Hôm nay,  

Tạ Ơn Mảnh Đất Hứa Của Người Di Dân

25/11/202011:43:00(Xem: 4816)
Pic 1 Murphy
Nữ Dân biểu Stephanie Murphy(Đặng Thị Ngọc Dung)

Pic 2 tram-nguyen
Nữ Dân biểu Trâm Nguyễn

Pic 3 Thai my linh
Nữ Dân biểu Thái Mỹ Linh

Pic 4 Bee nguyen
Nữ Dân biểu Bee Nguyễn

Pic 5 Nguyen.Rochelle.372
Nữ Dân biểu Rochelle Nguyễn

Qua bao nhiêu mùa lễ Tạ Ơn trên đất Hoa Kỳ, năm nào tôi cũng thầm tạ ơn đất nước này đã cho tôi một nếp sống tự do, một mái nhà ấm cúng dung dưỡng gia đình tôi từ ngày tôi rời Việt Nam. Năm nay là lần đầu tiên tôi nghĩ mình nên trải lòng biết ơn sâu xa này xuống mà nói thành lời. Nguyên nhân chính có lẽ vì biến cố đại dịch và sự mâu thuẫn chính trị của nước Mỹ tác động mạnh đến tôi và cuộc sống của triệu triệu người dân. 

Đã có bao người di dân đến đất nước này lập nghiệp đã và đang cám ơn đất nước này trước tôi từng giờ, từng phút. Tôi xin đất nước này nhận thêm một đoá hoa xanh màu lá còn tươi nhựa nguyên cắm xuống đất nước tự do đầy cơ hội cho những người di dân .

Tôi ít khi nào nghĩ mình được hãnh diện khi làm 1 người tị nạn trên mảnh đất màu mỡ những văn hoá và ngôn ngữ này. Thế mà mặc cảm thua kém của ngày xa xưa phai nhạt dần cho đến ngày hôm nay sau một thay đổi lớn xảy ra trên chính trường đã làm tôi phải suy ngẫm và cảm thấy tự hào cho chính mình và các người tị nạn Việt Nam nói riêng và những người di dân da màu nói chung. Điều khiến tôi tràn đầy hạnh phúc là tiếng nói và vị trí của người thiểu số da màu đã, đang, rồi sẽ được vang xa cùng được lắng nghe một cách chú trọng và đúng đắn.  

Con số đại diện của các vị dân cử người Việt ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới càng lúc càng tăng. Đặc biệt là vị trí của người phụ nữ Việt Nam trên chính trường ngày càng rõ nét. Ai cũng biết bao lâu này Quận Cam là nơi đông đảo người Việt ngụ cư và cũng là nơi có nhiều vị dân cử Việt Nam được bầu lên. Lá phiếu của người Việt từ lâu đã là sức mạnh của tiếng nói và quyền lợi của chúng ta ở bất cứ nơi nào mình sinh sống. Qua bao thăng trầm, các ứng cử người Việt lần lượt thay nhau đảm nhận các chức vụ hành chánh và dân cử trong các nhiệm kỳ bầu cử. Lớp người trẻ lớn lên, có học và nhiều tâm huyết ra ứng cử đông đến bất ngờ. Ngạc nhiên hơn cả là Phụ Nữ Việt xuất hiện trong danh sách ứng cử năm 2020 ở Mỹ đặc biệt gây chú ý và đã thắng cử với các con số dẫn đầu đã khiến tôi kinh ngạc. Năm phụ nữ Việt Nam đã tái đắc cử ở nhiệm kỳ thứ hai trong các  chức vụ dân cử như Dân Biểu Hạ Viện và Dân Biểu Tiểu Bang đã là một vinh dự hiếm có cho cộng đồng người Việt hải ngoại. 

Bà Stephanie Murphy (Đặng Thị Ngọc Dung), tái đắc cử chức Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ tại Địa Hạt 7 của tiểu bang Florida. Nữ Luật sư Trâm Nguyễn, giữ ghế Dân Biểu Tiểu Bang Massachusetts địa hạt 18 và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Dược Sĩ Thái Mỹ Linh cũng tái đắc cử Dân Biểu Tiểu Bang Washington, Hạt 41, Quận King. Cô Bee Nguyễn không có đối thủ tại Georgia và tái đắc cử chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang ở Hạt 89. Luật Sư Rochelle Nguyễn bỏ xa đối thủ để tái đắc cử chức Dân Biểu Tiểu Bang Nevada, Hạt 19. 

Ngoài ra, ở California, Cựu Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn ra ứng cử lần này đã chiến thắng chức Dân Biểu Tiểu Bang California hạt 72. Dược Sĩ Kimberly Hồ tái đắc cử Nghị Viên Thành Phố Westminster. Tại Garden Grove, nữ Nghị Viên Kim Bernice Nguyễn tái đắc cử trong chức vị cũ. Trong cuộc đua ủy viên Học Khu Garden Grove, bà Dina Nguyễn lại tái đắc cử. Tại thành phố Santa Ana, cô Thái Việt Phan dẫn trước nhóm bốn ứng cử viên dành chức nghị viên thành phố. Còn bà Hồng Alyce Văn, vẫn tại chức vụ Nghị viên Thành Phố Stanton cho đến nay. 


Nhìn lại quá trình phụ nữ gốc Việt thắng cử từ năm 2014, chỉ có 4, năm 2016 tăng lên 7, đến 2020 đã đến con số 11. Kết quả tăng gấp ba là một con số đáng khích lệ. Tôi tự hỏi lý do tại sao, người phụ nữ Việt lại mạnh dạn và hăng hái ra ứng cử và đạt thắng lợi trên chính trường như vậy? Tìm hiểu thêm, tôi nghĩ câu trả lời có thể nằm trong những lý do chính sau đây. 

- Chính trị: Phần lớn các nữ ứng cử viên Việt đều đại diện cho đảng Dân Chủ. Trang lịch sử Hoa Kỳ vừa lật qua giai đoạn một người phụ nữ da màu được bầu làm Phó Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020. Bà Kamala Harris, là người Mỹ gốc Á đầu tiên, và là phụ nữ thứ ba tranh cử phó tổng thống của một đảng lớn, sau Geraldine Ferraro năm 1984 và Sarah Palin năm 2008. Bà Harris, có mẹ là người Ấn Độ và cha là người Jamaica, đã đạt được một số cột mốc lịch sử trong sự nghiệp của mình. Trong diễn từ thắng cử của bà có câu đã mở ra một chân trời hứa hẹn tương lai tươi sáng cho người phụ nữ sống trong nền dân chủ Hoa Kỳ, "Tôi có thể là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị này, tôi sẽ không phải là người phụ nữ cuối cùng. Bởi vì mỗi bé gái đang theo dõi chương trình đêm nay sẽ thấy rằng đây là một đất nước của những điều như thế này có thể xảy ra.".

- Giáo dục: Người phụ nữ Việt ở Mỹ được hưởng một nền giáo dục miễn phí, tân tiến và tốt nhất thế giới từ Mẫu Giáo cho đến Trung Học. Khác với trong nước, phụ nữ Việt ở Hoa Kỳ đạt trình độ giáo dục cao hơn tới Đại Học và Cao Học là chuyện thường. 

- Có việc làm: Hầu như người phụ nữ nào ở Mỹ cũng đều phải đi làm để mưu sinh nên có lợi tức khiến họ tự tin hơn trong gia đình và dễ thích ứng hơn khi bước ra ngoài xã hội. 

Tôi xin phép tản mạn một chút nhân đọc một bài viết của Giáo Sư Rogelio Sáenz, Professor of Demography, The University of Texas, San Antonio. Xin phép trích một đoạn nhỏ "Trong những thập kỷ tới, người da màu sẽ có mặt ngày càng nhiều trong tất cả các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ, trong giáo dục đại học, lực lượng lao động và cử tri. Người Mỹ đã nhìn thấy hậu quả của những thay đổi nhân khẩu học này trong giáo dục đại học. Từ năm 2009 đến năm 2017, số lượng sinh viên đại học da trắng ở Hoa Kỳ đã giảm 1,7 triệu người, trong khi số lượng sinh viên đại học gốc Latinh tăng 1,1 triệu người. Ngoài ra, các dự báo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2024, tỷ lệ người da trắng trong lực lượng lao động dân sự đang giảm, trong khi tỷ lệ người da màu được ước tính sẽ tăng lên. Hơn nữa, người da màu sẽ ngày càng trở thành một phần trong danh sách cử tri và nhóm những người tìm kiếm văn phòng chính trị trong những thập kỷ tới." 

Do đó không riêng gì những người phụ nữ Da Màu có một tương lai tốt đẹp mà toàn thể người Da Màu đều có cơ hội thắng cử ở Hoa Kỳ. Sau cùng tôi xin chân thành Tạ Ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đã cho tôi hưởng một nền giáo dục tốt đẹp, một đời sống hạnh phúc, một gia đình ấm cúng và một nền dân chủ tự do tuyệt vời.

Trịnh Thanh Thủy 

Tài Liệu tham khảo 

-Children of color projected to be majority of U.S. youth this year

https://www.pbs.org/newshour/nation/children-of-color-projected-to-be-majority-of-u-s-youth-this-year

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Làm thương mại, nhất là làm trong nghề buôn bán nhà cửa, muốn mọi người thương mình rất khó. Chín người thương mình cũng có một người ghét mình. Ăn ở cho mọi người thương mình chỉ có chân thành mới làm được.
Rừng điêu tàn thì đất nước suy vong; đây mới chính là cội rễ của vấn đề.bChúng ta cứu giúp đồng bào bị nạn nhưng chính chúng ta có ai nghĩ đến cội nguồn của vấn đề là nạn phá rừng cưa gỗ tàn phá đất nước. Tác động tới môi trường, phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý.
Trưa ngày 16/10/2020, một thanh niên người Tchétchène, tên Abdoullakh Anzarov, đã cắt cổ Thầy giáo Sử Địa, ông Samuel Paty, ngay trước trường Trung học Le Bois d'Aulne nơi ông đang dạy, ở Thành phố Conflans-Sainte-Honorine, ngoại ô Tây-Bắc cách Paris chừng 40km Paris.
Tôi rất hãnh diện đã ủng hộ đạo luật lịch sử, mang 130,000 người tị nạn đầu tiên từ các nước Việt Nam, Lào, và Campuchia đến Hoa Kỳ vào năm 1975 và đã thông qua nghị quyết chào đón họ. Tôi đã bỏ phiếu chấp thuận gia tăng ngân quỹ để giúp những người Việt mới đến định cư và sau này tôi đã đồng bảo trợ cho đạo luật dẫn đến sự hình thành của hệ thống di trú theo quy chế tị nạn hiện hành. Tinh thần cứu giúp người tị nạn, chào đón họ đến với tự do sau khi trốn thoát chế độ đàn áp, là giá trị nền tảng của chúng ta và của Hoa Kỳ. Cũng do giá trị đó mà nước Mỹ trở thành biểu tượng của tự do và hy vọng, dẫn đầu thế giới không chỉ bằng sức mạnh của một cường quốc mà bằng hành động cụ thể làm gương cho thế giới. Trong vai trò tổng thống, tôi cam kết sẽ giữ cho nước Mỹ là quốc gia luôn chào đón người tỵ nạn và di dân, và chúng ta ghi nhận sức mạnh phi thường của Hoa Kỳ đến từ xã hội đa dạng và đa sắc tộc của chúng ta.
Hai Dự thảo “Báo cáo Chính trị” (BCCT) và “Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII”, gọi ngắn là “Xây dựng, chỉnh đốn đảng”, dành cho Đại hội đảng XIII vào đầu tháng Giêng năm 2021, đã bộc lộ bản tính tham quyền cố vị và tư duy giáo điều
Tại Hoa Kỳ, tháng 10 được chọn là tháng nâng cao hiểu biết về ung thư vú. Theo thông tin từ trang web của Hiệp Hội Ung Thư Vú Quốc Gia (National Breast Cancer Foundation), trung bình cứ 2 phút thì có một phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú tại đất nước có hệ thống y tế đứng đầu thế giới này. Theo trang web của Hội Ung Thư Việt Mỹ (Vietnamese American Cancer Foundation), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ người Việt nhưng lại có rất ít thông tin về những gì người mắc bệnh đã từng trải qua. Đây một tổ chức vô vụ lợi có văn phòng tại miền Nam Cali được thành lập từ năm 2002 với sứ mệnh ủng hộ và tranh đấu cho quyền lợi của bệnh nhân ung thư.
Dân Việt Nam và các dân tộc trên thế giới tùy theo ảnh hưởng môi trường của nơi cư trú, văn hóa tập tục truyền từ đời này qua đời khác, cách sinh sống, tôn giáo khác nhau, họ có các hình thức mai táng khác biệt riêng mà tôi xin dần dà trình bày ra đây để gọi là góp thêm chút ý kiến với quý vị:
Mấy ngày qua nghe tin nước lụt ngập tràn miền Trung, tôi cứ cố "giả lơ" vì biết mình không thể cầm lòng được khi đối diện thêm lần nữa cảnh hoang tàn mùa lụt lội. Tôi xem lướt qua những hình ảnh nước ngập nhiều nơi ở miền Trung trong tâm trạng bất lực vì những điều tôi mong và muốn cho quê hương vẫn còn xa quá trong tầm với của tay mình.
Chị Phạm Thị Thập làm phu vác ở chợ Đồng Xuân đã được gần 10 năm. Người phu nữ đến từ Hưng Yên có gia đình và hai con nhỏ ở quê nhà, tuy nhiên phải đôi ba tháng chị mới về một lần. Những lúc nhàn rỗi chờ việc chị lại mang kim chỉ ra thêu thùa tranh và khăn dành tặng cho chồng con ở nhà.
Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về các bệnh dị ứng và truyền nhiễm, cảnh báo chính sách này có thể khiến nhiều người tử vong, ngay cả khi tỷ lệ người nhiễm không triệu chứng ở mức tương đối cao. “Với nạn béo phì, cao huyết áp và tiểu đường tại Mỹ, nếu mọi người bị nhiễm Covid-19, con số tử vong sẽ rất lớn và hoàn toàn không thể chấp nhận”, bác sĩ Fauci giải thích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.