Hôm nay,  

Thẩm Phán Ruth Bader Ginsburg: "Không Chỉ Sống Cho Bản Thân Mà Cho Cả Cộng Đồng"

21/09/202010:48:00(Xem: 4121)
Ruth_Bader_Ginsburg_2016_portrait

Tin nữ thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vừa qua đời cuối tuần qua đã gây xúc động cho nhiều người dân Mỹ. Để hiểu hơn về di sản và đóng góp của bà cho đất nước và người dân Mỹ ra sao, có lẽ cần nhìn lại quá trình của phong trào nữ quyền tại Hoa Kỳ cùng những điều bà đã góp phần tranh đấu và bảo vệ trong vài chục năm qua.


Làn sóng nữ quyền đầu tiên tại Hoa Kỳ được xem là vào đầu thế kỷ 20 với kết quả là Tu Chính Án 19 ra đời vào năm 1920, cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử. Dù vậy, một số tiểu bang đã không chuẩn thuận cho đến tận đầu thập niên 70, trong đó Mississippi trở thành tiểu bang cuối cùng chính thức phê chuẩn Tu Chính Án này cho đến năm 1984. Từ vài thập niên qua, phụ nữ là nhóm cử tri đông đảo hơn nam giới và là tiếng nói quyết định trong các cuộc bầu cử tổng thống.

Phong trào nữ quyền lần thứ nhì xảy ra vào thập niên 60s và 70s, dẫn đến một số đạo luật quan trọng về nữ quyền ra đời. Có những điều thông thường hiện nay mà nhiều người không tưởng tượng rằng nó từng xảy ra chỉ vài chục năm trước đây.    

Ví dụ cho đến khi đạo luật về dân quyền ra đời vào năm 1964 (Civil Rights Act of 1964) thì việc các hãng xưởng từ chối thuê mướn hay cất nhắc phụ nữ vào chức vụ cao hơn là hoàn toàn hợp pháp. Hay phụ nữ độc thân là không được phép mở thẻ tín dụng cùng tài khoản ngân hàng, nếu đã lập gia đình thì phải có sự đồng ý và chữ ký của chồng cho đến khi đạo luật về cơ hội bình đẳng tín dụng ra đời năm 1974 (Equal Credit Opportunity Act of 1974).

Nhắc lại dăm chi tiết như vậy để thấy rằng, nữ quyền và dân quyền tại một quốc gia được xem là dân chủ hàng đầu của thế giới cũng cũng trải qua những quá trình thử thách và nhiều tranh đấu mới có được như hôm nay. Dù vậy, nó vẫn còn những bước dài để hoàn thiện cho các thế hệ tương lai, khi theo bản tường trình về khoảng cách giới tính giữa phụ nữ so với nam giới (Global Gender Gap Report 2020) từ Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) thì Hoa Kỳ xếp hạng 53 trong năm 2020 này, thua nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Riêng thẩm phán Ginsburg đã góp phần và để lại di sản gì trong nửa thế kỷ tham gia vào nền tư pháp Hoa Kỳ?

Sinh năm 1933 tại New York, tốt nghiệp ưu hạng luật sư từ các đại học Harvard và Columbia rồi trở thành giáo sư luật khoa, từ thập niên 70s thẩm phán Ginsburg đã chính thức tham gia vào lãnh vực pháp lý và tư pháp, dành cả sự nghiệp của mình cho việc cổ vũ sự bình đẳng giới tính và nữ quyền này.

Năm 1972, thẩm phán Ginsburg đồng sáng lập Dự Án Nữ Quyền (Women Rights Project) và trở thành Chánh Luật Sư của American Civil Liberties Union (ACLU) - một tổ chức dân sự phi lợi nhuận được thành lập tròn một thế kỷ qua, mang tôn chỉ "bảo vệ và gìn giữ các quyền và sự tự do cá nhân được Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ bảo đảm cho mọi người trên đất nước này".

Hàng trăm vụ kiện về nữ quyền và phân biệt giới tính liên quan các vấn đề gia cư, việc làm, y tế, giáo dục... đã được bà dẫn dắt, trong đó có năm vụ do bà trực tiếp tranh luận và thắng kiện tại Tối Cao Pháp Viện, tạo ra tiền lệ cho các vấn đề bình đẳng giới tính về sau. Bà được giới học thuật và sử gia đánh giá và ghi nhận là người đã góp phần bảo vệ nữ quyền đáng kể trong thời gian này, cho đến khi bà được tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm thành thẩm phán liên bang tòa Phúc Thẩm Columbia District vào năm 1980.


Đây là giai đoạn chứng tỏ nhân cách cùng trách nhiệm của thẩm phán Ginsburg trong vai trò của một người cầm cân nảy mực ngành tư pháp Hoa Kỳ về sau: sự công bằng và phi đảng phái, đặt Hiến pháp và luật pháp lên hàng đầu. Cho dù diễn dịch hiến pháp theo khuynh hướng cùng các giá trị bảo thủ hay cấp tiến, các thẩm phán liên bang khi tuyên thệ nhậm chức đã đặt quyền lợi quốc gia và người dân lên hàng đầu.

Được xem là một thẩm phán ôn hòa, mực thước và đầy cân nhắc, bà đồng thuận với nhiều phán quyết của các thẩm phán bảo thủ do các tổng thống đảng Cộng Hòa bổ nhiệm và ngược lại. Mối thâm giao đặc biệt của bà với thẩm phán rất bảo thủ Antonin Scalia đã được người ta nhắc đến rất nhiều và là một bài học lớn để suy nghĩ. Cho dù hai người từng tranh cãi quyết liệt dựa trên các quan điểm pháp lý đầy trái ngược trong các vụ kiện tại tòa phúc thẩm lẫn Tối Cao Pháp Viện sau này, cả hai vẫn là những người bạn rất thân thiết ngoài đời.

Chính vì những phẩm hạnh này mà năm 1993,  thẩm phán Ginsburg được Tổng Thống Bill Clinton bổ nhiệm vào Tối Cao Pháp Viện và được Thượng Viện đồng thuận với tỉ lệ gần như tuyệt đối là 96-3. Đó là một tỉ lệ cho thấy sự xứng đáng và đáng kính của những người được bổ nhiệm vào hệ thống tư pháp quốc gia từng xảy ra như thế nào. Không phải như việc một số thẩm phán bị xem là thiếu khả năng và tư cách, chỉ đạt được phân nửa đồng thuận trong việc bổ nhiệm vội vàng và mang tính đảng phái trong bốn năm qua.

Trong 27 năm qua tại Tối Cao Pháp Viện, thẩm phán Ginsburg là một tiếng nói cấp tiến ôn hòa, tiếp tục đưa ra các phán quyết bảo vệ cho sự bình đẳng giới tính và nữ quyền, bảo vệ quyền lợi cho người lao động cùng các dân quyền nói chung.

Một số dư luận chỉ trích cho rằng bà ủng hộ việc phá thai thì có thể nhắc lại rằng, quyền phá thai đã được Tối Cao Pháp Viện thông qua vào năm 1973 qua vụ kiện Roe v. Wade, hai chục năm trước khi bà tham gia. Tuy nhiên quan điểm của bà về quyền này khi trả lời trên tờ New York Times sau này là "điều căn bản là không phải chuyện của chính phủ để đưa ra chọn lựa cho một người phụ nữ". Quả có thể nó gây tranh cãi nào đó ở góc nhìn tôn giáo nhưng nó không phải vấn đề quốc gia đại sự hay của chính phủ để chính trị hóa và vũ khí hóa cùng tiêu chuẩn chọn lựa ứng viên trước mỗi cuộc bầu  cử.

Ở mặt nào đó, cũng có thể xem  cộng đồng Việt đã khá may mắn so với cộng đồng người da đen hay các cộng đồng Á Châu khác từng chịu nhiều sự phân biệt và kỳ thị, khi đến được nước Mỹ ngay thời điểm mà các đạo luật về nhân quyền và dân quyền đã ra đời sau nhiều tranh đấu hay đóng góp từ bao thế hệ, trong đó có cả những người như thẩm phán Ginsburg. 

Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg từng nói rằng, "Làm cho cuộc sống của những người kém may mắn hơn mình được tốt đẹp hơn phần vào là điều tôi nghĩ về một cuộc đời có ý nghĩa. Một người không chỉ sống cho bản thân mình mà còn cho cả cộng đồng". Đó là phương châm sống và phụng vụ của bà cho người dân cùng đất nước này và đã được bà thể hiện trong gần nửa thế kỷ qua.

Xin tiễn niệm và cảm ơn những đóng góp to lớn và chính trực của thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, một nhân cách lớn của nước Mỹ.

09/21/2020
Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam” -- Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Đạo Huynh Lê Quang Hiển, Phó Hội trưởng thường trực kiêm Chánh thư ký Ban trị sự trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy, Thư ký Hội đồng Liên tôn, hiện cư trú tại Sài Gòn...
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc...
Cụm từ ‘quyền ân xá của tổng thống’ một lần nữa xuất hiện trên các trang tin tức khi cựu tổng thống Donald Trump – và là ứng cử viên tổng thống của GOP năm 2024 – đang ‘dây dưa’ với bản cáo trạng liên bang thứ ba cáo buộc ông can thiệp bầu cử, và bản cáo trạng thứ tư vừa được đưa ra tối nay ngày 14 tháng 8 liên quan đến âm mưu can thiệp bầu cử tổng thống ở tiểu bang Georgia. Đây là lần thứ tư vị cựu tổng thống bị truy tố hình sự, và là lần thứ nhì bị truy tố liên quan đến âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống 2020 mà ông chính thức thua Joe Biden. Sau hơn hai năm điều tra, đại bồi thẩm đoàn Fulton County đưa ra bản cáo trạng, sau cú điện thoại mà ông Trump, lúc đó còn là tổng thống, gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Hành Chánh tiểu bang, người phụ trách bầu cử ở Georgia, vào ngày 2 Tháng Giêng, 2021, ông Trump nói ông Raffensperger giúp “kiếm 11,780 lá phiếu” cần thiết để ông thắng ông Biden sau khi ông thua phiếu.
Người viết bài này hoàn toàn chia sẻ những thống thiết minh oan cho ông Nguyễn Văn Chưởng, song tôi tuyệt đối không tin những kêu cứu này có thể cứu được ông Nguyễn Văn Chưởng, trừ khi lời kêu có thể làm… sụp chế độ hiện hành...
"... Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi mãi về sau…” Nói gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi. Chấm hết.
Thông thường người ta cho rằng cuộc chiến Ukraine chỉ là một sự thu xếp của phương Tây. Theo lập luận này, việc Nga xâm lược tại Ukraine đã kích động cho phương Tây và truyền cảm hứng cho họ hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng họ đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới...
Càng ngày càng sa lầy tại cuộc chiến Ukraine, nội tình nước Nga theo đó ngày càng đen tối, trở nên phức tạp và hỗn loạn, nhất là sau vụ binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner. Tình trạng này có thể dẫn đến một tương lai bi thảm đen tối hơn nhiều cho nước Nga và hòa bình thế giới nếu các nhóm quyền lực theo dân tộc chủ nghĩa, cực đoan và cứng rắn lên nắm quyền. Đó là nhận định của tác giả Tatiana Stanovaya trong bài phân tích công phu dưới đây. Bà là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Nga, đồng thời là sáng lập viên và giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik...
Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc – Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay. Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù…Rổ giá để được tự do:
“Chính trị độc tài” và “Tư tưởng hẹp hòi” của đảng Cộng sản Việt Nam là hai nguyên nhân khiến trí thức thờ ơ với đất nước. Nhận xét này không có gì là “đột phá” mà là căn bệnh di căn do đảng đẻ ra để tự hành hạ mình. Hãy lấy bài học “trí thức Việt kiều” ngại về giúp nước để suy nghĩ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.