Hôm nay,  

Tâm Lý Dửng Dưng Còn Dễ Sợ Hơn Là Oán Hờn Thù Hận

27/04/202110:27:00(Xem: 2985)

 

Covid-19 không thể trị được bằng súng và thuốc độc hay thuốc bổ mà cần phải lánh xa bên ngoài và tiêm chủng vaccine bên trong. Nạn kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ cũng là một hình thức dịch tễ tâm lý. Luật lệ, công văn chỉ có vai trò khẩu trang hay cách ly và giãn cách xã hội. Nhận diện ra nhau và nuôi lớn tình người mới đóng vai trò “vaccine tâm lý” chủ động trị liệu.

 

Tran Kiem Doan

 

 

Kỳ thị là bản chất tự nhiên

 

Mỹ đang thành một đất nước phân cực về phương diện nhân văn: Chủng tộc thì kỳ thị giữa trắng, đen và màu da. Chính trị thì phân chia thành hai cánh Tả, Hữu. Xã hội thì khập khiễng giữa bản xứ và di dân. Nhưng cái ưu việt nhất của xứ sở Hoa Kỳ so với nhiều quốc gia tiên tiến về kinh tế và kỹ nghệ khác là quyền sống căn bản của con người vẫn muôn vàn lần “dễ thở” và được nếm trải thực tế hơn là suốt mùa ăn… bánh vẽ!

 

Vẫn biết rằng, bản chất con người xưa nay, Đông cũng như Tây vốn mang tính bảo thủ và phân biệt. Phân biệt ở mức độ nhẹ thì “cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở”; mức độ vừa thì biểu tỏ lời lẽ và hành động kỳ thị giai cấp, chủng tộc và mức độ nặng thì thanh toán loại trừ nhau.

 

Lịch sử nhân văn châu Mỹ là lịch sử chinh phục, trấn áp, đồng hóa và loại trừ. Kể từ thời những kẻ chinh phục tiền phong tìm thấy xứ nầy, như Christopher Columbus năm 1492 đến nay đầy tính kỳ thị. Trực tiếp là sự trấn áp, tiêu diệt thổ dân Da Đỏ (ước tính khoảng 20 triệu dân Da Đỏ bị vong thân) song song với những làn sóng di dân từ bốn phương kéo đến tìm cơ hội cho đời sống kinh tế và xã hội. Chủng tộc Da Trắng đóng vai trò chủ đạo tiền phong trong quá trình khám phá và chinh phục châu Mỹ nói chung nên tâm lý “Da Trắng Siêu Đẳng” đã thành một thứ tâm lý thâm căn cố đế trong mối quan hệ chủng tộc xưa nay. Nhưng nếu “sử xưa lần giở trước đèn” thì tâm lý chinh phục, hành động chiếm lĩnh để đô hộ và khuynh hướng loại trừ “Người” cho “Ta” độc quyền tồn tại vốn là bản chất tự nhiên của sinh vật và giống người.

 

Việt Nam ta cũng chẳng phải là ngoại lệ khi xóa sổ Chiêm Thành và hứng chịu nghìn năm bị Tàu xâm lăng và trăm năm Tây đô hộ.

 

Nước Mỹ lập quốc năm 1776. Trong 244 năm lịch sử ấy cho đến ngày nay, vấn đề kỳ thị và phân biệt chủng tộc với sự thể hiện từ thấp đến cao, từ nặng đến nhẹ chưa bao giờ vắng bóng. Sự “bình đẳng chủng tộc” thật sự chỉ có mặt trên giấy tờ và luật lệ. Thế giới có gần 200 quốc gia thì đã hơn một nửa có người dân sống tại Mỹ chia thành trên 20 nhóm chủng tộc. Các nhóm quốc gia và chủng tộc chưa bao giờ ngừng nghỉ thứ tâm lý kỳ thị lẫn nhau thể hiện qua nhiều mức độ và dưới nhiều hình thái. Bởi vậy, mọi tiến trình tích cực nhất để chống kỳ thị chủng tộc đều đáng trân trọng và hoan nghênh. Nhưng chỉ nên hy vọng nó như hơi bơm trong lốp xe mà thôi. Hơi giúp bánh xe chạy êm dịu mà chẳng phải là bánh xe. Vỏ bánh xe và hơi bánh xe nương vào nhau để tồn tại cũng như tâm lý kỳ thị chủng tộc. Sự cân bằng giúp bánh xe vận hành êm dịu nhưng loại trừ để chỉ còn riêng hơi hay vỏ thì bánh xe thành vô dụng và không có sinh vật hay giống người trên mặt đất này nữa.

 

Tâm lý dửng dưng

 

Tâm lý dửng dưng (Apathy – Indifference) là sự biểu hiện một trạng thái tâm lý tuyệt nhiên không còn cảm xúc, không còn cảm thấy liên quan, không còn quan tâm để ý đến sự diễn biến về tinh thần lẫn thể chất. Tâm lý dửng dưng có thể xảy ra trong một thoáng chốc, một hành động hay một vụ việc kéo dài…

 

Tâm lý dửng dưng gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường trong mối quan hệ của con người. Nếu xảy ra trong nội bộ gia đình thì cha mẹ, con cái, anh em… coi nhau vô tình và vô tư còn hơn là những người xa lạ. Nếu xảy ra giữa vợ chồng thì cò thể không li dị, chẳng li thân nhưng hoàn toàn “li tâm” để tiếp tục sống với nhau trong cái khung của gia đình và xã hội bằng hai trái tim lạnh lẽo, hai hình nhân gỗ đá biết hành động, hai cái bóng còn sống từ hai xác thân đã khô quắt tâm hồn và cạn kiệt tâm linh.

 

Tran Kiem Doan 02 “Hình ảnh 17” của Dereck Chauvin

 

Gần đây nhất, người ta bắt gặp một trường hợp điển hình về tâm lý dửng dưng nầy qua nhân vật Dereck Chauvin. Ngày 24-4-2021, tác giả John Blake đề cập đến phiên toà mà cả thế giới theo dõi tại tiểu bang Minesota đã phân tích rằng: “Ánh mắt của Derek Chauvin còn tệ hơn cả sự căm ghét hận thù”. Blake đã phân tích về cái nhìn DỬNG DƯNG trong mắt Chauvin vào ngày 25 tháng 5 năm 2020, khi anh ta thản nhiên rút cạn nguồn sống của George Floyd đang nằm bẹp dưới gối chân mình. Hành động thật lạnh lùng khi đầu gối của anh ta đè lên cổ Floyd. Cái nhìn đó được đóng khung trong cái mà bên công tố viên tòa án gọi một cách khô khan là "Hình ảnh 17." Nó cho thấy Chauvin, viên cảnh sát da trắng Minneapolis, người đã bị kết tội về cả ba tội danh giết người trong cái chết của Floyd, lạnh lẽo liếc nhìn đám đông đang xem trong khi hạ gục người đàn ông da đen đang nằm bất tỉnh, bị còng tay sau lưng, mặt úp xuống vỉa hè. Vẻ mặt của cảnh sát Chauvin hoàn toàn mang một vẻ dửng dưng không quan tâm. Kính mát của anh ta được đặt trên đầu và tay để thản nhiên trong túi. Anh ta dường như không để ý đến một con người tên Floyd chút nào đang bị đè chết dần kéo dài hơn 9 phút, nghẹt thở ngay dưới gối chân mình. Cảm xúc thoáng qua duy nhất trên khuôn mặt anh ta là sự khó chịu trước đám đông tụ tập để cầu xin sự sống của Floyd.

 

Một nhân vật còn sống sót sau thảm họa Lò sát sinh (Holocaust) và từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Elie Wiesel, nói: "Sự đối nghịch của tình thương không phải là sự ghét bỏ, mà là sự dửng dưng. Sự dửng dưng khiến đối tượng thành vắng bóng, vô hình…"

 

Tại sao sự dửng dưng có thể có hại hơn sự thù hận?

 

Bởi còn thù hận là còn cảm xúc quan tâm. Tâm lý tức giận hận thù dẫu sao vẫn còn có tác động, còn níu kéo sự để ý và tương tác qua lại cho dẫu là tiêu cực tới mức độ nào giữa hai đối thể có tác động lên nhau. Nhưng ngược lại, sự dửng dưng là vắng nguồn sinh lộ. Tât cả đều trở thành vắng bóng, bất tri, vô cảm không còn nguồn sống và sự sống. Những niềm đau, nỗi khổ bị phớt lờ; thậm chí không được nhìn thấy. Nhiều thế hệ người da đen bị làm nô lệ cho người da trắng ở Mỹ đã trở thành “người vô hình”. Tệ hơn những đàn gia súc, họ là những cổ máy chạy bằng thức ăn, cơm áo cho những nông trường, thôn trang từ khi mới tậu cho đến lúc vất đi. Người chủ da trắng càng ngày, càng không để thừa những giọt cảm xúc nào cho một thế giới da đen hiện hữu mà vô hình. Chế độ nô lệ ở Mỹ khởi đầu từ năm 1619 ở Jamestown, Virginia với 20 ngưới da đen bị bắt cóc, đổi chác từ châu Phi chở sang bán tại châu Mỹ. Suốt 250 năm, thế giới da đen là một thế giới công cụ vô hình dưới mắt người da trắng. Mãi cho đến cuộc nội chiến thời tổng thống Lincoln năm 1864 thì thân phận nô lệ mới bắt đầu được giải phóng. Trải qua 400 năm, số dân da đen tại Mỹ ngày đã lên tới 45 triệu người. Tuy họ không còn “vô hình” và bị đối xử dửng dưng bởi người da trắng trên nguyên tắc và tập thể; nhưng trong chốn âm thầm riêng lẻ và sau những góc khuất của cuộc đời vẫn còn nhan nhãn nhiều Floyd và Chauvin đâu đó trên những nẻo đường xứ Mỹ.

 

Một nhân vật trong cặp vợ chồng nghèo của tiểu thuyết Nguyên Hồng thời tiền chiến từng thở dài nói lời cay đắng: “Sống dửng dưng bên nhau thì thà vắng bóng hay chết còn sướng hơn!”

 

Làm sao để bớt dửng dưng mà nhìn thấy nhau?

 

Câu trả lời sẽ không bao giờ là đơn giản và “hữu kế khả thi” để gỡ rối vấn đề kỳ thị chủng tộc nếu vẫn còn nhìn nhau qua những cặp kính màu của màu da và nòi giống. Ngày nào kính màu chưa thay được bằng “kính trần” của cái tâm vô sự thì ngày đó gió mùa hay giông bão mang nhãn hiệu giống người vẫn còn thổi mãi vi vu hay chực chờ đâu đó.

 

Như đã được giới thiệu trong màn “phi lộ” rằng, đất nước Hoa Kỳ đang trải qua thời kỳ phân cực nghiêm trọng. Muốn chữa bệnh phân cực thì cần phải trang bị tình người và thấy nhau trước đã. Súng không bắn người mà người bắn súng. Súng không thấy người mà người thấy súng. Thấy súng mà vẫn dửng dưng xem như vô hình thì sẽ vong thân vì súng. Trong nhân đã có quả và trong quả đã có nhân: Nhân quả đồng thời. Không ai mua súng để làm phương tiện cho tình nhân âu yếm hôn nhau cả. Tự trong cây súng đã mang mầm hủy diệt. Muốn tránh tình trạng giết người hàng loạt mà cứ nhân danh quyền tự do cá nhân, vẫn cứ tự do mua bán vũ khí hợp pháp, công khai là vừa đốt nhà vừa la làng tới cứu.

 

Tâm lý dửng dưng là vết sẹo của lịch sử. Bỏ tù 100 năm làm sao chinh phục được Tánh Thiện của lòng người từ trong trứng nước. Khái niệm về cái TÔI trong văn hóa Hoa Kỳ đã phát tác hết hậu quả và hệ lụy của nó để chuyển từ cái Tôi của tuổi măng non thành cái Ta bất trị của tuổi thành nhân và càng về sau càng tệ. Cái mầm quan hệ dửng dưng đang thành một loại “vi rút tình cảm thời đại”. Nó lây nhiễm dai dẳng, âm thầm mà rất hiểm nghèo và bất trị. Người Mỹ có lúc cần phải tháo tất, tháo giày, xuống xe, ra khỏi lớp bê tông, dầu nhựa… dưới chân để đi chân đất mới về được với Mẹ Thiên Nhiên và thấy được bóng hình của những người anh em khác màu da, đa chủng tộc cùng đi chân đất trên mảnh đất in dấu chân người trẻ nhất hành tinh này.

 

Xa quá chăng: Là ước mơ, ảo tưởng hay hoang tưởng thời Hậu Covid đây?! 

 

                                                  Sacramento, Rằm tháng Ba Tân Sửu, 2021

                                                                    Trần Kiêm Đoàn

     

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.