Hôm nay,  

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Wikipedia & Nửa Phần Sự Thật

05/12/202011:08:00(Xem: 13506)

blank


Truyện dài
Thềm Hoang của nhà văn Nhật Tiến được trích dẫn và giảng dậy trong chương trình quốc văn (miền Nam) nên tôi có dịp “làm quen” với tác giả ngay từ khi vừa bước chân vào trung học. Cũng nhờ “quen biết” thế nên tôi đã lần lượt đọc hết những tác phẩm của ông, trừ cuốn Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

Bút ký này do nhà Huyền Trân xuất bản vào năm 1973, khi tôi đã rời ghế nhà trường (theo lệnh tổng động viên) nên bỏ sót. Bốn mươi năm sau, năm 2013, Thuở Mơ Làm Văn Sĩ được tái bản nhưng tôi không cảm thấy hứng thú tìm đọc nữa vì cái “thuở mơ làm văn sĩ” đã xa lắc, xa lơ tự lâu rồi.

Thời gian đã biến giấc mộng vào thuở hoa niên thành một … cơn mộng vỡ. Thay vì trở thành một người cầm bút tăm tiếng (như ước muốn và thành tựu của nhà văn Nhật Tiến) tôi hoá ra là một kẻ cầm chai, với hơi nhiều tai tiếng, rồì cuối cùng thì trở nên một thằng nát rượu. 

Tôi cầm ly nhiều hơn cầm bút nên chả có được một tác phẩm nào ráo trọi. Loay hoay mãi, cho đến lúc cuối đời, tôi vẫn chỉ là một cây bút nghiệp dư. Viết ít nên nhuận bút không nhiều. Số tiền còm cõi này nếu chỉ dùng vào những bữa ăn “xuông” thì có thể  thừa nhưng nếu lỡ miệng gọi thêm vài ly rượu, hoặc mấy chai bia, nữa (cho dễ nuốt) thì chắc thiếu – thiếu chắc!

Trong việc viết lách, đôi lúc, tôi vẫn dùng Wikipedia tiếng Việt để tra cứu. Do vậy, tuy lợi tức vô cùng khiêm tốn – thỉnh thoảng – tôi vẫn không quên đóng góp chút đỉnh cho tổ chức phi lợi nhuận này. Cách đây vài tháng, tôi nhận được thư cảm ơn cùng với lời nhắc nhở nhẹ nhàng của ban điều hành:

[email protected] 

Oct 1, 2020, 7:21 AM

 Dear Tien,  

About a year ago, you donated $50 to keep Wikipedia online for hundreds of millions of readers. I'm surprised by and deeply grateful for your continued support. You are part of the 2% of readers who donated to support Wikipedia. We need your help again this year.

Will you renew your solidarity with a $50 donation?

This is awkward to admit, but I have to be honest: 98% of our readers don't give; they simply look the other way. And without more one-time donors, we need to turn to you, our past donors, in the hope that you'll show up again for Wikipedia, as you so generously have in the past.

Katherine Maher
Executive Director, Wikimedia Foundation
Tôi nghèo tới cỡ không thể nào nghèo hơn được nữa nên chả phải so đo, hay tính toán chi, trước những lời kêu gọi tài trợ của năm ba tổ chức công ích, có liên hệ mật thiết đến đời sống của đồng bào mình: United Nations High Commissioner for Refugees, Human Rights Watch, Amnesty International, Mạng Lưới Nhân Quyền VN, Chương Trình Tri Ân Thương Phế Binh Của Tuần Báo Trẻ Dallas … Có ít chi ít, có nhiều chi nhiều (xả láng sáng về sớm) nhưng riêng với Wikipedia thì đôi lúc cũng thấy hơi có – đôi chút – lăn tăn. 

Tuy tiện ích thật nhưng nội dung của trang mạng này mỗi lúc một thêm thiên lệch, khi viết về một số những sự kiện (hay địa danh, hoặc nhân danh) khiến nhiều nhân vật phải lên tiếng phàn nàn:

  • Blogger Cao Đắc Tuấn: “Việc năm nhạc sĩ Phạm Đình Chương vào Nam được thay đổi trong Wikipedia dường như là một nỗ lực trẻ con và tiểu nhân của NCQCS trong việc sửa lại sự thật.”

 

  • Blogger Hoàng Thanh Trúc: “Trong vài năm qua hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN đã rất thoải mái vận dụng ‘tài nguyên’ ngân sách và tất cả các công cụ nghiệp vụ chuyên môn để tự do sửa đổi hiệu đính thay thế tất cả các bài viết không có lợi cho chế độ CS, nhất là các bài viết như là tư liệu liên quan chiến tranh trong thời gian trước.... chúng ta lướt qua bài viết về ‘Sự kiện cuộc chiến Tết Mâu Thân 1968’ là một điển hình rất trắng trợn bôi bác sự thật dù cố sơn phết màu mè cho nó khách quan để phù hợp tiêu chí ‘bách khoa toàn thư’ ...”


  • Nhà báo Đỗ Quân: “Trên Wikipedia, về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm, lời lẽ ở hai version tiếng Anh và tiếng Việt có một sự khác biệt thấy rõ, và các tài liệu tham khảo cũng khác nhau một trời một vực. Ở bản tiếng Anh, có cả thảy 77 cite note (ghi chú nguồn tham khảo), trong khi đó ở bản tiếng Việt có tới 125 cite note, và khi đọc xuống các nguồn tham khảo này gần 50 là tài liệu xuất bản ở Miền Bắc hay trong nước sau năm 1975. Đặc biệt, trong version tiếng Việt còn có cả phần đánh giá dài trên 2000 chữ, mở đầu bằng bình luận của báo Nhân dân!”


blank


Theo nhận xét của tôi, Wikipedia tiếng Việt thường trộn lộn thực/giả với nhau (theo phương thức tuyên truyền “bốn/sáu” –  4 giả và 6 thực) trước những vấn đề được coi là … nhậy cảm.  


Xin đan cử một trường hợp:


Tiểu sử của L.S Nguyễn Mạnh Tường  được Wikipedia trình bầy khá minh bạch – với những dữ kiện tương đối khách quan – chỉ trừ đôi câu (“nhập nhèm”) thí dụ như: “Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.” 


Câu văn thượng dẫn được chú thích là: “Theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1164-1165.” Tôi không có bộ tự điển này trong tay nhưng đã xem qua cuốn Kẻ bị mất phép thông công – Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức(Un Excommunité – HàNội 1954-1991: Procès d’un intellectuel) của Nguyễn Mạnh Tường, bản dịch Nguyễn Quốc Vĩ, nxb Quê Mẹ (Paris) 1992. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận: 

“Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu: đó là cái đói… Tôi muốn dạy tiếng Pháp tại nhà. Nhưng vừa mới bắt đầu là đã có một đám công an, chắc chắn là đã được bọn gián điệp và điềm chỉ quanh tôi báo động cho họ, xuất hiện và bảo cho tôi là dưới chế độ cộng sản không có gì là tư nhân mà được cho phép, dù chỉ là việc dạy học của những ông thầy tận tuỵ. 


Phải làm gì đây? Tôi không thể ra đạp cyclo như một số đồng nghiệp trẻ đang làm, không phải vì chuyện ‘thiên hạ xầm xì’ mà chỉ vì tôi đã không còn ở tuổi để làm chuyện đó: hoặc người ta không dám gọi tôi, hoặc nếu có, số tiền công còm cõi của một hai chuyến đi không đủ để mua thuốc cho tôi lại sức với cái thân thể đã tiều tuỵ lắm rồi.“ 

Wikipedia tiếng Việt cố “che bớt” sự bất nhân của Nhà Nước VN là điều có thể “thông cảm” được vì sự thực tàn nhẫn, và … kinh tởm quá. Vấn đề, tuy thế, không không chỉ giới hạn ở mức độ che đậy hay dấu diếm. RFA, nghe được vào hôm 11/05/2020, cảnh báo: “Hà Nội muốn chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia tiếng Việt.”
Có cái gì mà Hà Nội không muốn kiểm soát, kể cả những cái bao cao su (xem đã qua xử dụng hay chưa) trong khách sạn. Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo Biên Soạn Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, PTT Vũ Đức Đam, đã từng tuyên bố (không ngượng miệng) rằng: “Bộ Bách khoa toàn thư phải là tri thức cơ bản về Việt Nam đặc biệt là tri thức ứng dụng cho đất nước, phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Qua tay nhồi nặn của nhà nước toàn trị hiện hành thì Wikipedia tiếng Việt – tất nhiên – cũng thế, cũng chỉ là một nơi để Ban Tuyên Giáo tha hồ … múa gậy vườn hoang!
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh phản ứng: “Đương nhiên, với những chế độ độc tài, sự thực là thứ nó rất khiếp sợ, nên sẽ tìm mọi cách can thiệp bóp méo sự thực theo ý mình để lừa dối dân chúng. Wikipedia không là ngoại lệ. Người dân yêu chuộng tự do sẽ có ý thức để chung tay làm trang thông tin này ngày càng hoàn thiện….”
Anh Ba Sàm nói không sai nhưng e chưa hết lẽ. Người dân Việt Nam cũng phải tất bật hối hả lo chạy tối tăm mặt mũi cả đời: chạy trường, chạy việc, chạy chức, chạy cơm/chạy cơm (giữa một xứ sở mà quả trứng cõng tới 14 loại thuế phí) rồi lại phải chạy đua này để giành giật sự thực với cái chế độ (thổ tả) này nữa sao?
Sức người có hạn thôi (chớ bộ!) sao mà chịu đời cho thấu?
Từ Canada, bác Đỗ Quân đề nghị một giải pháp nghe “có vẻ” dễ thực hiện hơn:

 

“Cộng đồng Việt hải ngoại có hàng trăm ngàn vị thức giả và hàng trăm ngàn tài liệu, thậm chí hàng chục ngàn vị còn là nhân chứng của những sự kiện được viết một cách thiên lệch trên Wikipedia. Rất nhiều vị nay đang thảnh thơi, có điều kiện để dạo chơi trên net. Nhưng trong số đó, rất tiếc có một số vị dùng quá nhiều thời giờ trên mạng để chuyển qua chuyển lại những thông tin vớ vẩn, những email lên án, buộc tội, hay bôi nhọ lẫn nhau. Phải chăng đã đến lúc các vị đó nên dùng số thời giờ và năng lực quý báu ấy để nhảy vô wikipedia biên tập lại một vài bài viết thiếu sự trung thực?”

Đúng thế nhưng phải chờ cho trận chiến Trump/Biden ngã ngũ và xong xả đã, chứ hiện nay thì qúi vị “thức giả” (ngoại cũng nội) đều bận lắm. Họ còn đang bận rẩy mực lên mặt của nhau. Cứ đợi đấy! 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách Mạng Nhung Được lót đường từ ngày đầu tháng 01 năm 1956 bằng tập GIAI PHẨM MÙA XUÂN do Nhà xuất bản Minh Đức ấn hành. Và sau đó, ngày 20-9-1956 Bán Nguyệt san NHÂN VĂN
Trong mấy tháng qua giá xăng tại Hoa Kỳ lên vùn vụt làm mọi người lo lắng mỗi lần đi đổ xăng. Qua tháng Mười giá xăng bỗng nhiên trụt xuống, mọi người thở ra thoải mái. Sự lên xuống
A, Báo về! Báo về! Như một phản xạ có điều kiện, cả toà soạn đổ xô về phía cửa, nơi chiếc xe tải ngồn ngộn báo vừa xịch đỗ... Mọi người, không ai bảo ai, vớ vội một số vừa ra lò rồi chúi vào một xó
Càng ham muốn hội nhập với Thế giới tiến bộ để biến Việt Nam thành một nước công nghiệp hoá năm vào 2020, đảng Cộng sản càng sợ Dân chủ như sợ ma. Bằng chứng thì vô số, xin chỉ kể 
Vì LS Lê Thị Công Nhân đã bị bắt cóc và đang bị giam giữ tại phi cảng Nội Bài – Hà Nội để ngăn chặn Luật Sư tham gia Hội Nghị Quốc Tế Về Quyền Lao Động tại Warsaw thủ đô Ba-Lan vào hai ngày
Hai chữ ‘’Trung Lập’’ quả thật đã gây ra nhiều vấn đề vì nội dung của nó khá mông lung, nhất là đối với những người chưa nắm vững các ý niệm về Trung Lập trong Quốc tế Công pháp
Sau ngày 30/4/1975 tôi được phân công nhiệm vụ kiểm soát việc tiêu hủy những thứ mà lúc ấy được người ta gọi là "văn hóa phẩm đồi trụy". Sài gòn những ngày ấy còn hỗn loạn, bề bộn
Thời gian này, Hà Nội đang được mùa hội thảo, nào hội thảo về vấn đề thoát nước cho nội thành trong mùa mưa, nước sạch cho sinh hoạt, nào kế hoạch phát triển Hà Nội trong tương lai.v.v.
Tin khẩn cấp từ Sài Gòn ngày 22-10-2006 cho biết, Công An CSVN đã giữ hai nhà dân chủ Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết để tra vấn. Đỗ Nam Hải tuyệt thực, đã được thả vào buổi chiều
Một Thiếu tướng Mỹ, ở tại vùng hoả tuyến và lại là phát ngôn viên của Liên quân tại Iraq thì không thể phát ngôn tùy hứng. Vì vậy, khi Thiếu tướng William Caldwell tuyến bố rằng Chiến dịch
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.