trước đây vốn là những nhà văn cách mạng, đã từng có nhiều đóng góp tích cực cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà nhưng bị các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lôi kéo, kích động nên quay sang bôi nhọ, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành quả cách mạng của dân tộc.

“Một số văn nghệ sĩ lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc, hạ bệ những giá trị thiêng liêng của dân tộc, phủ nhận quan điểm Mác-Lênin về văn hóa-văn nghệ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, miêu tả cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc của nhân dân ta như một cuộc nội chiến. Sự cố chấp của một số văn nghệ sĩ bất mãn với chế độ mà còn do sự móc nối, lôi kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối với một số văn nghệ sĩ”.



Mặc dù không nêu tên để “ôm đũa cả nắm”, nhưng Tuyên giáo đã cáo buộc: “Theo thống kê của Bộ Công an, hiện nay ở nước ngoài có khoảng hơn 50 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, 429 báo, tạp chí, trên 40 nhà xuất bản tập trung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Hằng năm, có hơn 3.000 tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng được đưa vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau”. 

Cơ quan tuyên truyền của đảng còn tố cáo vu vơ rằng: “Một số văn nghệ sĩ, trí thức bị lợi dụng, lôi kéo vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa, phản bội Tổ quốc, chạy trốn ra nước ngoài để truyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta; hay có những nhà văn, trí thức đã “tự diễn biến, tự chuyển hóa” thành những kẻ có quan điểm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.”

Tuy nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng của những ngòi bút đã thoát khỏi vòng vây của đảng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của báo chí và truyền thông ở nước ngoài của người Việt tị nạn.

TÁC ĐỘNG CỤ THỂ

 

Trong số những người bị cáo buộc sử dụng Văn học nghệ thuật để chống đảng, có Tổ chức Văn đoàn độc lập do Nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cuộc vận đồng và Nhà xuất bản Tự Do, một thời có sự cộng tác tích cực của bà Phạm Đoan Trang, Tác giá nhiều sách Chính trị. Bà Trang hiện đang ngồi tù vì các hoạt động đấu tranh đòi dân chủ và tự do.

Nhà xuất bản Tự do nổi tiếng một thời năm 2019 sau khi tự ý xuất bàn 29 Tác phẩm Chính trị và Xã hội như “Cách làm Kách Mệnh”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Chính trị bình dân”, “Bầu cử tự do và công bằng”, “Giải trình hiến pháp Việt Nam dân chủ 2021”, “Nhật ký một thằng hèn” v.v..

Tuyên giáo tố cáo: “Hoạt động bất chấp pháp luật của “nhà xuất bản tự do” cho thấy sự ngông cuồng của một hội nhóm có tham vọng dựng lên một đơn vị xuất bản ngoài lề để đối trọng với các nhà xuất bản chính thống, từ đó rắp tâm thực hiện những âm mưu đen tối.”

 

Do đó, Tuyên giáo chỉ thị các cấp cần: “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là điều kiện tiên quyết đảm bảo hoạt động văn học, nghệ thuật đi đúng hướng.”

Lý do vì, Tuyên giáo đã nhìn thấy ảnh hưởng không nhỏ của Nhà Xuất bản Tự do khi nhìn nhận: “Những biểu hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật có tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân trong thời gian qua, trong đó có giới trẻ. Có không ít người đã hoang mang, hoài nghi về lịch sử của dân tộc cũng như những thành quả cách mạng của nhân dân.”

Do đó, trong bài viết ngày 20/09/2021, báo Quân đội Nhân dân (QĐND) đã nói thẳng: “Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị.”

Báo này viết: “Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật.”

Nhưng các văn nghệ sỹ “tự cởi trói” khỏi vòng cương tỏa của đảng đã nghĩ khác nên họ bị báo QĐND cay cú  tấn công: “ Thời gian qua, một số người biến chất hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước nhà được sự hà hơi, tiếp sức, kích động của các thế lực bên ngoài đã lớn tiếng kêu gọi và đòi văn học, nghệ thuật không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng ngoài chế độ chính trị hiện hành (cho dù chính chế độ này đã mang lại cho họ những giá trị đích thực và họ đã, đang được hưởng). Vì thế, họ ra sức truyền bá các tác phẩm văn học, hội họa, những chương trình ca nhạc, phim ảnh có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), phủ nhận thành quả của cách mạng, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ đề cao, cổ súy một số tác phẩm của những văn nghệ sĩ cực đoan, quá khích. Thậm chí, họ còn cho rằng, những tác phẩm này đã tạo nên "luồng gió mới" trong lĩnh vực báo chí, văn học, nghệ thuật nước ta và đã "tiên phong" thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện đúng tinh thần "văn nghệ mở".”

Chi tiết hơn QĐND còn “vạch áo cho người xem lưng” khi thừa nhận:Bên cạnh đó, một số kẻ đã cố tình bôi nhọ, đả kích các nhân vật, các nhà phê bình văn học có quan điểm chính thống; xuyên tạc cho rằng họ là những "bồi bút” cho Đảng, "con rối" trên diễn đàn văn chương... Điển hình trong đó có nhóm tự xưng “Ban vận động Văn đoàn Việt Nam độc lập”, phiến diện cho rằng: Văn học, nghệ thuật do Đảng lãnh đạo là thứ văn học, nghệ thuật minh họa nghị quyết, tô hồng thực tế theo chỉ đạo của Đảng. Thật đáng buồn hơn, khi có nhà văn, nhà thơ trưởng thành trong nền văn chương cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng đã “mắc bệnh nặng” nên “mờ mắt”, phủ nhận chính những đứa con tinh thần của mình khi "loạn ngôn" cho rằng: Các tác phẩm văn học viết trong chiến tranh là những kiểu viết minh họa đầy chất “đặt hàng” của Đảng mà không phải viết do cảm xúc, do tình người của nhà văn. Do đó, những tác phẩm đó không có giá trị và phải có nhận thức mới để thoát khỏi sự can dự của Đảng.”

Như vậy rõ ràng Đảng và Nhà nước CSVN càng ngày càng bị cô lập trong cuộc chiến tư tưởng, đối kháng của hàng ngũ văn nghệ sỹ và người dân có quyết tâm không chịu để cho đảng kìm kẹp.

– Phạm Trần

(11/022)


Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.