Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Các Thành Phố Không Người Ở Trung Quốc (Bài 28)

08/10/202010:42:00(Xem: 6047)


Năm 2016 báo chí Tây Phương đăng tải nhiều tin tức về các thành phố tuy mới xây nhưng không người ở Trung Quốc. Kèm theo đó là những dự đoán về khủng hoảng nhà đất sẽ khiến nền kinh tế gãy cánh (hard landing).


Đến nay thì không báo nào còn nhắc đến các thành phố ma…nay tấp nập đông người qua lại! Tình trạng chảy máu ngoại tệ bị chận đứng. Hiểm họa ngân hàng phá sản dường như lui xa. 


Nhiều thách thức mới xảy đến như chiến tranh thương mại; xuất cảng giảm do tác động đại dịch Vũ Hán và do khuynh hướng bảo hộ mậu dịch toàn cầu; đại kế hoạch Made In China 2025 gặp trở ngại vì căng thẳng Mỹ-Trung. Cộng vào đó là những vấn nạn củ tiếp tục chồng chất gồm tỷ lệ nợ vẫn rất cao; lương bổng ngày càng tăng trong khi xã hội bắt đầu lão hóa. Thêm mối nguy tiềm tàng khi vai trò của nhà nước ngày càng lớn dẫn đến độc tài chính trị, bất công xã hội và mất cân đối trong kinh tế thị trường. Dù vậy, GDP tuy tăng trưởng chậm hơn những năm trước nhưng nền kinh tế của Hoa Lục vẫn có vẻ sáng sủa hơn so với Âu-Mỹ-Nhật – ngay khi đã trừ bớt 5% các khoảng báo cáo láo.


Đến khi nền kinh tế và xã hội Trung Quốc sẽ phá sản? Đây là câu hỏi làm điên đầu các chuyên viên từ 40 năm nay vì những câu trả lời đều…trật dài dài!


  1. Cuối thập niên 1980 sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế lạm phát vọt lên 18%. Nợ xấu chiếm 30%GDP. Cuộc đàn áp Thiên An Môn khiến mọi người nhận xét Bắc Kinh chọn sai lề lịch sữ khi chỉ cho phép mở cửa thị trường mà không dân chủ hóa.


  1. Cuối thập niên 1990 khi khủng hoảng tài chính Đông Á bùng nổ nhưng Trung Quốc được khen ngợi góp phần tạo ổn định thị trường do không phá giá đồng Nhân Dân Tệ. Ngược lại cũng có nhiều tiên liệu đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ sớm tàn lụi theo cơn chấn động kinh tế không khác gì các chế độ độc tài ở Indonesia, Phi, Nam Hàn và Đài Loan.


  1. Sang đầu thế kỷ thứ 21 khi Trung Quốc tham gia WTO nhiều chuyên gia dự đoán cạnh tranh quốc tế sẽ đánh gục các tập đoàn quốc doanh kém hiệu năng khiến hàng chục triệu công nhân viên nhà nước bị mất việc; cộng thêm vào đó một tầng lớp trung lưu mới nổi lên tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng dân chủ.


  1. Cuối thập niên 2010 trong lúc Âu-Mỹ chao đảo với khủng hoảng địa ốc và tài chánh thì kinh tế Trung Quốc nhảy vọt qua mặt Nhật để tiến lên hàng thứ nhì trên thế giới. Bắc Kinh từ bỏ lập trường “dấu ánh đèn trong trấu” của Đặng Tiểu Bình để theo đuổi chính sách trổi dậy nước lớn.



  1. Kích cầu từ năm 2007-08 dẫn đến tình trạng cho vay và đầu tư phí phạm. Khi nợ tăng lên chồng chất thì Trung Quốc kiểm soát và siết chặt tín dụng. Chính sách nặng tay của Bắc Kinh khiến thị trường nhà đất và địa ốc cuốn cuồn sụp đổ dẫn đến nguy cơ chảy máu ngoại tệ ồ ạt năm 2016. Nhiều chuyên viên tiên liệu nền kinh tế sẽ gãy cánh (hard landing.)


Nhưng sau đó thị trường ổn định trở lại khi Bắc Kinh kiểm soát việc chuyển tiền ra nước ngoài, nới lỏng tín dụng trong nước, tăng chi và tăng giám sát nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Nợ vẫn rất cao nhưng không còn nhảy vọt. Nhà nước kích thích kinh tế (kiểu giống như Mỹ tiếp tục in tiền) tức là đầu tư sẽ tiếp tục kém hiệu quả nhưng mối lo kinh tế gãy cánh không còn nửa.  


Tóm lại, Trung Quốc trong suốt 40 năm tuy nhiều lần chao đảo nhưng không sụp đổ. Trái lại Hoa Lục tăng trưởng ngoạn mục trong khi đi ngược chiều so với liều thuốc của giới kinh tế gia Tây Phương, tức là tăng thay vì giảm vai trò lãnh đạo của nhà nước. Dĩ nhiên thầy bói nào tiên đoán “anh sẽ chết” thì rồi sẽ đúng vì ai cũng chết, cho nên bài này tiếp tục cố gắng đóng góp một cái nhìn về ưu và khuyết điểm của mô hình Trung Quốc để lại dự đoán sẽ gãy cánh hay không!


Tiêu biểu qua câu chuyện các thành phố ma nay tấp nập đầy sinh hoạt và người ở, Bắc Kinh đã giải quyết khủng hoảng địa ốc bằng nhiều biện pháp mà không một nhà nước dân chủ nào có thể thực hiện được!


  1. Phá xập hàng triệu dãy chung cư củ kỷ và hàng ngàn làng mạc nhỏ rải rác ở nông thôn để di dời dân chúng vào các khu phố không người. Kèm theo là cung cấp hộ khẩu cho những gia đình di cư để họ được hưởng các quyền lợi về y tế và giáo dục con cái ở những thành phố đang mở mang (hộ khẩu trong Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến, …tiếp tục bị siết chặt nên đắt hơn vàng.)


Biện pháp này tạo ra lạm quyền, tham nhũng, bất công và phẩn nộ trong xã hội nhưng bù lại giúp dân chúng có nhà ở mới, có cơ hội tìm việc làm cùng các dịch vụ y tế và giáo dục trong thành phố mà nông thôn không cung cấp được. Canh tác ở dưới quê cũng được hữu hiệu hóa vì đất nông nghiệp không còn bị chia thành manh múm. 


Nếu so sánh với Việt Nam tham nhũng cướp nhà dân để xây khu đất công nghiệp hay du lịch khiến dân oan phẩn uất nhưng bù lại GDP tăng trưởng (cho dù giàu nghèo vô cùng chênh lệch) nhờ cơ hội đầu tư mới.


  1. Thị trường địa ốc và giá đất tăng nhanh trở lại khi nhà nước giải quyết được các khu phố ma không người ở. Các địa phương và công ty quốc doanh trước đây kiếm tiền hay mượn tiền nhờ sở hữu đất đai (gọi là của toàn dân) nên khi giá đất hạ sinh ngập nợ, nay giá đất tăng tuy nợ không giảm nhưng tỷ lệ nợ xuống đến tầm mức có thể kiểm soát được.


  1. Chỉ tiêu cho các địa phương trước đây chỉ nhắm vào tăng trưởng nay kèm theo đánh giá tín dụng (để địa phương bớt đầu tư lãng phí) lẫn đo lường mức độ “hạnh phúc” của quần chúng (qua số lần biểu tình hay theo dõi các phát biểu trên Internet.) Các địa phương một mặt ngã theo phe Tập (để được giảm tội) nhưng đồng thời bớt làm bậy (để dân chúng bớt phẩn nộ.) Bù lại Bắc Kinh nhắm mắt cho địa phương đe dọa các phong trào quần chúng để không nổi lên quá trớn. 


  1. Nợ xấu bớt đi nên thị trường tài chánh tái ổn định. Nhà nước cấp vốn và ra lệnh các ngân hàng mạnh sát nhập những ngân hàng yếu kém nhằm kiểm soát không cho vay bừa bải như trước, một mặt che dấu các khoảng nợ của công ty quốc doanh nhưng đồng thời ép buộc những công ty này phải canh tân hóa. Biện pháp nói trên tuy trái với nguyên tắc đào thải của thị trường tự do nhưng hữu hiệu vì củng cố hệ thống ngân hàng và khôi phục niềm tin trong dân chúng mà không sinh hổn loạn.


  1. Nhà nước đầu tư xây xa lộ, phi trường, xe lửa và internet nối liền các thành phố nhỏ. Các địa phương chiêu dụ công ty về nhờ giá nhân công hạ, đất rẻ và hạ tầng đầy đủ so với Bắc Kinh, Thượng Hải v.v…


  1. Khi dân chúng có nhà ở và việc làm thì tiêu xài rộng rải. Trái với liều thuốc của nhiều kinh tế gia Tây Phương là nền kinh tế Trung Quốc phải giảm đầu tư mà tăng tiêu thụ, Bắc Kinh tăng đầu tư để thúc đẩy tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế.


Ở Mỹ và Âu Châu giải quyết khủng hoảng phần lớn chỉ qua biện pháp tiền tệ (monetary policy – in tiền và hạ thấp tín dụng) của Ngân Hàng Trung Ương thay vì phối hợp nhịp nhàng với ngân sách nhà nước (fiscal policy - đầu tư hạ tầng để kích cầu) vì giữa Hành Pháp và Quốc Hội (Mỹ) hay giữa Bắc và Nam Âu (Âu Châu) cãi nhau chí choé. Trong khi đó ở Trung Quốc đảng Cộng Sản toàn trị đạo diễn cả ngân sách lẫn tiền tệ từ trung ương đến địa phương, cho dù sinh nhiều bất cập nhưng so ra vẫn hữu hiệu hơn Âu-Mỹ. 


Điều này cũng giống như đối phó với đại dịch Vũ Hán, ở Trung Quốc tuy tàn nhẫn nhưng hiệu quả so với tình trạng hổn loạn của Anh-Mỹ.


Churchill đã nhận xét “Dân chủ tồi tệ hơn cả, duy chỉ một điều là các hệ thống chính trị khác đều được thử qua và thất bại.” Khi dân chủ hổn loạn thì dân chúng mơ ước mẫu người hùng hay minh quân trị nước. Nhưng lịch sữ cho thấy các triều đại đều bắt đầu với minh quân và kết thúc bằng bạo chúa.


Nước Tàu hiện có minh-bạo-chúa! Báo chí Trung Quốc hay nhắc rằng mỗi triều đại thường kéo dài 150-200 năm, tức là đảng Cộng Sản chỉ mới đi nửa đoạn đường (so với nền dân chủ Hoa Kỳ nay già cổi sau 240 năm). Bài sau sẽ phân tích về những ưu và khuyết điểm của mô hình Tư Bản Nhà Nước ở Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.