Hôm nay,  

Chiếc Khiên của Trần Hoàng Phúc

12/21/202018:22:00(View: 5670)

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.


Trần Hoàng Phúc là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative. Anh bị kết án 6 năm tù vì quan điểm chính trị và vì anh dám viết thỉnh nguyện thư đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên tội danh của anh trước toà lại là tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 BLHS.


Hiện Phúc đang sống cùng những tù nhân chính trị người dân tộc tại trại giam An Phước. Trong thư mới nhất gởi về cho mẹ, Trần Hoàng Phúc viết: Tháng 01-2021, nếu Trại giam cho đi thăm lại thì mẹ nấu cho con 01 nồi đồ chay cho 06 người ăn, nếu nấu nhiều hơn thì càng tốt. Mang cho con 02 bộ áo thun quần lửng vì 02 bộ tháng 06 mẹ gửi, con đã cho anh kia ảnh về nhà mà ảnh thiếu đồ mặc”.


Đọc thư anh, người ta có thể chỉ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của một tấm lòng nhân hậu; nhưng ít ai biết rằng chính Trần Hoàng Phúc cũng đã phải trải qua những khắc nghiệt của trại giam như thế nào. Ở trại giam số 1 Hà Nội. Phúc bị ép cung nhận tội, bị đi cung vào ban đêm. Và có lẽ vì anh “cứng đầu” mà trại giam đã điều 10 tên đầu gấu vào sống chung với anh. Trải qua thời gian thử thách này, Phúc bị sụt đến 13 kí lô. Sau khi bị chuyển về trại giam An Phước, tình trạng không khá hơn, anh thường xuyên bị hăm doạ đánh, giết từ các “bạn tù” đến nỗi phải xin đổi buồng giam. 


Điều đáng nói về những người trẻ dấn thân như Phúc là sự trong sáng, mạnh mẽ và một trái tim tràn đầy yêu thương. Cũng vào mùa Giáng Sinh này, ba nhà hoạt động Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn, cũng vừa bị các thẩm phán của toà án Hồng Kông tuyên án. Nhưng điều tuyệt vời từ những bạn trẻ này là họ khiến chúng ta thấy tù tội không là thua cuộc. Không hề có thất bại ở đây bởi vì mọi hành động của họ là chọn lựa. Và họ biết rằng sự chọn lựa của họ là nền tảng cho những điều tốt đẹp sẽ nẩy sinh. 


Trong phiên toà xử ba nhà hoạt động Hồng Kông, sau khi thẩm phán tuyên án, cô gái trẻ Chu Đình đã bật khóc. Cái mong manh của cô làm người ta xúc động. Cả Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn đều không che dấu nỗi sợ hãi khi họ đấu tranh. Và khi quyết định nhận tội họ cũng khẳng định:


"Những gì chúng tôi đang làm bây giờ là giải thích giá trị của tự do cho thế giới, thông qua lòng trắc ẩn của chúng tôi với người mà chúng tôi yêu thương, đến mức chúng tôi sẵn sàng hy sinh tự do của riêng mình” – Hoàng Chi Phong


Tình thương có sức mạnh lạ lùng, nó giúp người ta vượt mọi gian nan vì tha nhân. Những người trẻ này nhắc nhở chúng ta một thế hệ ưu tú đang bị bỏ quên trong các nhà tù Việt Nam. Họ là Phan Kim Khánh, Nguyễn văn Hoá, Nguyễn văn Oai, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Hoàng Phúc,… 


Bạn còn nhớ vì sao họ tù tội không? Bạn có biết gì về ước mơ của họ không? Tôi may mắn được một người bạn chuyển cho mình tấm khiên cá nhân của Phúc. “Tấm Khiên Cá Nhân” là một bài tập nhỏ trong chương trình học về khả năng lãnh đạo (leadership) mà Phúc được tham dự. Trong bài tập này, Phúc phải trả lời một số câu hỏi đại loại như: 3 giá trị lớn nhất trong cuộc sống của anh, 3 người mà anh kính phục,…


Một trong những giá trị lớn nhất của Phúc là sự nghiệp chính trị. Anh muốn trở thành nguyên thủ quốc gia hay một nghị sĩ. Về ba người anh kính phục, Phúc nhắc đến những nhân vật hiển hách như Lý Hiển Long của Singapore, Tổng thống Abraham Lincohn của Hoa Kỳ, và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật. Với tâm tư và khả năng của anh, lẽ ra Phúc phải là tương lai của đất nước. Anh tốt nghiệp Khoa Luật quốc tế và có trên dưới 500 chứng chỉ về các khoá học đào tạo chuyên ngành từ trong nước cho đến hải ngoại, trong đó có cả chứng chỉ do đại học Harvard cung cấp. Đất nước này cần sự phục vụ của những người như anh. 


th?id=OIP


TranHoangPhuc


Thế nhưng, người thanh niên đầy nhiệt huyết kia đang phải ngồi tù ở trại giam An Phước và tôi tìm thấy danh sách quà thăm nuôi mà người mẹ thương yêu của anh bảo rằng đã gởi theo nguyện vọng của con. Bà viết: “mẹ đã gửi 01 thùng 06 kg theo quy định gồm đồ trang trí Giáng Sinh, các chuỗi hạt, Thánh giá, Kinh Thánh tiếng Ja Rai – Ba Na, 200 viên kẹo ho cho các chú lớn tuổi, 04 cuốn Kinh Thánh + 06 chuỗi hạt đã làm phép…”


Tôi nghĩ đến những cuốn Kinh Thánh tiếng Ja Rai, Ba Na, tôi hình dung những dây kim tuyến cùng trái châu, ngôi sao, thánh giá trên bức tường giam lạnh lẽo của Phúc. Chàng sinh viên ước mơ trở thành nguyên thủ quốc gia của chúng ta đang muốn đem ánh sánh cùng hồng ân của thiên chúa vào nơi tù ngục. Và mặc dù chưa là một nghị sĩ, nhưng anh đang ôm lấy những bạn tù người dân tộc của mình, trao gởi cho họ niềm tin và biến những năm tháng tù đày thành những khoảnh khắc ý nghĩa. Anh làm tôi nhớ đến không gian nơi chúng ta sinh trưởng và lớn lên. Chiến tranh triền miên, chúng ta vẫn đứng lên từ những khó khăn từ những mất mát đau thương nhất. Bất kể bạn là người miền Nam hay miền Bắc, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên bằng chất keo thiêng liêng ấy. Chúng ta gắn bó với nhau và yêu thương đất nước này biết mấy! Nếu không có cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, chắc hẳn thế hệ chúng ta đã làm nên bao kỳ tích.


Nghĩ về Tấm Khiên của Phúc tôi nhớ đến tâm nguyện của các chiến binh thời xưa: “Hãy trở về với chiếc khiên này hoặc nằm trên nó.” Thế hệ chúng ta, những người đã đi qua chiến tranh và đã trở về với nó; nhưng chiếc khiên ngày xưa đang rỉ sét trên gác bếp !? Tâm hồn chúng ta cũng mục ruỗng khi phải chứng kiến lớp người trẻ tuyệt vọng rời bỏ quê hương bằng mọi giá và chết cóng trong những xe đông lạnh ở xứ người. Làm thế nào có thể giải thích được những gì đã xảy ra sau 45 năm. Những bất cập tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi từ thể chế chính trị yếu kém, xã hội bất ổn, giáo dục lạc hậu, cho đến môi trường ô nhiễm, … Nhưng rõ ràng tất cả đều có thể thay đổi nếu chúng ta muốn nó thay đổi. Nếu chúng ta đừng quên lý do vì sao mình có mặt ở đây, như chàng sinh viên khoa luật kia đang gắn những dây kim tuyến trên tường giam của anh. 


Đêm nay, trên trời có hàng ngàn vì sao lấp lánh. Tôi tìm kiếm ánh sáng của một vì sao nhỏ xa tít tắp cuối chân trời. Xin cám ơn món quà nhỏ của Phúc và xin được thay anh gởi đến bạn đọc chiếc khiên cá nhân của Phúc như một món quà mùa Noel. Tôi tin rằng nơi buồng giam đêm nay, anh cũng đang ngắm ngôi sao của riêng mình. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng, nuôi lớn ước mơ của mình Phúc nhé.


Nguyệt Quỳnh 

Noel 2020

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hơn hai tháng nữa cử tri Mỹ sẽ đi bầu, chọn thành phần lãnh đạo Hoa Kỳ gồm tổng thống, 435 dân biểu và 35 nghị sĩ quốc hội. Giờ này bốn năm trước, nước Mỹ ồn ào với những vận động tranh cử khi hai chính đảng tổ chức đại hội để tiến cử ứng viên tổng thống. Năm nay mọi thứ lắng đọng vì bệnh dịch Covid-19 nên không có đại hội đảng với nhiều nghìn người tham dự. Năm 2016, bên Dân chủ với Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng, coi như cầm chắc tấm vé ứng viên tổng thống, sau thất bại trước Barack Obama vào năm 2008. Bên Cộng hoà nổi lên Donald Trump, chưa từng có kinh nghiệm chính trường ở bất cứ cấp nào, đã đánh bại gần hai chục ứng viên khác trong đó có nhiều nghị sĩ, thống đốc là những chính trị gia dầy dạn kinh nghiệm.
Đầu tháng 1 năm 2021, Đai hội XIII của ĐCSVN sẽ đối mặt với những khó khăn về nhân sự, nhất là ai sẽ nắm giữ chức TBT/ĐCSVN nếu ông Nguyễn Phú Trọng bằng lòng rũ áo từ quan. Có sự tranh giành cái ghế TBT giữa đương nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (gốc người Trung) với đương nhiệm Thường Trực Ban Bí Thư / T.Ư Đ. Trần Quốc Vượng (gốc người Bắc).
Hãy nhìn vào nước láng giềng Canada. Đây chẳng phải là thiên đàng gì, nhưng họ đối phó với các vấn đề tốt hơn Mỹ nhiều lần, kể cả đại dịch Covid19. Vancouver, Canada, với phân nửa dân số là gốc Châu Á và hàng chục chuyến bay mỗi ngày đến từ vùng này, chỉ cách Seattle của Mỹ 3 giờ lái xe. Lẽ ra Vancouver phải bị nhiễm dịch nặng, nhưng hệ thống y tế đã đối phó rất hữu hiệu.
Bữa rồi, chắc gặp lúc đang vui miệng, dịch giả Bùi Xuân Bách kể cho bằng hữu nghe một chuyện hài ngăn ngắn: “Trên thành một chiếc xe tải có kẻ khẩu hiệu: ‘Đuổi kịp và vượt nước Mỹ” (khẩu hiệu thời Khrushchyov, Bí Thư Thứ Nhất của ĐCS Liên Xô). Chả biết có ai đó lại viết thêm: ‘Không tin – Đừng có bịp!”
Các hãng thăm dò ỳ dân đã thống nhất kết luận hầu hết ý kiến cho rằng Tổng thống Trump không có khả năng đối phó với cuộc khủng hoảng kỳ thị mầu da, dịch Covid 19 và tình trạng kinh tế suy sụp do nạn dịch gây ra. Đa số người được hỏi ý kiến cũng đồng ý, chính quyền Trump rất ít có khả năng làm cho tình hình sáng sủa hơn trước ngày bầu cử 3/11/2020. Nếu đúng như thế thì cán cân sẽ nghiêng về phía liên danh Joe Biden-Kamala Harris.
Tiến Sĩ Sanjay Gupta là bác sĩ giải phẫu thần kinh ở Grady Memorial Hospital (Atlanta, GA). Ông cũng là giáo sư ở Emory University School of Medicine, và là Chief Medical Correspondent của CNN. Nhân mùa tựu trường thời đại dịch, ông chia sẻ ý kiến, và tham khảo của ông với tư cách là một người cha về quyết định có cho con mình trở lại trường học hay không?
Người xưa thường nói «Chồng già vợ trẻ là tiên, Vợ già chồng trẻ là duyên 3 đơi» . Nhưng trong trường hợp cặp uyên ương Marc Lavoine và Line Papin, tưởng nên nói lại «Chồng già vợ trẻ là duyên 3 đời» mới hợp.
Chiều thứ Ba ngày 11 tháng 8, cựu Phó tổng thống Joe Biden đã chính thức thông báo nữ Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris của tiểu bang California đã được ông mời chọn làm ứng viên phó tổng thống, đứng chung vào liên danh trong cuộc tranh cử tổng thống 2020. Trong thư gởi đến cử tri ủng hộ, ông viết rằng, "Tôi đã quyết định rằng Kamala Harris là người tốt nhất để giúp tôi tranh cử cùng Donald Trump và Mike Pence, để rồi dẫn dắt quốc gia từ tháng Một năm 2021. Tôi cần một người tài trí, cứng rắn và sẳn sàng dẫn dắt quốc gia sát cánh cùng tôi. Kamala là mẫu người đó"
Chỉ còn ba tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống 2020 và một số các chức vụ dân cử khác, nước Mỹ đang bị phân rẽ hơn bao giờ hết kể từ cuộc chiến Việt Nam lồng trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh.
Mà nào có riêng chi thân phận của 41 sinh linh lớn bé mang dòng máu Việt. Biển Hồ cạn nước, tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang cạn dần theo. Rồi ra, trong số 750.000 kiều bào ở Cambodia thì ít nhất cũng phải có đến hơn nửa sẽ phải tìm đường trở về cố quốc. Chứ còn nơi nao để mà dung thân nữa?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.