Hôm nay,  

Ba chủ đề chính của G20 tại Osaka

08/07/202221:27:00(Xem: 18375)
Thời sự thế giới

abe
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe [1954-2022]

 

Lời người dịch: Shinzo Abe (21.9.1954-08.07.2022) đã bị bắn trọng thương trong một cuộc vận động tranh cử tại Nara. Sau đó, vị cựu thủ tướng đã phải chống chọi với vết thương và từ trần tại bệnh viện.

Trong lịch sử Nhật Bản, ông giữ chức vụ thủ tướng lâu đời nhất, từ năm 2006 đến năm 2007 và từ năm 2012 đến năm 2020. Cảnh sát thành phố Nara, nơi vụ tấn công xảy ra, thông báo thủ phạm đã ra đầu thú và động cơ vẫn chưa rõ ràng.

Shinzo Abe là một người liêm chính, tài năng đức độ và có một viễn kiến kinh tế nổi danh là Abenomics, một khuôn mẫu phát triển liên quan đến việc tăng cường nguồn cung tiền của quốc gia, thúc đẩy các công chi và ban hành các biện pháp cải cách để làm cho nền kinh tế Nhật Bản cạnh tranh hơn. Shinzo Abe ra đi để lại bao tiếc thương trong lòng dân chúng Nhật và các chính khách quốc tế.

Nhân dịp đau buồn này, xin mời các độc giả cùng xem lại viễn kiến của Shinzo Abe nhân dịp tổ chức G20 tại Osaka, Nhật Bản. 

***

 

Vào ngày 28 tháng 6, tôi sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chủ yếu, mỗi một vấn đề của chương trình là quan trọng một cách đặc biệt đối với châu Á.

Đề mục đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: làm việc để duy trì và cuối cùng củng cố trật tự quốc tế cho một nền thương mại tự do và công bình. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Những cuộc thảo luận đã diễn ra trong một thời gian. Hiện nay, chúng ta phải thực hiện chuyển hướng nhanh chóng để đạt mục tiêu.

Đề mục thứ hai trong chương trình nghị sự liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số. Số hóa nền kinh tế đã cho phép các mô hình kinh doanh chưa từng có trước đây và độc đáo, nhưng nó mang lại những thách thức mới, chẳng hạn như việc không đánh thuế hai lần cho các doanh nghiệp đa quốc. Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề như vậy chỉ thông qua hợp tác quốc tế.

Việc lưu hành tức thời các dữ liệu trên khắp thế giới không liên quan đến biên giới các quốc gia. Tôi tin rằng tác động xã hội và kinh tế của những dữ liệu đó sẽ cạnh tranh, thậm chí vượt qua cả các vai trò đóng góp của dầu mỏ và khí đốt động cơ trong thế kỷ XX.

Theo bản chất của vấn đề, dữ liệu vượt qua các trở ngại vật lý một cách dễ dàng. Khi được nối kết nhau thành mạng, các hiệu ứng và lợi thế của nó nhân lên và sau đó lại mở rộng nữa. Ngược lại, nếu ở bất cứ nơi đâu,  tương tự của ngay cả một phòng kín cửa xuất hiện, thì tổn thất lan ra toàn bộ trong mạng.

Nhật Bản đang ủng hộ cho một hệ thống “Lưu hành Tự do Dữ liệu trong  Thành tín, (Data Free Flow with Trust, DFFT), một phương sách cố gắng cho phép lưu hành tự do các luồng dữ liệu theo luật pháp tất cả chúng ta tín nhiệm. Vì vậy, nên để cho chúng tôi chuẩn bị các quy tắc tạo điều kiện cho các lợi lạc trong nền kinh tế kỹ thuật số và lan rộng đến mọi người ở châu Á và toàn thế giới. Tiến trình thực hiện việc này là những gì mà chúng tôi gọi là Con Đường Osaka, việc mà chúng tôi hy vọng sẽ khởi động tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.

Hai điểm một và hai-thương mại và dữ liệu-không thể tách rời ra khỏi việc cải cách của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đó là vấn đề không cần phải nói thêm. Tổ chức WTO được thành lập từ một phần tư thế kỷ qua. Trong thời gian đó, nền kinh tế thế giới đã thay đổi với tốc độ đáng kinh ngạc. Nhưng Tổ chức WTO đã không theo kịp thời, và những tác động bất lợi của việc này đang ngày càng trở nên rõ ràng.

Chúng ta nên làm gì để Tổ chức WTO có liên quan trở lại như một người bảo vệ cho nền thương mại quốc tế tự do và công bình?

Các chuỗi cung ứng lớn lao thúc đẩy cho nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm nay đang dừng lại trong khu vực ASEAN. Các nền kinh tế trong khu vực đã được hưởng lợi từ một môi trường mà người dân và hàng hóa lưu thông xuất nhập một cách tự do. Chính sự tự do này gây ra năng động và thịnh vượng ngày càng tăng cho khối ASEAN.

Vấn đề thứ ba cho hội nghị thượng đỉnh Osaka là tầm quan trọng của  canh tân trong việc giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. Các mục tiêu được phác hoạ trong Phúc trình 1.5˚C của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu không thể đạt được qua việc quy định luật lệ. Đổi mới làm đột biến một cái gì đó từ tiêu cực thành tích cực sẽ là chìa khóa để thực hiện các mục tiêu khí hậu của thế giới.

Trong những năm gần đây, chúng ta xem carbon dioxide hoàn toàn là một chất xúc tác gây hại. Nhưng thật tuyệt vời làm sao nếu CO2 trở thành một nguồn tài nguyên khả dụng ở mức giá thấp nhất và dồi dào nhất! Vào một ngày nào đó, các công nghệ canh tân như quang hợp nhân tạo chắc chắn sẽ biến giấc mơ thành hiện thực.

Ở Osaka, tôi muốn Hội nghị G20 xác nhận tầm quan trọng của sự canh tân đó. Và vào tháng 10, Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Canh tân Môi trường Xanh, tập hợp tất cả các nhà nghiên cứu hàng đầu và đại diện của giới công nghiệp và tài chính từ khắp nơi trên thế giới vào chung một địa điểm. Chúng tôi hy vọng là sẽ khai thác được sự khôn ngoan của thế giới và mở ra một tương lai bền vững với một sức đẩy lớn lao.

Vào ngày 6 tháng 3, tôi đã nhận được sáu khuyến nghị từ các thành viên của Tổ chức “Khoa học 20″, được tạo bởi các học viện khoa học quốc gia của các nước thành viên G20. Để giảm bớt các mối đe dọa đối với hệ sinh thái biển và bảo tồn các môi trường biển, hai khuyến nghị cuối cùng thúc giục thành lập “hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu cải tiến, nhằm đảm bảo mở rộng việc truy cập cho các nhà khoa học trên toàn cầu”, và “chia sẻ thông tin thu lượm  qua các hoạt động nghiên cứu được thực hiện dưới sự hợp tác sâu rộng và đa quốc gia, để thúc đẩy sự hiểu biết toàn diện về đại dương toàn cầu và các năng động của nó“. Chính vì lý do này mà chúng ta phải đảm bảo cho DFFT và biến dữ liệu thành hàng hóa tiện ích công cộng cho các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka đang đến vào buổi bình minh của một kỷ nguyên mới mang niên hiệu Lệnh Hoà (Reiwa, hòa hợp tốt lành). Vào ngày 30 tháng 4, thế giới đã chứng kiến Nhật Hoàng Akihito thoái vị, sự thoái vị đầu tiên của một hoàng đế đang trị vì trong 202 năm. Ngày hôm sau, Naruhito lên ngôi Nhật Hoàng. Lòng người dân Nhật tràn ngập bao niềm vui. Trước đó, tôi cũng không thể hình dung lòng thiện cảm từ ngoại quốc mà tôi đã nhận được. Nhiều người bình luận là chữ Rei (Lệnh) trong niên hiệu Reiwa (Lệnh Hoà) là có điềm lành, (không có nghĩa theo mệnh lệnh, ND). Họ chỉ ra rằng khi phát âm chữ Rei này giống như trong câu là một tia hy vọng hay một tia sáng thái duơng. “Bây giờ tôi thầy điều ấy”, tôi tự nhủ khi khi lời nói của họ lắng động. Tôi nghĩ rằng sắc thái tốt đẹp của của thanh âm như vị kem ngọt trên chiếc bánh.

Những tình cảm ấy nhắc nhở tôi một về cái gì đó mà tôi chứng kiến khi thị sát thành phố Okuma của thị trấn Fukushima, quê hương của Nhà máy Nhiệt điện Fukushima Daiichi, nơi trở thành tai hoạ môi sinh vào năm 2011.

Lệnh di tản đã được áp dụng cho cư dân trên toàn khu vực Okuma trong nhiều năm đã được thu hồi một phần vào ngày 10 tháng 4, và bốn ngày sau, vào ngày 14 tháng 4, một buổi lễ khánh thành văn phòng thị trấn mới xây dựng được tổ chức. Tôi đã tham gia buổi lễ, và ở đó tôi đã gặp Aki Sato, một phụ nữ trẻ. Cô ấy đến từ Tokyo sau cơn thảm họa, cô muốn nhìn tình hình bằng chính mắt mình và làm bất cứ điều gì có thể để giúp giúp đỡ.

Trước đó không lâu, cô kết hôn với một người đàn ông địa phương, và cô hiện là cư dân của Okuma. Cô ấy giục tôi nhìn chiếc áo khoác màu đỏ đang mặc. Thông điệp ở mặt sau của chiếc áo thể hiện màu trắng bằng tiếng Nhật được viết khéo léo: “Nếu bạn có thời gian để nhìn lại quá khứ, thì thay vì thế hãy tiến về phía trước”.

Tất cả người Nhật đang tiếp tục tiến về phía trước, trao cho nhau những lời động viên.

Thái độ tích cực đó là một cách sống cho các thế hệ người Nhật hậu chiến, họ đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của chúng tôi. Đến những năm của thập niên 1980, thái độ đó đã lan rộng khắp khu vực các nước ASEAN. Bây giờ nó là một lối sống cho châu Á rộng lớn hơn – đó là, cho toàn bộ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Và tôi tin chắc rằng một nước Nhật Bản tự tin là Nhật Bản có khả khả năng rất phù hợp để góp phần tạo ra tương lai cho Châu Á.

(Nguyên tác: The G20 in Osaka)


-- Shinzo Abe, Thủ tướng Nhật Bản

(Đỗ Kim Thêm dịch)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.