Hôm nay,  

Hãy cho mọi người tị nạn cơ hội theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’ như tôi

04/10/201910:12:00(Xem: 4044)

Uyen Nguyen
Uyên Nguyễn



All refugees, like me, should have a shot at the American dream


I came to the U.S. as a refugee from Vietnam 34 years ago. Today, I would probably be turned away. As we await an announcement for the upcoming year’s refugee admissions target, my heart breaks for the mothers and children seeking safety and a better life in our country.

No one wants to flee their home. For my parents, it was a heartbreaking decision but one they felt they had to make in order to protect their children. When I was 10, I endured a treacherous, monthlong journey adrift in the South China Sea before arriving safely on land with my 15-year-old brother, thanks to the help of kind Filipino fishermen. We then spent a year and a half in a refugee camp waiting for the promise of a better future.

I am here today because of the American dream — a dream that is becoming available to fewer and fewer people. I am here because of the countless Americans who warmly welcomed two vulnerable children into their country and helped us build a new home in a new land. My brother and I went on to become American citizens, earn graduate degrees, have stable jobs, and give back to the country that welcomed us. I opened a restaurant in Seattle, Nue, specializing in international street food. I have opportunities that many of my friends and family who were left behind don’t have, and that many people around the world still do not have. And that’s why my heart breaks for today’s migrants and refugees.

The U.S. history of resettling refugees — more than 3 million since 1975 — has enabled great contributions to the fabric of our country. Refugees have gone on to open businesses, become our engineers, doctors, artists, ambassadors, and serve our country as soldiers and as teachers. They are our neighbors, our friends and our colleagues.

The cornerstone aspiration for the founding of the United States is to offer oppressed people refuge from violence and persecution. To forsake the vulnerable people currently seeking refuge would be to forsake what it means to be American. And yet, at a time of unprecedented global displacement, that is exactly what is happening.

According to Oxfam America, more than 70 million people around the world have been forced to leave their homes because of violence, persecution and war. In response, the Trump administration is closing our doors to the world’s most vulnerable people — people like my brother and me when we were refugees.

Extreme factions of the Trump administration reportedly are considering slashing refugee admissions for the coming year to zero, a cruel and callous move that betrays everything our nation stands for. From the first days since taking office, President Donald Trump and his administration have sought to do everything possible to turn around our country’s long history of welcoming refugees and migrants, and provide them safety from situations and circumstances most of us couldn’t even imagine.

We have already seen damage done to our refugee resettlement program. The administration implemented new vetting procedures and endless bureaucratic red tape as part of a “backdoor” ban that is blocking the ability of refugees from certain countries to reach safety in the U.S. In the past year, the U.S. resettled just 28,000 refugees — the lowest amount in the history of the refugee resettlement program.

As Americans, we must keep open our minds, hearts and borders to refugees fleeing violence and persecution — refugees, like me, whose only hope of survival was to leave. At the end of the day, we are all humans, just trying to do our best. Wanting our family members to be safe and have a bright future is a common thread that runs through all of us.

Standing on safer shores, watching our fellow humans drowning or dying of hunger or thirst, the only moral choice is for all of us to throw them a lifeline. 

Uyen Nguyen came to the U.S. as a refugee when she was 11. She is the owner of Nue, a Seattle restaurant specializing in international street food and a board member of several charitable organizations. 


****


Hãy cho mọi người tị nạn cơ hội theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’ như tôi


Tôi là một người Việt Nam tị nạn đến nước Mỹ 34 năm trước. Nếu như tôi đến ngày hôm nay, có lẽ tôi đã bị xua đuổi. Trong lúc chính phủ Mỹ đang chuẩn bị thông báo chỉ tiêu tị nạn thu nhận vào Mỹ trong năm tới, tôi thật lòng xót xa cho những người mẹ và trẻ em đang cố gắng hết sức tìm nơi trú ẩn an toàn và một cuộc sống an bình hơn ở xứ sở này.

Chẳng ai muốn bỏ xứ ra đi cả. Với bố mẹ tôi, đó là một lựa chọn hết sức đau lòng, nhưng họ không có cách nào khác để bảo vệ con cái. Lúc mới 10 tuổi, tôi và anh trai 15 tuổi đã trải qua một chuyến vượt biển nguy hiểm và kinh hoàng, trôi dạt trên biển Đông, trước khi được các dân chài Phi Luật Tân tử tế giúp đưa vào đất liền. Sau đó, chúng tôi tạm cư một năm rưỡi tại một trại tị nạn trong lúc mong đợi một tương lai sáng sủa hơn.

‘Giấc mơ Mỹ’ đã giúp tôi có mặt tại xứ sở này hôm nay. Giấc mơ đó càng ngày càng xa vời với rất nhiều người. Hằng bao nhiêu người Mỹ đã dang tay đón hai đứa bé bơ vơ vào xứ sở của họ và giúp chúng tôi xây dựng đời sống mới tại nơi này. Tôi và anh tôi đã trở thành công dân Mỹ, tốt  nghiệp đại học, có công ăn việc làm vững vàng, và cống hiến trở lại cho quốc gia đã đón chào chúng tôi. Tôi đã sáng lập một nhà hàng ăn ở Seattle tên Nue, chuyên về các loại ẩm thực của thế giới. Tôi có được những cơ hội hoàn toàn quá tầm tay với của nhiều người trên thế giới, kể cả các bạn và thành viên của gia đình tôi bị bỏ lại. Đó là lý ‎do tôi thật sự xót xa cho những người tị nạn và di dân ngày hôm nay.

Thành quả tái định cư người tị nạn tại Mỹ - hơn 3 triệu người từ năm 1975 đến nay – đã tạo nhiều lợi ích cho xã hội chúng ta. Người tị nạn đã vươn lên để mở các doanh nghiệp, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, đại sứ, quân nhân và giáo viên phục vụ nước Mỹ. Họ là hàng xóm, bạn và đồng nghiệp của chúng ta.

Khát vọng quan trọng khi sáng lập ra nước Mỹ là gây dựng một nơi trú ẩn an toàn cho những nạn nhân của bạo lực và đàn áp. Ngoảnh mặt với những con người này đồng nghĩa với phản bội cái khái niệm căn bản về gốc tích của người Mỹ. Trớ trêu thay, ngay khi những biến cố trên thế giới làm rất nhiều người bị phân ly khỏi xứ sở họ, chính sự phản bội này đang xảy ra.

Theo tổ chức Oxfam America, hơn 70 triệu người khắp thế giới đã bị bạo động, đàn áp và chiến tranh buộc phải rời bỏ quê hương. Chính phủ Trump đối phó với sự kiện này bằng cách đóng cửa biên giới và xua đuổi những con người khốn khổ nhất hành tinh – những người như tôi và anh tôi khi còn là tị nạn.

Những thành phần cực đoan trong nội các Trump còn toan tính cắt con số người tị nạn được cho phép nhập cư trong năm tới xuống số không, một hành động dã man và vô nhân tính phản bội l‎ại lý tưởng căn bản của quốc gia này. Từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump và nội các của ông đã làm mọi nỗ lực để quay ngược quá trình lâu dài của xứ sở này đã tiếp đón người tị nạn và di dân và cho họ chỗ trú ẩn an toàn từ những nghịch cảnh hầu hết chúng ta không thể tưởng tượng nổi.

Chúng ta đã chứng kiến chương trình tái định cư người tị nạn bị phá hoại đến mức nào. Chính phủ đã thi hành các thủ tục thanh lọc mới và các đòi hỏi giấy tờ khó khăn trong một nỗ lực cấm cản “cửa sau” để ngăn chặn người tị nạn từ một số quốc gia vào Mỹ. Trong năm qua, nước Mỹ chỉ tái định cư 28.000 người tị nạn – con số thấp nhất trong lịch sử của chương trình tái định cư người tị nạn.

Là người Mỹ, chúng ta phải duy trì sự cởi mở về tinh thần, lòng nhân ái và chính sách nhập cư đối với người tị nạn đang trốn chạy những bạo lực và đàn áp – những người tị nạn như tôi, với niềm hy vọng duy nhất là tìm được một nơi khác để sống. Nói cho cùng, chúng ta đều là con người, chỉ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể. Mong mỏi sự an toàn và một tương lai sáng sủa cho gia đình là đường chỉ xuyên qua mỗi người trong chúng ta.

Đứng ở một bến bờ an toàn mà chứng kiến cảnh người tị nạn bị chết đuối, chết đói hoặc chết khát, sự lựa chọn duy nhất của chúng ta là ném cho họ một sợi dây cấp cứu để kéo họ vào.

Uyên Nguyễn đến Mỹ ở tuổi 11. Bà là chủ nhân của nhà hàng Nue tại Seattle, chuyên về các loại ẩm thực của thế giới, và là thành viên hội đồng quản trị của vài tổ chức thiện nguyện và phi vụ lợi, kể cả PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến.

Thắng Đỗ, thành viên hội đồng quản trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến, chuyển ngữ nguyên bản tiếng Anh.




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay tranh thủ về gặp mẹ xem có chuyện gì mà nghiêm trọng thế. Sau khi nghe mẹ kể sự việc con mới biết thì ra là không có chuyện gì nghiêm trọng cả
Nơi có thể xuất hiện loại giải pháp lý tưởng như vậy sẽ là ở miền Nam, môi trường cởi mở, thiết thực, đã tiếp cận với thế giới bên ngoài từ hơn trăm năm nay
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.