Hôm nay,  

Vài Suy Nghĩ Về Nền Dân Chủ Ở Mỹ: Tối Cao Pháp Viện và Cuộc Chiến Văn Hóa (Bài 7)

27/09/202017:36:00(Xem: 8315)


Việc qua đời của Thẩm Phán Ruth Ginsberg và Tổng Thống Donald Trump đề cử Tân Thẩm Phán Amy Coney để được Thượng Nghị Viện (với đa số thuộc đảng Cộng Hòa) gấp rút thông qua không đầy 40 ngày trước bầu cử đã khiến báo chí và dư luận nổi lên làn sóng tranh luận gay gắt gọi đây là cuộc chiến văn hóa sống còn trong nước Mỹ. CNN hôm 09/26/2020 chạy hàng đầu bài bình luận rằng đây là cuộc đão chánh do phe bảo thủ chuẩn bị từ nửa thế kỷ nay [1]. Bài viết này sẽ tìm hiểu giữa Tòa Án Tối Cao lại có liên hệ gì đến cuộc chiến văn hóa vốn âm ỷ trong suốt 50 năm nhưng nay bùng nổ làm rạn nứt xã hội Hoa Kỳ, không kém gì cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Quốc vào thập niên 70.


Nhưng trước cả cuộc chiến văn hóa của thập niên 60 còn có cuộc chiến kinh tế từ thập niên 30. Sau Đại Khủng Hoảng 1929 Tổng Thống Franklin Roosevelt đưa ra chương New Deal bảo vệ công đoàn và quyền lợi người lao động theo mô hình Dân Chủ Xã Hội do John M. Keynes đề xướng. Ngược lại không ít dân Mỹ chủ trương tiếp tục tư bản kinh tế thị trường (free market) mà không có sự can thiệp của nhà nước dựa trên quan điểm của Adam Smith; cộng thêm vào đó là cuộc Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga khiến cánh tự do (libertarian) ở Mỹ cho rằng các tư tưởng xã hội hô hào giải quyết giàu nghèo và bình đẳng xã hội sẽ dẫn đến cộng sản tước đoạt quyền tự do và tài sản của dân chúng. Văn hóa nơi đây hiểu theo nghĩa rộng là cuộc chiến giữa hai lý tưởng tự do và cộng sản.


Nhảy vọt sang thế kỷ thứ 21 thì bài bình luận của CNN cho rằng bà Amy Comey nếu được bỏ phiếu vào Tối Cao Pháp Viện sẽ đưa cánh bảo thủ chiếm đa số 6-3 để đão ngược truyền thống New Deal gần 100 năm nay với các quyết định không thuận lợi về mức lương tối thiểu của người lao động, về số ngày nghĩ sau khi sinh con (maternity leave), hay quyền hạn (giới hạn) của nhà nước trong các phán quyết liên quan đến cạnh tranh và độc quyền của thị trường. Cho nên ngành Tư Pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Cánh cấp tiến cho rằng chính quyền phải can thiệp để tạo công bằng xã hội, còn đối với phe bảo thủ thì tự do kinh tế chính là tự do.


Nhưng tiếp theo cuộc chiến kinh tế từ thập niên 30 là cuộc chiến văn hóa của thập niên 60, khi Tổng Thống Lyndon B. Johnson đưa ra The Great Society thúc đẩy trào lưu dân quyền (Civil Rights) bình đẳng màu da, giới tính (women suffrage) và gọi đây là bước mở rộng của truyền thống New Deal của Franklin Roosevelt. Ngược lại trong khi đảng Dân Chủ dưới thời Roosevelt bênh vực giới thợ thuyền (blue collar) sang giai đoạn Johnson lại nghiêng sang bảo vệ nử quyền, di dân và người thiểu số, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, phá thai và xã hội đa văn hóa (multi-cultural). Thành phần lao động lại bị mất việc vì toàn cầu hóa do các Tổng Thống vừa Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đề xướng (Clinton, Bush, Obama). Giới công nhân ở vòng đai han rỉ (Rust Belt) xem rằng bị phản bội nên tức giận ngả theo trào lưu dân túy của Donald Trump năm 2016.


Trong khi đó giới bảo thủ và trung lưu thành phố lại phẩn nộ vì truyền thống và các giá trị lịch sử của Hoa Kỳ bị đe dọa. Cánh cấp tiến (progressive) chủ trương một xã hội đa văn hóa thay vì đặt trên nên tảng Ki-Tô Giáo; quyền phá thai, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, di dân; giới hạn các sinh hoạt của Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo ngoài công cộng; xóa bỏ hình ảnh của các nhà lập quốc (Founding Fathers); người da trắng sẽ trở thành thiểu số trên chính đất nước họ dựng nên. Một số đông trong giới trung lưu thành phố đổ dồn phiếu cho Donald Trump năm 2016 và họ sẽ quyết định cho kết quả bầu cử năm 2020. Cho nên cuộc chiến đưa pheo bảo thủ chiếm đa số ở Tối Cao Pháp Viện có giá trị quyết định cho cuộc chiến văn hóa trong một thế hệ sắp tới (mỗi Thẩm Phán có thể tại vị 30-40 năm) khi xem xử liên quan đến tôn giáo, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, di dân, v.v… 


Nếu cuộc chiến văn hóa sẽ quyết định cho cuộc bầu cử 2020 thì đối với xã hội Mỹ không có mặt trận nào quan trọng hơn Tối Cao Pháp Viện với các chiến trường tiêu biểu gồm Roe vs. Wade (phá thai), quyền cầu nguyện trong trường công (school prayer) và Obamacare (bảo hiểm y tế).


Nhưng không nên hiểu lầm là các vị quan toà trong Tối Cao Pháp Viện phán xử thiên vị theo quan điểm cá nhân hay bè phái. Trái lại các Thẩm Phán đều tôn trọng Hiến Pháp và tính độc lập của Tòa Án. Vấn đề là chính trong ngành Tư Pháp cũng chia ra hai trường phái diễn giải Hiến Pháp theo nghĩa rộng hay hẹp, tức là Originalism (Nguyên Thủy) hay Cấp Tiến.


Các Thẩm Phán bảo thủ theo lập trường Originalism diễn giải Hiến Pháp theo ý nghĩa nguyên thủy của các nhà Lập Quốc vì đây mới là nền tảng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu cần sửa đổi thì phải theo tiến trình Tu Chính chớ quan tòa không được quyền tùy tiện thêm bớt.


Các Thẩm Phán Cấp Tiến quan niệm rằng Hiến Pháp là một văn kiện sống cần được diễn giải thích hợp theo khung cảnh xã hội. Thí dụ năm 1779 y khoa không có phá thai hay chuyển giới, không có Facebook và Google, chưa có nhu cầu bảo vệ môi trường nên nay Hiến Pháp phải được hiểu trên nghĩa rộng để thích hợp theo những thay đổi nhanh chóng mà tiến trình tu chính không thể nào bắt kịp. 


Một cánh trong giới cấp tiến còn chủ trương Judicial Activism (ngành Tư Pháp năng động) tức là Tòa Án không chỉ thụ động áp dụng luật pháp mà còn là nhân tố tích cực (active) thúc đẩy tiến bộ theo nghĩa rộng của Hiến Pháp. Cánh này bị giới bảo thủ chỉ trích là Judicial Legislation, tức là quan tòa làm ra luật thay vì thi hành pháp luật. 


Xã hội Mỹ lúc nào cũng sôi sục như một phòng thí nghiệm trưng bày không che dấu các vấn nạn của thời đại như màu da (Black Live Matter), nữ quyền (Me Too), di dân, LGTBQ, hôn nhân đồng tính, phá thai, fake news, Facebook v.v… Có người cho rằng Hoa Kỳ không đơn thuần là một quốc gia mà còn là một vùng đất của những ý tưởng, cho nên Mỹ dù bị chê cười hay tán thưởng thì thế giới vẫn sát sao theo dõi. Liệu những tranh luận gay gắt này có thể giúp nền dân chủ Hoa Kỳ mạnh vì nhiều sức sống, hay là lực ly tâm khiến xã hội rạn nứt? Chúng ta đang sống trong một của những khúc quanh lịch sử đó.


[1] The nomination of Amy Coney Barrett to the Supreme Court could solidify a revolution that has been a half-century in the making – CNN 09/26/2020

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo Hội Thư Viện Hoa Kỳ (American Library Association), nỗ lực cấm sách ở các trường công lập và thư viện công cộng trong năm 2022 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, và có rất ít dấu hiệu sẽ giảm bớt vào năm 2023. Phong trào cấm sách trong thời gian qua có vẻ như là một chiến dịch phối hợp diễn ra ở cả cấp tiểu bang và địa phương; những cuốn sách bị nhắm mục tiêu thường là những cuốn có nội dung đề cập đến chủng tộc, giới tính hoặc cả hai. Thậm chí một số nỗ lực còn dẫn đến việc ban hành luật đe dọa tống tù các thủ thư.
Ít nhất cũng còn hơn 2 năm nữa mới đến ngày bầu nhiệm kỳ XIV của đảng Cộng sản Việt Nam, 2026-2031, nhưng tiêu chuẩn để được chọn đã bộc lộ tư duy giáo điều, bảo thủ và chậm tiến của đảng CSVN...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 2 người Chăm: Ông Thông Thanh Khánh (Khanh Pham), nhà nghiên cứu văn hóa Chăm. Sinh trưởng tại Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn và Cambodia. Và Ông Lưu Quang Sáng (Amuchandra Luu), sinh tại Phan Rang, hiện sống và làm việc tại California, Thạc sĩ toán và có gần 20 năm giảng dạy ở trường đại học cộng đồng tại thủ phủ Sacramento, California, Hoa Kỳ. Tổng Thư Ký hội Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Champa USA, qua 7 nhiệm kỳ chủ tịch...
Để khẳng định đối trọng với các cường quốc phương Tây, khối BRICS đặc biệt tìm cách củng cố vị thế trong các cơ quan quốc tế và trọng lực của đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ. Tự thoát ra khỏi ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây và tạo thành một lực lượng kinh tế và địa chính trị mới, đây là mong muốn được khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) bày tỏ tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15, được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, từ ngày 22-24/8/2023. Đây cũng là những gì nổi lên tại Hội nghị G77 được kết thúc vào ngày 16/9 tại Havana.
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.