Hôm nay,  

Hồng Kông – Hồi Chuông Báo Tử

6/15/202009:08:00(View: 3872)

                                       

Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.

Đạo luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ra đời gặp ngay phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương tây. TT Hoa Kỳ Donald Trump và Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo tuyên bố đặc quyền thương mại mà Hoa kỳ bấy lâu nay dành cho Hồng Kông sẽ không còn nữa, để ngăn chặn nguồn lợi này không bị rơi vào tay Bắc Kinh nay mai.

Theo tờ South China Morning Post, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị đến Copenhagen, Đan Mạch để họp Thượng Đỉnh về Dân Chủ trong tuần lễ này, và sẽ gặp gỡ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn và thủ lĩnh Dù Vàng năm 2014 cũng như  thủ lĩnh của biểu tình khổng lồ tại Hồng Kông năm 2019 là Joshua Wong.

Ngoài ra, 27 bộ trưởng ngoại giao các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đã họp và nêu lên những quan ngại sâu xa về tình hình Hồng Kông sau khi ĐLANQG ra đời.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng CSTH đã quyết định cho ra đời ĐLANQG vì hai lý do chính:

-Nắm lấy Hồng Kông trong tay: Trước làn sóng biểu tình lên cao chưa từng thấy trong hai cuối tuần 9 và 16 tháng 6 năm 2019 tại Hồng Kông từ 1 triệu đến trên 2 triệu người- và lần đầu tiên Bắc Kinh đã tỏ ra bất lực- phải hủy bỏ dự luật dẫn độ. Bà Đặc Khu Trưởng Carrie Lam, người được Bắc Kinh yểm trợ, đã phải lùi bước, và điều này đã làm cho Chủ Tịch Tập Cận Bình cũng như Đảng SCTH vô cùng tức giận nhưng chưa có một kế hoạch khả thi nào tương tự như vụ đàn áp họ từng làm và thành công tại Thiên An Môn 39 năm trước, để dập tắt được làn sóng biểu tình như nước triều dâng tại Hồng Kông.

-Chiến lược Thái Bình Dương của Trung Cộng: Hồng Kông và Đài Loan vẫn nằm trong tầm nhắm của Bắc Kinh từ nhiều thập niên nay trong chiến lược thôn tính Thái Bình Dương của Trung Cộng. Tuy nhiên, Họ Tập biết rằng càng lúc Đài Loan càng được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước phương tây, và nếu dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan- có thể sẽ gây ra chiến tranh với Hoa Kỳ. Bởi thế, Trung Cộng chỉ dùng biện pháp đe dọa để khống chế Đài Loan, và tập trung nỗ lực vào dứt điểm Hồng Kông, đưa ngay trung tâm thương mại quốc tế này về với Bắc Kinh, và triệt hạ làn sóng biểu tình, và đem các thủ lĩnh biểu tình này về Bắc Kinh trị tội.



ĐLANQG là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông bởi vì Bắc Kinh sẽ điều động toàn bộ những lực lượng nòng cốt nhiều kinh nghiệm của họ qua thẳng tay đàn áp, bóp nghẹt hết các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Dù Bắc Kinh biết Hồng Kông còn tự trị 27 năm nữa cho đến 2047, nhưng họ Tập tin rằng thế giới không nước nào muốn đụng với Trung Cộng vì mảnh đất nhỏ bé Hồng Kông này. Giống như Nga đã bất ngờ xua quân qua xâm chiếm bán đảo Crimea 6 năm trước, và họ đã thành công - dù NATO nằm ngay sát bên nhưng bất động.

Ngoài những đơn vị cơ động cảnh sát, công an, Bắc Kinh còn có một tổ chức mật vụ hùng hậu đã hoạt động hữu hiệu trong 21 năm qua và được xem như một Gestapo của China- đó là “Văn Phòng 610 (610 Office)”. Gestapo là tổ chức mật vụ của Đức Quốc Xã đã từng gieo bao kinh hoàng cho người dân các nước Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến, và Bắc Kinh bây giờ có Văn Phòng 610 đang gieo kinh hoàng cho người dân Tầu trong Hoa Lục. Tổ chức 610 Office này được thành lập năm 1999 dưới thời Giang Trạch Dân và ăn sâu vào tận gốc rễ đến tận từng xã ấp với bàn tay đẫm máu của nó. Mục tiêu ban đầu của Văn Phòng 610 là tiêu diệt tổ chức Pháp Luân Công, vì Bắc Kinh không thể chấp nhận một thực thể có 70 đến 100 triệu thành viên vẫn hoạt động công khai trên khắp các tỉnh thành và ngay tại thủ đô của họ. Văn phòng 610 này có thể sẽ được sử dụng đồng thời với các lực lượng đàn áp mà Bắc Kinh sẽ gửi qua Hồng Kông, cũng như sẽ giam giữ khai thác những người biểu tình này, như họ đã từng khai thác, giam giữ, tẩy não 1.5 triệu người dân Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Thủ lĩnh Joshua Wong đã gửi thư lên Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi tra tấn ngược đãi của Communist Services Department đối với những người biểu tình tại những thành phố do Trung Cộng kiểm soát. Thủ lĩnh Wong còn tố cáo Trung Cộng hiện giam giữ 9 ngàn người biều tình và trong số đó 1,671 người sẽ bị truy tố về những tội danh hình sự. 

Anh Quốc đã ký kết với Trung Cộng năm 1997 để bàn giao Hồng Kông cho China sau 50 năm, trong thời gian này Hồng Kông vẫn còn quyền tự trị, nhưng với Đạo Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông vừa ban hành, quyền tự trị đó sẽ bị ngang nhiên tước đoạt. Không phải Anh quốc mà cả thế giới đã bị Bắc Kinh coi thường. Nếu thế giới không có những biện pháp mạnh mẽ cụ thể chống lại quyết định độc đoán và bất hợp pháp của Bắc Kinh về vùng đất thịnh vượng về tài chánh này - thì Đạo Luật An Ninh Quốc Gia sẽ là hồi chuông báo tử cho Hồng Kông. (Tin Tổng Hợp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để treo cổ chúng”, Chủ bút Peter Hartcher của tờ The Sydney Morning Herald hôm 1/5/2020 trích câu nói của Lenin mở đầu bài bình luận “Tiền hay chủ quyền của chúng ta: Trung cộng không cho chúng ta sự chọn lựa.” Ông Hartcher áp dụng lời nói của Lenin vào trường hợp của nhà tư bản hầm mỏ Úc Andrew Forrest, đang nối giáo cho Trung cộng bán đứng chủ quyền nước Úc: “Tư bản bán cho chúng ta quặng sắt để chúng ta rèn xiềng xích chúng lại”.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm di cư từ Bắc vô Nam, lang tôi xin ra ngoài lãnh lực y học, ghi lại vài hàng về biến cố đau buồn này. Để khỏi “Lạc bất tư Thục”, ham vui mà quên cả quê hương, bản quốc… Một quê hương còn nhiều tai ương. Đang giờ học Việt văn của giáo sư Nguyễn Tường Phượng thì tôi được nhân viên phòng Giám học kêu xuống gặp người nhà. Tôi học lớp Đệ Tam ban A Trung Học Chu Văn An ở Hà Nội.
Đành rằng Hoa Kỳ là một cường quôc trên thế gới, nền ngoai giao rất đa đoan, phức tạp. Chính sách của Hoa Kỳ dưới thời bất cứ tổng thống nào cũng chỉ phục vụ quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ, nhưng dù sao, như lời tổng thống Trần Văn Hương nói với đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin trước khi chia tay vào tháng 4-1975: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.)
Có lẽ nhằm mục đích để nhớ lại 40 năm sau cuộc chiến Vietnam-War, và cũng để đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Viêt-Mỹ, Rory Kennedy, nhà đạo diễn cũng là người sản xuất điện ảnh, đã bắt đầu cho trình chiếu cuốn phim “The Last Days In Vietnam” hôm 17-January-2014 trong dịp lễ hội Sundance Film Festival. Phim dài 98 phút do bà thực hiện dựa trên sử liệu phim ảnh về cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam...
Trước thềm Đại hội 13 tình hình thực sự của chế độ XHCN đã được chuyên viên xác nhận chính thức như sau: “..đã xuất hiện ngày càng nhiều “nhóm lợi ích” tiêu cực, đã và đang ảnh hưởng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, như quản lý đất đai, tài chính - ngân hàng, đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên. Thậm chí, “nhóm lợi ích” tiêu cực còn xuất hiện ở một số ngành, lĩnh vực vốn vẫn được coi là tôn nghiêm, liên quan đến an ninh quốc gia, như công tác tổ chức - cán bộ, phòng, chống tội phạm,... Một loạt vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian gần đây liên quan đến nhiều tổ chức đảng, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp cho thấy, “nhóm lợi ích” đã leo cao, luồn sâu vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người còn tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.
Năm 2013, khi Tập Cận Bình nắm giữ hai chức vụ cao nhất trong đảng và chính quyền, với tham vọng lớn lao khi vạch ra cái bẫy “Nhất Đới Nhất Lộ”, nhằm thôn tính, quy về một mối từ kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc bỏ ra hàng nghìn tỷ Mỹ kim để ve vản, hối lộ quan chức thẩm quyền của các nước đồng lõa ký kết những dự án xây dựng. Bị sa vào bẫy nợ bao nhiêu, bị lệ thuộc vào Trung Cộng bấy nhiêu, từ thuê mướn trở thành đặc khu (lãnh địa của Trung Quốc) với 99 năm.
Vấn đề kỳ thị chủng tộc là chuyện rất bình thường ở đâu cũng có hết. Là người Việt sống tại hải ngoại chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi vấn đề nầy. Tuy nhiên sự kỳ thị có ảnh hưởng nhiều hay ít đến nạn nhân hay không cũng còn tùy thuộc một phần lớn vào thái độ và cách suy nghĩ của mỗi người.
Vài năm vừa qua, giới quan sát quốc tế và quốc nội Hoa Kỳ đều nhận ra một điều là chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ngày nay có xu hướng thiên về mặt cứng rắn hơn. Hầu hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều có một ý nghĩ chung là phải áp dụng một chính sách mới hầu giảm thiểu hoặc chí ít hạn chế tính cách hung hăng càng ngày càng trở nên rõ rệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dưới quyền lãnh đạo của lãnh tụ tối cao, Chủ tịch nhà nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tình trạng căng thẳng giữa hai siêu cường, cộng thêm áp lực do trận đại dịch Covid-19 và kinh tế suy thoái, rất có thể sẽ khiến cái bề mặt tưởng chắc chắn như tường đồng vách sắt của Tập và Bắc Kinh có cơ rạn nứt.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu cuộc di cư tị nạn Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một vài lời về sự kiên cường của chúng ta là người Mỹ gốc Việt, là người tị nạn và con cháu của người tị nạn. Cảm giác thế nào khi nền tảng của thế giới chúng ta đang sống bị rung chuyển đến mức chúng ta không còn biết mình đang đứng ở đâu hay làm thế nào để tiến về phía trước? Trước năm 2020, trước đại dịch COVID-19, chỉ những người đã chịu những bi kịch lớn mới có thể trả lời câu hỏi này. Bây giờ tất cả chúng ta đang sống với nó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.