Hôm nay,  

Kinh Tế Dễ Hiểu: Thị Trường và Rủi Ro Đạo Đức (Chương 11)

18/07/202109:57:00(Xem: 2438)

ECONOMICS


Đạo đức của thị trường không phải kinh doanh lương thiện mà chính ở chổ đầu tư khôn ngoan và chính chắn sẽ được thị trường tưởng thưởng, bằng ngược lại liều lỉnh hay lảng phí sẽ bị đào thải. Bàn tay vô hình thường xuyên tẩy sạch các sai lầm thì thị trường mới sinh hoạt tự do và lành mạnh. 


Sách báo kinh tế Hoa Kỳ lại nhắc đến “moral hazard” hay là rủi ro đạo đức. Giống như cháu hư tại bà tức có can thiệp từ bên ngoài - thường là do bàn tay hữu hình của nhà nước – dung dưỡng bao che khiến thị trường trở nên ỷ lại không cải sửa thói hư tật xấu. Thị trường không tự sửa sai sẽ có ngày vấp ngã giết chết nền kinh tế.


  1. Rủi ro đạo đức toàn cầu


Tính ỷ lại của thị trường trông cậy được chính quyền nuông chiều hay bao che không chỉ giới hạn trong tư bản nhà nước kiểu Trung Quốc và Việt Nam mà cả ở nền dân chủ tư bản của Hoa Kỳ, nay lan rộng ra nhiều nước theo sự ra đời của IMF và trào lưu toàn cầu hoá. Một nghiên cứu cho thấy nhịp độ vỡ nợ của các nước đang phát triển tăng nhanh kể từ ngày cầu cứu được với IMF nhất là trong hoàn cảnh IMF bị bắt bí e sợ khủng hoảng sẽ lây lan từ một nước sang cả khu vực hay toàn cầu. Điều này cũng giống như con hư về nhà vòi vĩnh đòi tiền vì biết cha mẹ không thể từ con!


Một câu chuyên rủi ro đạo đức toàn cầu khác hơi dài như sau:

  • Vào năm 2013 NHTƯ (Ngân Hàng Trung Ương) Hoa Kỳ dự định giảm bớt lượng tiền bơm vào thị trường nhằm ngăn ngừa lạm phát ở Mỹ. NHTƯ trước đó bơm tiền và hạ phân lời để thúc đẩy tăng trưởng sau trận Đại Suy Thoái 2007-08. 

  • Lãi xuất ở Mỹ thấp nên giới đầu tư cho những nước đang mở mang vay mượn với phân lời cao. 

  • NHTƯ Hoa Kỳ cho biết sẽ giảm lượng tiền lưu hành khiến USD tăng giá và lãi xuất ở Mỹ lên cao.

  • USD theo đó rút ngược chạy về Mỹ làm nhiều nước đang vay mượn chới với do USD tăng giá nên không đủ USD trả nợ. 

  • NHTƯ Hoa Kỳ e sợ các nước đang phát triển vỡ nợ sinh ra khủng hoảng toàn cầu nên phải ngừng cắt giảm lượng tiền lưu hành nhằm tái ổn định thị trường tài chánh thế giới. 

  • Ngược lại giới đầu tư nhanh chóng rút ra bài học NHTƯ Mỹ “nhát tay” (cold feet) không dám tăng phân lời.

  • Giới đầu tư từ đó ỷ lại được NHTƯ Mỹ bao che.

  • Trái lại NHTƯ Hoa Kỳ bị giới chính trị và quần chúng Mỹ từ tả sang hữu lên án không lo cho nước Mỹ trước tiên mà bao đồng gánh vác việc thiên hạ toàn cầu

  • Câu chuyện này có tên gọi rất hay “taper tantrum”, tức con nít (thị trường) được cha mẹ nuông chiều cho kẹo bánh (lãi xuất thấp), đến khi cha mẹ ép bớt (taper) ăn ngọt (tăng lãi xuất) làm nư dẫy nẩy (tantrum) nín thở mặt mày tím bầm khiến cha mẹ lạnh cẳng (cold feet) chịu thua!


  1. Rủi ro đạo đức ở Mỹ


Giá nhà và chứng khoáng ở Mỹ tăng liên tục từ năm 2009 cho đến nay nhờ vào chính sách tiền rẻ (easy money) của NHTƯ bơm tiền và giảm lãi xuất. Nhà và chứng khoáng chiếm toàn bộ tài sản của giới trung lưu thành thị cho nên NHTƯ không dám giảm lượng tiền lưu hành do sợ hai bong bóng địa ốc và cổ phiếu nổ tung! Điều này cũng giống như con bệnh ngặc nghèo (Đại Khủng Hoảng 2007-08) được bác sĩ (NHTƯ) bơm thuốc kích thích (bơm tiền và lãi xuất thấp), nay đâm ra ghiền thuốc phiện (moral hazard) mà bác sĩ (NHTƯ) nhát tay (cold feet) không dám giảm liều thuốc độc!


Dân chúng Mỹ trước đây gởi tiết kiệm vào ngân hàng. Do lãi xuất gần âm nên tiền gởi ngân hàng bị lỗ, dân chúng phải đầu tư chứng khoáng cho dù tăng rủi ro. Nhiều người bơm tiền vào cổ phiếu khiến giá chứng khoáng tăng vọt, đầu tư (investment) trở thành đầu cơ (speculation.) Nay NHTƯ chỉ dọa tăng lãi xuất thì bong bóng chứng khoáng sẽ nổ, quỹ hưu bổng của giới trung lưu sụt giá sẽ khiến họ nổi giận bỏ phiếu cho đảng đối lập trong kỳ bầu cử tương lai.


Lãi xuất thấp nên dân Mỹ mượn tiền mua nhà. Nhiều người mua khiến giá nhà tăng vọt. Ngược lại NHTƯ chỉ dọa tăng lãi xuất thì thị trường nhà đất sẽ đóng băng, giới trung lưu thành thị thấy tài sản hao mòn sẽ giận dữ bỏ phiếu cho đảng đối lập trong kỳ bầu cử tương lai. 


Bằng vào NHTƯ tiếp tục chính sách tiền rẻ sẽ có ngày lạm phát! Liều thuốc kích thích mất dần hiệu nghiệm vì không thể tiếp tục bơm tiền và hạ lãi xuất để thúc đẩy tăng trưởng một khi con bệnh sinh lờn thuốc. 


Chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất làm tăng hố sâu giàu nghèo vì có lợi cho người đang sở hữu tài sản (nhà đất và chứng khoáng) mà không tạo thêm công ăn việc làm hay nâng mức lương cho giới lao động (salaried workers.)


Chính sách bơm tiền và hạ lãi suất đào sâu làn ranh giữa hai thế hệ người lớn tuổi đã mua nhà và giới trẻ mới ra đời không đủ tiền mua nhà giá cả tăng vọt.


Chính sách bơm tiền và hạ lãi suất làm tăng khoảng cách giữa con cái nhà giàu thừa hưởng gia tài (nhà đất và cổ phiểu) và con cái nhà nghèo chỉ có sức lao động.


Chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất làm tăng rủi ro đạo đức do giới đầu tư liều lĩnh tin rằng được NHTƯ bao che…cho đến lúc bàn tay vô hình trong quy luật kinh tế sẽ trừng trị nghiêm khắc cả NHTƯ lẫn thị trường về tội hư hỏng.


Trường hợp rủi ro đạo đức do chính sách bơm tiền và hạ lãi xuất của NHTƯ Mỹ là “chuyện lớn”, xin kể thêm một “chuyện nhỏ”: chính quyền Mỹ bảo đảm 250 ngàn USD cho mỗi tài khoảng gởi ngân hàng (FDIC insurance) để tránh cho các ngân hàng tư cạn vốn trong trường hợp dân chúng cuốn cuồn rút tiền (bank run) gặp lúc khủng hoảng. Nhiều ngân hàng tư dựa thế được nhà nước bao che nên liều lỉnh hứa hẹn phân lời cao nhằm thu hút tiền tiết kiệm. Dân chúng cũng an tâm được nhà nước bảo đảm nên chỉ chọn lãi xuất cao mà không cần biết đến ngân hàng tốt hay xấu.


Thí dụ sau cùng về rủi ro đạo đức là tình trạng too big to fail của các đại ngân hàng không sợ sập tiêm do lúc nào cũng được nhà nước cứu cấp, vì một đại ngân hàng vỡ nợ có thể kéo ngã toàn bộ nền kinh tế. Cho nên các đại ngân hàng ỷ thế làm liều còn lỡ bị lỗ mang ra chia đều cho dân chúng trả (tức là dùng tiền thuế.)


  1. Rủi ro đạo đức ở Trung Quốc


Trung Quốc đối mặt với một nghịch lý: kinh tế thị trường dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản sinh ra rủi ro đạo đức là Bắc Kinh không chấp nhận mất uy tín và quyền lực nếu thị trường vạch trần và tẩy sạch những cặn bả của chế độ toàn trị.


Mô hình của Trung Quốc không mượn vốn nước ngoài mà dùng nguồn tiết kiệm của dân chúng trong nước . Nhà nước giữ lãi xuất tiết kiệm ở mức thấp; dân chúng gởi tiền vào ngân hàng; ngân hàng cho các địa phương và công ty quốc doanh vay với giá rẻ để xây dựng hạ tầng và công nghiệp nặng. Hạ tầng, lương bổng và quyền lợi công nhân thấp cộng thêm những quy định lỏng lẽo về môi trường hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tạo thành bàn đạp để Trung Quốc nhảy vọt lên nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. 


Trong lần Đại Suy Thoái 2007-08 Bắc Kinh tung ra một gói kích cầu khổng lồ. Do kinh tế Trung Quốc đã trưởng thành nên nhu cầu hạ tầng và công nghiệp nặng (sắc thép, xi măng, v.v…) ngày càng hạn chế. Dù vậy, các địa phương và công ty quốc doanh quen thói mượn tiền với giá rẻ nên tiếp tục lảng phí vào những công trình kém hiệu năng (xây cất quá nhiều phi trường, xa lộ, khu phố chết,…) tạo thành nợ xấu và tăng trưởng kém chất lượng.


Núi nợ ngân hàng ở Trung Quốc tăng vọt. Bắc Kinh nhận thấy nguy hiểm nên ra lệnh cho hệ thống ngân hàng giảm tín dụng (bớt cho vay.) Các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh thiếu hụt do quen thói mượn tiền giá rẻ nên quay sang dùng ngân hàng địa phương làm trung gian phát hành nhiều sản phẩm đầu tư (WMP, hay Wealth Management Product) để thu hút tiết kiệm của dân chúng. WMP không bị giám sát bởi Bắc Kinh bởi vì không trực thuộc hệ thống ngân hàng trung ương. WMP có phân lời cao so với lãi suất tiết kiệm để thu hút dân chúng gởi tiền. Các địa phương cùng công ty quốc doanh dùng WMP đầu tư vào đất đai trưng dụng của toàn dân. Tín dụng dồi dào sinh đầu cơ (speculation.) Giá địa ốc tăng vọt, nhà cửa lại là phần tài sản lớn nhất của dân chúng nên Bắc Kinh không dám giảm lượng tín dụng để xì hơi bong bóng nhà đất. Giả sử bong bóng nhà đất nổ thì các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh cũng theo đó lâm nguy. 


Dân Tàu biết tiền gởi vào WMP gặp nhiều rủi ro bị chính quyền địa phương và công ty quốc doanh ăn chận và đầu tư lảng phí nhưng vẫn ồ ạt mua WMP vì:

(1) lãi suất quá hấp dẫn

(2) Bắc Kinh sẽ không dám để chính quyền địa phương hay công ty quốc doanh nào vỡ nợ vì sợ mất mặt nhà nước!


Trò cù cưa tay ba giữa Bắc Kinh, các chính quyền địa phương và công ty quốc doanh cùng dân chúng là nguyên do khiến Bắc Kinh không kiểm soát được lượng tín dụng từ năm 2013 cho đến nay. Tập Cận Bình không đạt được mục tiêu lành mạnh hóa thị trường do lạnh cẳng rút lui mỗi lần bong bóng địa ốc hay chứng khoáng bị nổ, hay vì sợ chảy máu ngoại tệ. Nhiều chuyên gia tin rằng khủng hoảng tài chánh từ núi nợ khổng lồ chồng chéo mới là mối đe dọa chính thay cho Trung Quốc thay vì lão hóa hay tăng trưởng chậm.



TÓM TẮT:

  • Rủi ro đạo đức do bàn tay hữu hình (thường là của nhà nước) cản trở bàn tay vô hình không cho tẩy sạch những sai phạm của thị trường.


  • Tăng trưởng của cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều lệ thuộc vào chính sách tín dụng dễ dãi của nhà nước. Hai nền kinh tế lớn ghiền thuốc kích thích chứa hai hậu hoạn (núi nợ) khổng lồ. Nước nào sẽ trở thành siêu cường hạng nhất trong thế kỷ thứ 21 sẽ được quyết định bởi núi nợ nào sập trước.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.