Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Thị Trường và Rủi Ro Đạo Đức (Chương 11)

18/07/202109:57:00(Xem: 2885)

ECONOMICS


Đạo đức của thị trường không phải kinh doanh lương thiện mà chính ở chổ đầu tư khôn ngoan và chính chắn sẽ được thị trường tưởng thưởng, bằng ngược lại liều lỉnh hay lảng phí sẽ bị đào thải. Bàn tay vô hình thường xuyên tẩy sạch các sai lầm thì thị trường mới sinh hoạt tự do và lành mạnh. 


Sách báo kinh tế Hoa Kỳ lại nhắc đến “moral hazard” hay là rủi ro đạo đức. Giống như cháu hư tại bà tức có can thiệp từ bên ngoài - thường là do bàn tay hữu hình của nhà nước – dung dưỡng bao che khiến thị trường trở nên ỷ lại không cải sửa thói hư tật xấu. Thị trường không tự sửa sai sẽ có ngày vấp ngã giết chết nền kinh tế.


  1. Rủi ro đạo đức toàn cầu


Tính ỷ lại của thị trường trông cậy được chính quyền nuông chiều hay bao che không chỉ giới hạn trong tư bản nhà nước kiểu Trung Quốc và Việt Nam mà cả ở nền dân chủ tư bản của Hoa Kỳ, nay lan rộng ra nhiều nước theo sự ra đời của IMF và trào lưu toàn cầu hoá. Một nghiên cứu cho thấy nhịp độ vỡ nợ của các nước đang phát triển tăng nhanh kể từ ngày cầu cứu được với IMF nhất là trong hoàn cảnh IMF bị bắt bí e sợ khủng hoảng sẽ lây lan từ một nước sang cả khu vực hay toàn cầu. Điều này cũng giống như con hư về nhà vòi vĩnh đòi tiền vì biết cha mẹ không thể từ con!


Một câu chuyên rủi ro đạo đức toàn cầu khác hơi dài như sau:

  • Vào năm 2013 NHTƯ (Ngân Hàng Trung Ương) Hoa Kỳ dự định giảm bớt lượng tiền bơm vào thị trường nhằm ngăn ngừa lạm phát ở Mỹ. NHTƯ trước đó bơm tiền và hạ phân lời để thúc đẩy tăng trưởng sau trận Đại Suy Thoái 2007-08. 

  • Lãi xuất ở Mỹ thấp nên giới đầu tư cho những nước đang mở mang vay mượn với phân lời cao. 

  • NHTƯ Hoa Kỳ cho biết sẽ giảm lượng tiền lưu hành khiến USD tăng giá và lãi xuất ở Mỹ lên cao.

  • USD theo đó rút ngược chạy về Mỹ làm nhiều nước đang vay mượn chới với do USD tăng giá nên không đủ USD trả nợ. 

  • NHTƯ Hoa Kỳ e sợ các nước đang phát triển vỡ nợ sinh ra khủng hoảng toàn cầu nên phải ngừng cắt giảm lượng tiền lưu hành nhằm tái ổn định thị trường tài chánh thế giới. 

  • Ngược lại giới đầu tư nhanh chóng rút ra bài học NHTƯ Mỹ “nhát tay” (cold feet) không dám tăng phân lời.

  • Giới đầu tư từ đó ỷ lại được NHTƯ Mỹ bao che.

  • Trái lại NHTƯ Hoa Kỳ bị giới chính trị và quần chúng Mỹ từ tả sang hữu lên án không lo cho nước Mỹ trước tiên mà bao đồng gánh vác việc thiên hạ toàn cầu

  • Câu chuyện này có tên gọi rất hay “taper tantrum”, tức con nít (thị trường) được cha mẹ nuông chiều cho kẹo bánh (lãi xuất thấp), đến khi cha mẹ ép bớt (taper) ăn ngọt (tăng lãi xuất) làm nư dẫy nẩy (tantrum) nín thở mặt mày tím bầm khiến cha mẹ lạnh cẳng (cold feet) chịu thua!


  1. Rủi ro đạo đức ở Mỹ


Giá nhà và chứng khoáng ở Mỹ tăng liên tục từ năm 2009 cho đến nay nhờ vào chính sách tiền rẻ (easy money) của NHTƯ bơm tiền và giảm lãi xuất. Nhà và chứng khoáng chiếm toàn bộ tài sản của giới trung lưu thành thị cho nên NHTƯ không dám giảm lượng tiền lưu hành do sợ hai bong bóng địa ốc và cổ phiếu nổ tung! Điều này cũng giống như con bệnh ngặc nghèo (Đại Khủng Hoảng 2007-08) được bác sĩ (NHTƯ) bơm thuốc kích thích (bơm tiền và lãi xuất thấp), nay đâm ra ghiền thuốc phiện (moral hazard) mà bác sĩ (NHTƯ) nhát tay (cold feet) không dám giảm liều thuốc độc!


Dân chúng Mỹ trước đây gởi tiết kiệm vào ngân hàng. Do lãi xuất gần âm nên tiền gởi ngân hàng bị lỗ, dân chúng phải đầu tư chứng khoáng cho dù tăng rủi ro. Nhiều người bơm tiền vào cổ phiếu khiến giá chứng khoáng tăng vọt, đầu tư (investment) trở thành đầu cơ (speculation.) Nay NHTƯ chỉ dọa tăng lãi xuất thì bong bóng chứng khoáng sẽ nổ, quỹ hưu bổng của giới trung lưu sụt giá sẽ khiến họ nổi giận bỏ phiếu cho đảng đối lập trong kỳ bầu cử tương lai.


Lãi xuất thấp nên dân Mỹ mượn tiền mua nhà. Nhiều người mua khiến giá nhà tăng vọt. Ngược lại NHTƯ chỉ dọa tăng lãi xuất thì thị trường nhà đất sẽ đóng băng, giới trung lưu thành thị thấy tài sản hao mòn sẽ giận dữ bỏ phiếu cho đảng đối lập trong kỳ bầu cử tương lai. 


Bằng vào NHTƯ tiếp tục chính sách tiền rẻ sẽ có ngày lạm phát! Liều thuốc kích thích mất dần hiệu nghiệm vì không thể tiếp tục bơm tiền và hạ lãi xuất để thúc đẩy tăng trưởng một khi con bệnh sinh lờn thuốc. 


Chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất làm tăng hố sâu giàu nghèo vì có lợi cho người đang sở hữu tài sản (nhà đất và chứng khoáng) mà không tạo thêm công ăn việc làm hay nâng mức lương cho giới lao động (salaried workers.)


Chính sách bơm tiền và hạ lãi suất đào sâu làn ranh giữa hai thế hệ người lớn tuổi đã mua nhà và giới trẻ mới ra đời không đủ tiền mua nhà giá cả tăng vọt.


Chính sách bơm tiền và hạ lãi suất làm tăng khoảng cách giữa con cái nhà giàu thừa hưởng gia tài (nhà đất và cổ phiểu) và con cái nhà nghèo chỉ có sức lao động.


Chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất làm tăng rủi ro đạo đức do giới đầu tư liều lĩnh tin rằng được NHTƯ bao che…cho đến lúc bàn tay vô hình trong quy luật kinh tế sẽ trừng trị nghiêm khắc cả NHTƯ lẫn thị trường về tội hư hỏng.


Trường hợp rủi ro đạo đức do chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất của NHTƯ Mỹ là “chuyện lớn”, xin kể thêm một “chuyện nhỏ”: chính quyền Mỹ bảo đảm 250 ngàn USD cho mỗi tài khoảng gởi ngân hàng (FDIC insurance) để tránh cho các ngân hàng tư cạn vốn trong trường hợp dân chúng cuốn cuồn rút tiền (bank run) gặp lúc khủng hoảng. Nhiều ngân hàng tư dựa thế được nhà nước bao che nên liều lỉnh hứa hẹn phân lời cao nhằm thu hút tiền tiết kiệm. Dân chúng cũng an tâm được nhà nước bảo đảm nên chỉ chọn lãi xuất cao mà không cần biết đến ngân hàng tốt hay xấu.


Thí dụ sau cùng về rủi ro đạo đức là tình trạng too big to fail của các đại ngân hàng không sợ sập tiêm do lúc nào cũng được nhà nước cứu cấp, vì một đại ngân hàng vỡ nợ có thể kéo ngã toàn bộ nền kinh tế. Cho nên các đại ngân hàng ỷ thế làm liều còn lỡ bị lỗ mang ra chia đều cho dân chúng trả (tức là dùng tiền thuế.)


  1. Rủi ro đạo đức ở Trung Quốc


Trung Quốc đối mặt với một nghịch lý: kinh tế thị trường dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản sinh ra rủi ro đạo đức là Bắc Kinh không chấp nhận mất uy tín và quyền lực nếu thị trường vạch trần và tẩy sạch những cặn bả của chế độ toàn trị.


Mô hình của Trung Quốc không mượn vốn nước ngoài mà dùng nguồn tiết kiệm của dân chúng trong nước . Nhà nước giữ lãi xuất tiết kiệm ở mức thấp; dân chúng gởi tiền vào ngân hàng; ngân hàng cho các địa phương và công ty quốc doanh vay với giá rẻ để xây dựng hạ tầng và công nghiệp nặng. Hạ tầng, lương bổng và quyền lợi công nhân thấp cộng thêm những quy định lỏng lẽo về môi trường hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tạo thành bàn đạp để Trung Quốc nhảy vọt lên nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. 


Trong lần Đại Suy Thoái 2007-08 Bắc Kinh tung ra một gói kích cầu khổng lồ. Do kinh tế Trung Quốc đã trưởng thành nên nhu cầu hạ tầng và công nghiệp nặng (sắc thép, xi măng, v.v…) ngày càng hạn chế. Dù vậy, các địa phương và công ty quốc doanh quen thói mượn tiền với giá rẻ nên tiếp tục lảng phí vào những công trình kém hiệu năng (xây cất quá nhiều phi trường, xa lộ, khu phố chết,…) tạo thành nợ xấu và tăng trưởng kém chất lượng.


Núi nợ ngân hàng ở Trung Quốc tăng vọt. Bắc Kinh nhận thấy nguy hiểm nên ra lệnh cho hệ thống ngân hàng giảm tín dụng (bớt cho vay.) Các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh thiếu hụt do quen thói mượn tiền giá rẻ nên quay sang dùng ngân hàng địa phương làm trung gian phát hành nhiều sản phẩm đầu tư (WMP, hay Wealth Management Product) để thu hút tiết kiệm của dân chúng. WMP không bị giám sát bởi Bắc Kinh bởi vì không trực thuộc hệ thống ngân hàng trung ương. WMP có phân lời cao so với lãi suất tiết kiệm để thu hút dân chúng gởi tiền. Các địa phương cùng công ty quốc doanh dùng WMP đầu tư vào đất đai trưng dụng của toàn dân. Tín dụng dồi dào sinh đầu cơ (speculation.) Giá địa ốc tăng vọt, nhà cửa lại là phần tài sản lớn nhất của dân chúng nên Bắc Kinh không dám giảm lượng tín dụng để xì hơi bong bóng nhà đất. Giả sử bong bóng nhà đất nổ thì các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh cũng theo đó lâm nguy. 


Dân Tàu biết tiền gởi vào WMP gặp nhiều rủi ro bị chính quyền địa phương và công ty quốc doanh ăn chận và đầu tư lảng phí nhưng vẫn ồ ạt mua WMP vì:

(1) lãi suất quá hấp dẫn

(2) Bắc Kinh sẽ không dám để chính quyền địa phương hay công ty quốc doanh nào vỡ nợ vì sợ mất mặt nhà nước!


Trò cù cưa tay ba giữa Bắc Kinh, các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh cùng dân chúng là nguyên do khiến Bắc Kinh không kiểm soát được lượng tín dụng từ năm 2013 cho đến nay. Tập Cận Bình không đạt được mục tiêu lành mạnh hóa thị trường do lạnh cẳng rút lui mỗi lần bong bóng địa ốc hay chứng khoáng bị nổ, hay vì sợ chảy máu ngoại tệ. Nhiều chuyên gia tin rằng khủng hoảng tài chánh từ núi nợ khổng lồ chồng chéo mới là mối đe dọa chính thay cho Trung Quốc thay vì lão hóa hay tăng trưởng chậm.



TÓM TẮT:

  • Rủi ro đạo đức do bàn tay hữu hình (thường là của nhà nước) cản trở bàn tay vô hình không cho tẩy sạch những sai phạm của thị trường.


  • Tăng trưởng của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều lệ thuộc vào chính sách tín dụng dễ dãi của nhà nước. Hai nền kinh tế lớn ghiền thuốc kích thích chứa hai hậu hoạn (núi nợ) khổng lồ. Nước nào sẽ trở thành siêu cường hạng nhất trong thế kỷ thứ 21 sẽ được quyết định bởi núi nợ nào sập trước.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.