Hôm nay,  

Hậu COVID-19: Góc Nhìn Từ Người Dân Việt Nam

25/05/202018:03:00(Xem: 3248)

                                                                                       A person wearing a suit and tie

Description automatically generated

  

Hơn một tháng qua từ 6h ngày 16/4/2020 đến 18h ngày 23/5/2020 đúng 36 ngày, các trường học và những phương tiện đi lại, sinh hoạt công cộng đã bắt đầu hoạt động trở lại, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm mới nào của Covid-19 trong cộng đồng. Khác hơn các nước lớn khác, Việt Nam bảo vệ được thành quả  bước đầu trong việc khống chế dịch Covid-19. Theo truyền thông trong nước và các bản tin quốc tế Globalnews.ca, Voatiengviet.com,  bbc.com, đều nêu cao hình ảnh của Việt Nam trong cảnh quang của sự sống yên bình của giai đoạn hậu Covid-19 sau khi chính phủ VN ra lịnh dỡ bỏ chế độ cách ly toàn xã hội hôm 23/4/2020. Viêt Nam đang củng cố vị thế danh tiếng trên trường quốc tế cũng như tăng cường niềm tin của người dân vào tương lai của đất nước.

Thông qua quyết tâm, nỗ lực đẩy lùi dich bịnh, VN đang xây dưng hình ảnh để trở thành môt điểm đến an toàn nhằm thu hút các nhà đầu tư thế giới. Sau những thắng lợi chống Covid-19, Việt Nam sẽ phục hồi kinh tế.  Thông qua viêc họat động xuất khẩu khẩu trang và bộ dung cụ xét nghiệm đang giúp VN giảm bớt tác động tiêu cực của `Covid-19 đến nền kinh tế VN. Thật không ngờ VN lại có thể tự sáng chế, tự sản xuất bộ dụng cụ kiểm tra, xét nghiệm, Test Kit, Covid-19, rất hữu hiệu và đang được sản xuất hàng loạt và cho xuất khẩu sang các nước Iran, Phần Lan, Malaysia...Bộ dung cụ xét nghiêm của Viêt Nam đã được WHO và chính phủ Anh  phê duyệt  và được phép xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Hồi đầu tháng Tư-2020, VN đã xuất khẩu hơn 80 triêu khẩu trang đến các nước Hàn Quốc, Nhât Bản. Pháp cũng muốn mua một số lượng lớn khẩu trang VN. Vừa rồi VN cũng đã tặng hơn một triêu khẩu trang cho các nước Campuchia, Lào, Nga và Hoa Kỳ... Cũng nhờ khống chế sớm dịch Covid-19, VN đang nổi lên là một quốc gia ĐNA lần đâu tiên vực dậy ngành du lịch trước một số quốc gia trong vùng như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines....

Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới-WB-cuối tháng 5 này, Quốc Hộii VN sẽ thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên Minh Châu Âu và VN-EVFTA- Theo đó sẽ giảm thuế đến mức 99% hàng hóa giao dịch. LMCÂ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của VN, sau Mỹ. Hy vọng thỏa thuận sẽ được ký kết và có hiêu lực vào đầu tháng 7 năm 2020. EVFTA,theo WB hôm 19/5, có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của VN tăng lên từ 2,4% đến 12% trong 10 năm tới. Đây là thời điểm tốt để VN có cơ hội cải cách sâu hơn, khắc phục các lổ hổng pháp lý cũng như các vấn đề  thực thi  và thu được toàn bộ lợi ích của thỏa thuận.
 

Hôm 29/4/2020 ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang cộng tác với các quốc gia bạn bè trong khu vực Thái Bình Dương tong đó có Nhât Bản, Úc, New Zealand và Việt Nam  để thúc đẩy kinh tế toàn cầu  và tìm cách tái cấu trúc ‘chuỗi cung ứng’ nhằm ngăn chận dich Covid-19 tái phát. Bản tin Zing News của VN cũng nhận định là VN sẽ là đối tác đươc Mỹ hướng tới trong viêc di dời “ chuỗi cung ứng’, ‘dây chuyền sản xuất’ ra khỏi TQ. Theo báo Lao Động của VN, đây là “cơ hội ngàn năm có một” cho VN. https://voatiengviet.com/a/my-quyet-tam-dua-chuoi-cung-cap-ra-khoi-trung-quoc-co-hoi-tram-nam-co-mot-cho-viet-nam/5424756.html

Dịch Covid-19 tác động trưc tiếp và gián tiếp đến quan hệ ngoại giao, chính trị, thương mại và kinh tế giữa VN và TQ, đặc biệt tình hình Biển Đông. Khi Covid-19 xuất hiện tại TQ, Chính Phủ Việt Nam đã nghi ngờ những lời trấn an của Bắc Kinh về quá trình gây nhiễm trong những ngày đầu. Việt Nam đã nhanh chóng quyết tâm đóng cửa biên giới với TQ không cho công dân và du khách TQ nhập cảnh Việt Nam, trong khi nhiều nước khác còn do dự tiếp tục cho dân và du khách TQ nhập cảnh. Lúc ban đầu Bắc Kinh thấy hành động này của VN là thiếu thân thiện với TQ. Nhưng quan điểm này của Bắc Kinh dần dần thay đổi, vì TQ ngày càng có nhiều cas Virus Corona thuộc chủng mới ngoài lãnh thổ TQ. Vì thế, đến lúc đó TQ cũng phải cấm nhập cảnh công đân của các nước có dich bệnh Covid-19, trong đó có VN, Ý và các nước châu Âu. Tuy nhiên việc đóng cửa biên giới va không cho người TQ nhâp canh Việt Nam đã gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế của VN, mặc dầu thế, chính sự không tin tưởng vào TQ lại là điều lí giải cho sự thành công của VN trong chiến lược chống đại dich Covid-19. 

Nhưng ngay sau khi dich Covid-19 tại TQ có dấu hiệu tạm lắng, VN lại khẩn trương mở cửa biên giới nối lại quan hệ kinh tế, thuơng mại với TQ. Bắc Kinh phải ghi nhận rằng quyết tâm của VN, tiếp tục quan hệ kinh tế và thương mại với TQ là kiên quyết biết dường nào.

Tuy nhiên tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn trước đó, điều này chứng tỏ bọn lãnh đạo Bắc Kinh vẫn ngoan cố ‘chứng nào tật đó’, lợi dụng việc thế giới đang dồn hết trí lực chống lại bịnh dịch Covid-19, TQ đã gia tăng hành động quân sự, củng cố yêu sách chủ quyền và chèn ép các nước có tranh chấp với TQ trên Biển Đông. Nhất là lênh cấm đánh cá trên Biển đông. Lênh này của TQ đã xâm phạm trắng trợn, thô bạo chủ quyền lãnh hải của VN tại Biển Đông. 

Do đó, mặc dầu VN luôn coi trong mối quan hệ kinh tế thương mại với TQ. Việt Nam cần phải thoát khỏi ảnh huởng của Trung Quốc là điều kiện tiên quyết để có được môt nền độc lâp bền vững và một nền tư do lâu dài để phát triên kinh té giảm thiểu tối đa sự thâm thủng trên cán cân mậu dịch với TQ mà VN là nạn nhân gánh chịu sự chênh lệch ấy.

Thế mới biết đẩy lùi được đại dịch Covid-19 không phải là chuyện tình cờ mà nó đến từ ý chí quyết chiến thắng, từ trí tuệ sáng tạo của toàn dân Việt Nam.  Hôm nay sức sống Việt Nam lại đứng vùng lên, nụ cười đầy sinh động Việt Nam, đã trở lại trên đường phố, trên làng mạc, trên cùng khắp nẻo đường đất nước Việt Nam.../.  

Đào Như

Chicago 

May-25-2020


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.