Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Đảng CSVN & Chuyến Tầu Vét Tốc Hành

17/02/202109:43:00(Xem: 5840)

blank


Đến cuối đời, tôi bỗng đâm ra nghi ngờ “gốc gác” của chính mình. Dám tôi là người Mã, người Miên, người Miến, người Thái, người Lào, người Tầu (hay người Tiều) gì đó chớ không phải dân An Nam đâu nha.

Nước Việt là nơi sản sinh ra chủ nghĩa Mackeno (Mặc Kệ Nó) và dân Việt vốn nổi tiếng là vô cảm. Ấy thế mà tình cảm của tôi lại chứa chan và lai láng hết biết luôn. Đôi khi, tôi còn tưởng chừng như mình mang nặng cả nỗi sầu vạn cổ nên hay bị buồn ngang – buồn thấm thía, buồn não nề và buồn thê thảm – vào lúc chiều rơi, giữa những ngày năm cùng tháng tận.

Đang lúc nẫu ruột lại còn vớ phải một đoạn tùy bút (nát lòng) của Trần Mạnh Hảo. Chỉ đọc vài câu cũng đủ muốn nhẩy lầu :

“Đêm nào cũng nằm mơ thấy gió bấc đuổi bắt cậu. Thấy mình bị nhốt trong sương mù, cậu sợ quá vừa chạy vừa khóc gọi mẹ ơi ! Mẹ mặc áo vá, ba mươi tết vụng trộm lén lút bán cặp gà do mình nuôi cho một nhà cán bộ khá giả, bị đám thương nghiệp xã bắt vì tội bán gà bất hợp pháp, không xin phép chính quyền, muốn xây dựng chế độ tư bản tự do buôn bán hay sao ?


Công an bắt mẹ nhốt vào ủy ban vì tội bán gà không xin phép, cho đến khi chúng lập biên bản tịch thu cặp gà sung công quỹ, mới thả mẹ về…

Mẹ vừa đi vừa khóc. Không có tết rồi các con ơi… Cái gì cũng của đảng, thế nên mẹ con cậu mới suýt chết đói, suýt phải đi ăn mày trong ba ngày tết. Mấy mẹ con cậu chừng như không phải người, không có quyền sống, không có quyền ăn tết.”


Thế mới biết “cái gì cũng của đảng” là chuyện đã xẩy ra từ thuở xa xưa (khi nhà thơ Trần Mạnh Hảo còn là một cậu bé con) và nay đã trở thành truyền thống. Chỉ có điều hơi khác là công an bây giờ không mấy khi bắt gà mà thường chỉ lấy tiền thôi. Họ cũng chả thèm bầy vẽ ra biên bản hay biên nhận (vớ vẩn) như trước nữa.


Cũng vào những ngày giáp Tết, RFA ái ngại đi tin : 

“Bà Hoàng Thị Tươi, vợ của cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, bị một nhóm người tự giới thiệu là sĩ quan của Bộ Công an bắt giữ và lấy đi số tiền bà vừa rút khỏi ngân hàng 4,5 triệu đồng.

Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền vào ngày 20 tháng 12 trích lời ông Hồi kể lại cho biết sự việc xảy ra hôm thứ Tư, 20 tháng 12 rằng những kẻ bắt cóc đã đưa vợ của ông đến một đồn cảnh sát ở huyện Hữu Lũng, nơi họ lấy đi số tiền và tra hỏi thông tin của người gửi tiền cho bà…

Việc tước đoạt tiền từ người thân của các nhà hoạt động dân chủ là hành động thường xảy ra do lực lượng an ninh Việt Nam tiến hành. Bà Nguyễn Thị Lành, vợ của nhà hoạt động Nguyễn Trung Tôn đang bị giam, cũng cho biết bà cũng từng bị công an Thanh Hoá cướp sạch tiền ngay sau khi bà rút khỏi ngân hàng.”

Rõ ràng: công an Việt Nam ở thời nào, và địa phương nào, cũng vậy. Cũng đều có thể thản nhiên giở trò trấn lột (ngay giữa ban ngày) vì quan niệm về tiền bạc của giới lãnh đạo, ở xứ sở này, rất … thoáng : 

Một công dân Việt Nam, ông Đinh Kim Phúc nhận xét :

“Chúng ta cứ nhìn tất cả các vụ án tham nhũng ở Việt Nam mà đã được xét xử thì không có ai ăn vài ba chục triệu hay năm ba tỷ đồng. Điển hình là vụ AVG, chỉ riêng Nguyễn Bắc Son đã ăn 3 triệu đô la Mỹ là hơn 60 tỷ đồng. 

Còn những vụ án khác, kể cả tham những, kể cả phá hoại như Vinashin trước đây gần 100.000 tỷ đồng, rồi Vinalines và hàng loạt các công ty khác được mệnh danh ‘quả nắm đấm về kinh tế’ của Nhà nước. Hiện nay có 12 dự án Bộ công thương đang quản lý thua lỗ hàng ngàn tỷ …” 

Hàng ngàn tỷ thì tiêu pha, vung vãi cách nào (và đến đời nào) cho hết. Dù vậy, giới quan chức hiện hành vẫn không quên trấn lột ngay cả đến tiền ma chay – theo như  nhà báo Nguyễn Hùng (VOA) tường thuật : 

“Sau khi cụ Lê Đình Kình bị bắn chết tại nhà riêng ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, hai cuộc vận động quyên tiền phúng điếu và giúp đỡ gia đình cụ bà Dư Thị Thành đã diễn ra… 

Cuộc vận động thứ nhất do nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh đứng ra nhận tiền quyên góp trong hai ngày 13 và 14/1. Gần 700 người dân đóng góp cả thảy hơn nửa tỷ đồng để gửi tới gia đình cụ Kình nhưng ngân hàng Vietcombank đã phong toả tài khoản của bà Hạnh khi bà tới rút tiền hôm 17/1. Làn sóng chỉ trích và tẩy chay Vietcombank đã khiến ngân hàng này phải thúc giục Bộ Công an ra thông báo ngay trong ngày 17/1 về lý do phong toả tài khoản. Ngay lập tức gần 700 người đóng góp bị Bộ Công an vu ‘tài trợ khủng bố’ mặc dù không ai ở Đồng Tâm bị truy tố về tội danh này.”

Hóa ra nhà nước VN có tiêu chuẩn kép về tiền bạc : “Nhận hối lộ 5 tỷ đồng chỉ là ăn vặt” nhưng  quyên góp nửa tỷ cho tang lễ thì bị Bộ Công An vu vạ là ‘tài trợ khủng bố.” 

Vu vạ, vu khống, chụp mũ cũng đều là sở trường quen thuộc của cái bộ khốn nạn này. 

Nạn nhân mới nhất có tên là Nguyễn Thúy Hạnh – người điều hành Quỹ Từ Thiện 50 K – theo lời của Tuấn Khanh :

“Đó là quỹ 50K của chị Nguyễn Thúy Hạnh, một phụ nữ không có mục đích chính trị nào, đảng phái nào… ngoài việc chị muốn chia sẻ những khổ đau và bất công với những người mà chị nhìn thấy. Thế nhưng, công việc tầm thường đó ở Hà Nội đã gặp phải không biết bao nhiêu sự ngăn trở, đe dọa, thậm chí bị chụp mũ như là một kẻ kinh tài cho bọn khủng bố. 

Cuối năm 2020, chị Nguyễn Thúy Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập liên tục, với nhiều lý do khác nhau, căng thẳng đến mức chị suýt đột quỵ. Mục đích của nhà cầm quyền chỉ là muốn chị phải chấm dứt ngay việc nhận giúp đỡ các tù nhân lương tâm.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, bà phát biểu như sau :

“Nhiều khi tôi nghĩ đến những gia đình tù nhân lương tâm mà tôi vẫn giúp, nhưng lại không giúp được cho họ lúc này mà lòng đau như cắt. Thật lòng mà nói, có những gia đình mỗi tháng tựa vào vài trăm ngàn của quỹ 50K là cách sống duy nhất của họ mà thôi. Không biết lúc này họ phải xoay sở như thế nào. Tôi cũng muốn nói với những người công an, rằng lòng nhân đạo là thứ cuối cùng không thể bị tước đoạt. 

Việc giam giữ và chia cắt gia đình của những tù nhân lương tâm đã là một hành động sai trái, nay còn tiến đến việc cắt đứt đường sống của họ nữa, thì đó là một việc làm dã man vô nhân đạo. Chính quyền này muốn tồn tại trong lòng dân thì họ phải thay đổi”.

 Đó là quan niệm của bà Hạnh về “chính quyền,” chứ với đám cướp ngày đang nắm quyền bính ở Việt Nam hiện nay thì chúng nào có khái niệm gì về “sai trái”, và chả bận tâm chi đến chuyện “đổi thay” hay “tồn tại.” Họ đang ở trên một chuyến tầu vét tốc hành nên phải vơ vét thật nhanh, kẻo muộn.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều năm sau, mỗi năm đến ngày 30 tháng 4, nhớ lại những ngày chinh chiến trên quê hương, những trang chiến sử Bảo Quốc An Dân oai hùng của người lính quốc gia được lần lượt lật qua cùng với những đoạn đường khổ nạn của dân tộc mà đoàn quân Mũ Đỏ đã kinh qua, câu nói của vị cựu Tư lệnh "Nhảy Dù là phải như vậy" cũng là câu nói của các thế hệ người lính Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hòa, một đời tận trung báo quốc
Các cuộc khảo sát và nghiên cứu từ chính phủ, các tổ chức dân sự cho đến đại học đều cho thấy, dù có những bước tiến bộ to lớn cũng như được luật pháp bảo vệ, trên thực tế thì các phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, giới tính, tuổi tác... vẫn còn hiện hữu trong xã hội Mỹ. Riêng trong vấn đề bạo lực cảnh sát thì rủi ro một người da đen hay da màu bị cảnh sát bắn chết hay đối xử bất công đều cao hơn người da trắng.
Tỉnh thức thân phận là vấn đề kiến thức; xác định ý muốn để thay đổi là vấn đề quyết tâm. Nếu còn sống trong vô cảm, mang tâm trạng nô lệ tự nguyện hay còn Đảng còn mình và chờ đợi hạnh phúc giả tạo do Đảng, Trung Quốc, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế ban phát, thì người dân sẽ còn tiếp tục thua trong đau khổ. Không ai có phép lạ để chuyển hoá đất nước thay cho chúng ta. Vấn đề là sự chọn lựa.
Người già nghĩ về quá khứ, còn người trẻ nghĩ đến tương lai. Người trẻ Việt Nam đã có mặt trong chính quyền, làm việc ở phủ Tổng Thống, ở Quốc Hội, là Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ, Chánh Án của liên bang, của tiểu bang, làm Tướng và giữ những chức vụ quan trọng ở Bộ Quốc Phòng. Tuổi trẻ Việt Nam là khoa học gia, là thương gia, là giáo sư đại học. Người trẻ có mặt khắp nơi, ở Mỹ, Úc, Á, Âu Châu. Người trẻ Việt Nam tiến rất nhanh.
Ở Việt Nam, người dân không hiểu tại sao công tác phòng, chống Quốc nạn tham nhũng cứ “vẫn còn nghiêm trọng và tinh vi” mãi sau 16 năm có Luật phòng, chống tham nhũng đầu tiên (2005), 3 năm sau có Luật thứ nhì (2018) và sau 9 năm (2012) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được chuyển từ Chính phủ sang Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban.
Trong chiến tranh 1954-1975 vừa qua trên đất nước chúng ta, cả Bắc Việt Nam (BVN) và Nam Việt Nam (NVN) đều không sản xuất được võ khí và đều nhờ nước ngoài viện trợ. Nước viện trợ chính cho NVN là Hoa Kỳ; và một trong hai nước viện trợ chính cho BVN là Liên Xô. Những biến chuyển từ hai nước nầy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chiến tranh Việt Nam.
Nói một cách tóm tắt, hiểm hoạ lớn nhất của Việt Nam không phải là chế độ độc tài trong nước hay âm mưu xâm lấn biển đảo của Trung Quốc mà là sự dửng dưng của mọi người. Chính sự dửng dưng đến vô cảm của phần lớn dân chúng là điều đáng lo nhất hiện nay.
Bà Vivien Tsou, giám đốc Diễn đàn Phụ nữ Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, cho biết: “Mặc dù trọng tâm là sự thù ghét người gốc Á, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ quan điểm da trắng thượng đẳng, và bất cứ ai cũng có thể trở thành “Con dê tế thần bất cứ lúc nào”.
Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền cho biết hiện có 276 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ tại Việt Nam. Nhà đương cuộc Hà Nội đối xử với họ ra sao? Tồ Chức Ân Xá Quốc Tế nhận định: “Các nhà tù ở Việt Nam có tiếng là quá đông và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu. Vietnamese jails are notoriously overcrowded and fail to meet minimum international standards.”
Nếu so sánh ta sẽ thấy các cuộc biểu tình giữa Việt Nam và ba nước kia khác nhau: ở Việt Nam, yếu tố Trung Quốc là mầm mất nước, nguyên nhân chánh làm bùng phát các cuộc biểu tình. Còn ở Miến Điện, Hồng Kông và Thái Lan, nguyên nhân thúc đẩy giới trẻ xuống đường là tinh thần dân chủ tự do, chống độc tài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.