Hôm nay,  

Bạo Lực Tư Tưởng Trong Tranh Luận

08/08/202010:48:00(Xem: 2710)
Theo dõi các cuộc tranh luận cộng đồng trên các trang mạng xã hội, có lẽ cũng dễ dàng nhận ra một điều rằng: cộng đồng mạng của người Việt khá bạo lực. Một dạng bạo lực tâm lý, từ trong tâm tưởng và thể hiện qua những mẩu viết, lời bình trên Facebook hay dưới các bài báo. Đặc biệt khi liên quan đến các vấn đề chính trị xã hội, như về chính trường Hoa Kỳ hiện nay chẳng hạn.

Bạo lực tư tưởng hay còn gọi là bạo lực tâm lý vốn đã thường xảy trong gia đình khi một hay nhiều thành viên gia đình dùng lời nói để sách nhiễu, tra tấn tinh thần người phối ngẫu, cha mẹ hay con cái thay cho vũ lực. Về lâu dài, tình trạng này làm thương tổn mối quan hệ tích cực cần có trong một gia đình, dẫn đến xung đột hay thậm chí tan vỡ.

Những năm qua, khi mạng xã hội phát triển mạnh thì hành vi bạo lực tâm lý này đã diễn ra ở chốn công cộng trên không gian mạng trở nên phổ biến và ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn trong cộng đồng mạng người Việt. Không gian ảo có xu hướng biến một số người có cảm giác như đang mang những chiếc mặt nạ để hành xử một cách thiếu ý thức nơi công cộng. Mặt khác, sự nặc danh và vấn đề địa lý cũng tạo cho họ một cảm giác an toàn khi dễ dàng tấn công người khác một cách tùy tiện và vô cứ.

Hiện tượng này xảy ra khi một hay nhiều người không chấp nhận hành động và quan điểm cá nhân của người khác. Nếu cuộc tranh luận, phản biện nhắm vào vấn đề với lời lẽ ôn hòa và tôn trọng thì đó là điều rất bình thường, hay hơn nữa là thái độ cần thiết trong xã hội văn minh và dân chủ. Nhưng đáng tiếc là trên thực tế, một số người đã đi quá xa khi có các lời nói gây tổn hại đến tinh thần và tâm lý người khác bằng cách vu khống, mạ lỵ, sỉ nhục cá nhân cho đến khủng bố, trấn áp, hăm dọa trên các phương tiện xã hội.

Từ các cuộc tấn công số đông vào vài nhân vật cộng đồng có các phát biểu cá nhân bị cho là sái ý cộng đồng trước kia, cho đến các vụ tấn công vào dân biểu Trâm Nguyễn tại Massachusetts hay thương gia Lê Hoàng Nguyên tại Texas khi họ bày tỏ sự ủng hộ phong trào "Black Lives Matter" vừa qua, dù không đại diện cho cả cộng đồng Việt và còn nhiều bàn cãi về nội dung nhưng đã ít nhiều cho thấy hiện tượng bạo lực tư tưởng trong cộng đồng Việt đang trở thành điều thường xuyên hơn và đáng suy nghĩ.

Một số người xúc phạm, phỉ báng người khác vì cảm tính nhất thời. Một số người khác viện dẫn về "quyền tự do ngôn luận" của mình để xúc phạm đến quyền biểu đạt của người khác. Có phải họ được có cái quyền "tự do" đó hay không?

Quyền tự do ngôn luận được bảo vệ nếu nó không xâm phạm đến quyền tự do của người khác, hoặc nếu không buông lời vu khống, tục tĩu hay hăm dọa đến sự an toàn của người khác. Khi nhầm lẫn giữa khái niệm tự do ngôn luận và sự xúc phạm cá nhân, nó cho thấy nhận thức và hiểu biết về quyền tự do biểu đạt của cá nhân cùng những liên đới và trách nhiệm pháp luật tại quốc gia sở của một số người còn bị giới hạn.

Tin từ trong nước cho hay là bắt đầu từ đầu tháng Bảy vừa qua, Việt Nam đã áp dụng biện pháp phạt hành chánh với những người xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Với luật lệ Hoa Kỳ, mạ lỵ, vu khống hay hăm dọa người khác cũng không là ngoại lệ theo khuôn khổ luật pháp.

Luật lệ chung tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ đưa ra một vài điều để hội đủ điều kiện xác lập một vụ kiện dân sự về tội phỉ báng (defamation) mang ác ý, phổ biến nhất là "các tranh luận hay cáo buộc gây ra thiệt hại cho hoạt động thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp của người khác" hay "gây ra các tổn hại tinh thần" cho nạn nhân. Riêng tại tiểu bang Texas, tấn công qua hăm dọa (assault by threat) người khác như lời hăm doạ đập phá tài sản, hành hung, sát hại, dù chưa thực hiện cũng là một tội hình (Penal Code - Sec. 22.07). Đe dọa viên chức chính phủ thì càng là trọng tội khi nó bị ghép vào tội đại hình (felony).

Là biện pháp khả dĩ cuối cùng và ngoài mong muốn của các bên liên can nhưng trên thực tế, cộng đồng gốc Việt tại Mỹ đã xảy ra không ít các vụ kiện liên quan đến việc vu khống, xúc phạm danh dự người khác. Dù đây là quá trình tranh tụng pháp lý tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng nhiều vụ đã kết thúc với các mức phạt nặng nề đến các cá nhân hay tổ chức bị kiện về tội phỉ báng hay vu khống.

Điều cần ghi nhận thêm là dường như các cuộc kích động đám đông trong cộng đồng Việt chỉ nhắm vào các mục tiêu là những đồng hương gốc Việt, cho dù suy nghĩ hay diễn đạt của họ tương tự như vô số người bản xứ khác. Tại sao vậy?

Có thể giải thích với nhiều lý do nhưng lý do thế nào thì câu chuyện tấn công dân biểu Trâm Nguyễn cùng thương gia Lê Hoàng Nguyên nói trên không còn là câu chuyện riêng trong cộng đồng gốc Việt khi đã được giới truyền thông các địa phương đưa tin, cũng như những đại diện phong trào "Black Lives Matter" nhập cuộc.

Thái độ cùng những lời lẽ đầy kỳ thị, xúc phạm đến phong trào này cùng cộng đồng bạn được đăng tải công khai, cho dù mang tính cá nhân của một số người gốc Việt nay đã bị phô bày trước công luận Mỹ. Chúng có thể mang lại cái nhìn thiếu thiện cảm và ảnh hưởng đến sự an toàn cho cả cộng đồng, một khi bị xem là cộng đồng thiểu số đầy kỳ thị. Đây là một tín hiệu không mấy gì tốt lành.

Cho dù nhìn nhận câu chuyện thời cuộc như thế nào và mỗi người đều có quyền tự do biểu đạt ý kiến của mình, nên việc tranh luận và phản biện ắt chẳng tránh khỏi. Nhưng việc hành xử như những công dân mạng văn minh, biết tôn trọng người khác và luật pháp để được tôn trọng lại là điều cần thiết. Có trên không gian ảo thì đàng sau một cái tên thật hay ảo nào đó vẫn là một con người rất thật mà tự mỗi người phải có trách nhiệm với chính mình, cũng như với lợi ích cộng đồng.

Sự phát triển của cộng đồng nhờ những hàn gắn và sự đoàn kết chứ không thể đến từ những chia rẽ hay các cuộc công kích nặng nề. Muốn được vậy, cần suy nghĩ lại những hành vi bạo lực tâm tưởng và lời nói trong các tranh luận trên không gian mạng.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bị cạnh tranh và hiệu năng kém lẫn tham nhũng cao của khu vực nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhân viên bị sa thải... Việt Nam đang nuôi cả hy vọng lẫn mối lo trong viễn ảnh gia nhập tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ đề cập tới những vấn đề trên qua phần trao đổi với
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2006 vừa qua, Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, thường được gọi là Ban chỉ đạo 33, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã tổ chức một cuộc tọa đàm tại Hà Nội để bàn về phương hướng và giải pháp khắc phục hậu quả mà chánh phủ
Mục tiêu chính của phái đoàn thương mại Hoa kỳ ngồi thương thuyết với phái đoàn cộng sản Việt nam là làm sao đạt được những đòi hỏi có lợi cho tư bản Hoa kỳ với những đặc quyền, đặc lợi ở thị trường Việt Nam. Đó là cái gía mà cộng sản Việt Nam phải trả để
Nghệ thuật mượn sức đôi khi là nghệ thuật mệt sức. Trong mọi cuộc thương thảo, người ta chỉ đạt kết quả khi đôi bên cùng nhượng bộ… một phần. Khi cần nhượng bộ, nhà thương thuyết phải nói với đối phương: "đây là cố gắng tột cùng của chúng tôi, chúng tôi mà lùi thêm một bước nữa thì… chúng ta cùng chết." Sau đấy, khi trở về trình bày với đồng chí,
Thế giới đang e ngại nguy cơ suy trầm kinh tế thì đúng một tuần sau khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn tại Đông Bắc Á, quân khủng bố lại đánh bom tại Mumbai của Ấn Độ; thế rồi xung đột vừa bùng nổ tại Trung Đông và có thể suy đồi thành chiến tranh lan rộng. Diễn đàn Kinh tế Đài RFA sẽ tìm hiểu về hậu quả của cuộc chiến đối với kinh tế
Việc Bắc Hàn gây rối sẽ còn kéo dài, với hậu quả bất lợi cho kinh tế Đông Á. Trước mắt thì xăng dầu và lạm phát sẽ càng khiến kinh tế của khu vực dễ bị suy trầm. Việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn vào tuần qua sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế Đông Á trong viễn ảnh kinh tế Á châu có thể bị suy trầm vào năm tới" Diễn đàn Kinh tế đài RFA nêu
Có thể thấy một mối liên hệ dù gián tiếp nhưng vẫn đáng kể giữa thành quả trong giải World Cup với thành tích kinh tế của một xứ mở cửa... Trong suốt một tháng, thế giới lên cơn sốt với giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Với không khí nhộn nhịp tưng bừng ấy, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu khiá cạnh kinh tế của hiện tượng
Vì sao Hồ Cẩm Đào trở lại bài bản Mao Trạch Đông" Ngày xưa, hơn hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình đánh giá Mao Trạch Đông theo tỷ lệ "tứ-lục". Bốn phần tiêu cực, sáu phần tích cực. Ngày nay, Hồ Cẩm Đào lại có cái nhìn khác. Chưa khi nào Hồ Cẩm Đào công khai phê phán Mao Trạch Đông. Năm 2003, nhân lễ kỷ niệm 110 
Những việc cải cách về chính trị, cơ chế và luật pháp lẫn sách lược kinh tế vẫn là đòi hỏi khách quan...Phải trả lại đất nước cho người dân, trả lại quyền định đoạt về đời sống cho người dân
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.