Hôm nay,  

Đoạn đường thỉnh kinh

07/09/201908:45:00(Xem: 3038)

Hồ Thanh Nhã

 

      Đoạn đường thỉnh kinh

 

Đường Huyền Trang dẫn ba đệ tử

Đi Tây Trúc thỉnh kinh

Chuyến đi xuyên sơn

Qua sông qua suối gập ghềnh

Trải qua lớp lớp nạn tai

Gặp trùng trùng yêu quái

Đoàn lữ hành bền dạ bền gan

Suốt đường dài vạn dặm gian nan

Diễn viên tài năng là Lục Tiểu Linh Đồng

Thủ vai chính Tôn Ngộ Không

Chúa động Hoa Quả Sơn

Một thuở náo Thiên cung

Sau hối cải

Vâng lời Phật phò Đường Tam Tạng

Đi Tây Trúc thỉnh kinh nguyên bản

Về Trung Nguyên truyền lại nhân gian

Hai tiểu đệ là Sa Tăng –Bát Giới

Ba đệ huynh đồng hội đồng thuyền

Phò sư phụ trên đường vạn lý

Trong vai diễn

Cả ba là huynh đệ

Ngoài đời thường họ là bạn tâm giao

Buổi diển vừa xong

Họ là bạn vườn đào

Khi ăn uống lúc vui chơi họ vẫn vái chào huynh đệ

Hoàn tất cuốn phim

Họ chia tay mỗi người mỗi lối

Người đóng vai Trư Bát Giới

Một hôm lâm bịnh nặng

Gọi điện thoại hàng ngày xin gặp sư huynh

Lục Tiểu Linh Đồng còn đang bận đóng phim

Về không kịp gặp người em kết nghĩa

Trư Bát Giới mê man trong bịnh viện

Thều thào nhắn lời từ giã sư huynh

Hẹn gặp nhau lần nữa kiếp lai sinh

Lục Tiểu Linh Đồng về đến Bắc Kinh

Chỉ kịp đưa tiễn lão Trư ra nghĩa trang hiu quạnh

Cũng bùi ngùi nửa thực nửa hư

Đường thỉnh kinh dẫn đến kinh sư

Nước nhỏ Tây Lương nữ quốc

Cô Nữ vương gặp Tam Tạng lần đầu

Yêu say đắm nhà sư phong độ

Trằn trọc thâu đêm ngày ngày nhung nhớ

Cậy nữ quan mai mối se duyên

Đường Huyền Trang một dạ một niềm

Đúng bậc chân tu lòng không lay chuyển

Tôn Hành Giả bày mưu kế hiến

Thầy cứ giả vờ kết mối lương duyên

Nhờ Nữ vương đưa tiễn ngoài biên

Rồi từ chối giữa đường ranh lân quốc

Nữ vương cuối cùng đành lau nước mắt

Để người yêu trong mộng đi luôn

Vai diển vừa xong

Nữ vương trở lại đời thường

Mang hình bóng người thương trong mộng

Rồi từ đấy một mình một bóng

Nàng diển viên từ giã phim trường

Sống hiu quạnh một mình trong căn phòng nhỏ

Chờ đợi mỏi mòn

Nhà sư đi Tây trúc thỉnh kinh

Mỗi sáng đến chùa nghe tiếng mỏ tiếng chuông

Cho đến hôm nay tuổi cũng quá lục tuần

Vẫn chờ đợi người thỉnh kinh năm ấy

Hư cũng là hư

Mà thực như là thực

Trộn lẫn vào nhau trong cõi vô thường

Ai đã một lần vào bóng tối mù sương

Giống như gỡ một cuồn chỉ rối …

 

                  Hồ Thanh Nhã

  

Hành trình đi thỉnh kinh của nhà sư Đường Huyền Trang

Đường Huyền Trang ( 595-664 ) là một vị cao tăng đời Đường, tên thật là Trần Huy  ( có sách gọi là Trần Vĩ ), đi tu từ thuở nhỏ. Ngoài ra Ngài được vua Đường Thái Tôn nhận làm em, cho mang họ hoàng tộc nên thiên hạ gọi Ngài là Đường tăng hay Đường Tam Tạng vì Ngài còn thông hiểu 3 Tạng kinh là  Kinh Tạng (Sutra ), Luật Tạng (Vinaya ) và Luận Tạng ( Abhidharma ). Lúc đó Phật Giáo đã lan truyền đến Trung Hoa từ lâu. Đường Huyền Trang nhận thấy những kinh sách nầy nguyên bản bằng tiếng Phạn do các thương nhân mang về qua những chuyến buôn bán đến các nước vùng Trung Á. Kinh sách được in ấn từ nhiều nước khác nhau, bản dịch ra tiếng Trung Quốc cũng không đồng nhất, nhiều đoạn có nghi vấn không biết tra cứu ở đâu. Vì những lý do trên nên nhà sư Trần Huyền Trang quyết định đích thân đi Tây Trúc thỉnh kinh sách nguyên bản vế Trung Quốc dịch lại. Ý định trên được vua Đường Thái Tôn và các quan lại trong triều hoan nghinh vì họ cũng có những nghi vấn tương tự nhà sư Trần Huyền Trang.
 
Vua Đường triệu Huyền Trang vào triều, phong nhà sư làm ngự đệ, cho mang họ hoàng tộc tức Đường Huyền Trang. Ngoài ra nhà vua còn cấp lộ phí và Quốc thư cho nhà sư mang theo trình cho các nước duyệt khán trên đường đi.  Năm 628 nhà sư Đường Huyền Trang một người một ngựa men theo con đường tơ lụa mải miết đi về hướng Tây tầm sư học đạo. Ngẩm nghĩ lại chắc nhà sư không thể đi một mình, ít ra cũng phải có vài ba người tùy tùng đồng hành để khuân vác hành lý, lương thực, nấu nướng, tạp dịch … trên đường đi hàng vạn  dặm xa. Chuyện nầy xét ra hợp lý hơn là chuyện về 3 đệ tử thần thông biến hóa của Đường tăng là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng,  mà nhà văn Ngô Thừa Ân vào giữa  thế kỷ thứ 16 dưới triều nhà Minh  hư cấu thành bộ truyện Tây Du Ký. Nhưng điều chắc chắn là đám tùy tùng nầy phải có sức mạnh hoặc giỏi võ nghệ mới có thể theo bảo vệ nhà sư trên đường dài đầy bất trắc, trộm cướp. . giống như một toán bảo tiêu.  


 
Vua Đường phái đi thỉnh kinh xa, chắc phải nghĩ đến chuyện an ninh lộ trình cho  nhà sư. Đường Huyền Trang đã đi trên 5 vạn dặm đường, vượt qua bao nhiêu ngọn núi cao, sông dài, thác ghềnh, sa mạc …vô cùng gian khổ. Cuộc hành trình kéo dài trên 2 năm trời, vượt qua các nước như : Mông Cổ, Tây Vực ( tức Tân Cương ), Thổ Nhỉ Kỳ, Afghanistan. .mới tới được Ấn Độ. Đi tới đâu Ngài cũng tìm cách thuyết giảng Phật pháp. Nhờ vậy phong trào Phật giáo vùng Trung Á có cơ hội phát triễn. Trong bộ ký Đại Đường Tây Vực Ký , nhà sư có kể về 2 pho tượng Phật điêu khắc trên núi đá vào thế kỷ thứ 6 ở Afghanistan . Sau nầy 2 pho tượng nầy đã bị phong trào Hồi giáo cuồng tín  Taliban phá hoại, nay đang được Liên Hiệp Quốc phục chế lại.

Tới Ấn Độ, Đường Huyền Trang tìm đến Phật học viện Nalanda để học kinh kệ và được vị cao tăng tại đó  là Giới Hiền đại sư nhận làm đệ tử và tu học ở học viện nầy nhiều năm sau đó. Đến khi thấy việc tu học đã viên mản, sư Trần Huyền Trang xin sư phụ cho trở về Trung Quốc . Có nghĩa là từ khi ra khỏi nước và đến khi Ngài trở về là 17 năm trời. Khi ra đi, Ngài mới có  33 tuổi và khi trở về Ngài được 50 tuổi. Lúc trở về Ngài mang theo 657 bộ kinh nguyên bản bằng chữ Phạn. Đường Huyền Trang đã để lại hậu thế một tập sử liệu quý giá là tập Đại Đường Tây Vực ký gồm 12 quyển. Trong bộ bút ký nầy Đường Huyền Trang kể lại tỉ mỉ về địa lý, lịch sử xã hội, tập quán, tình hình Phật giáo của 110 nước lớn nhỏ mà Ngài đã đi qua. Đây là một bộ sử liệu quan trọng về các nước Trung Á và Ấn Độ thời cổ xưa. Bộ ký nầy còn là kim chỉ Nam sau nầy  cho các  đoàn thương nhân từ Trung Quốc đến Ấn Độ dọc theo con đường tơ lụa.
 

Về đến Trung Quốc, Ngài được vua Đường Thái Tôn đón tiếp trọng thể và lưu lại kinh đô để lo dịch thuật các bộ kinh mang về. Trong ngày tái ngộ giữa vua Đường và nhà sư trở về từ Tây Trúc, nhà vua đã xa giá ra khỏi kinh đô Tràng An 10 dặm để chở đón Đường tăng và đoàn lạc đà chở kinh trở về. Điều đó nói lên sự trọng vọng của nhà vua đối với Đường tăng và thành quả sau chuyến thỉnh kinh của Ngài . Cuộc gặp gở giữa 2 con người xuất chúng đó diển ra ở một trạm quán bên đường với nghi thức rất long trọng của triều đình. Một bên là vị vua anh hùng xuất chúng đã lừng lẩy chiến chinh thống nhất thiên hạ sau mấy chục năm dài loạn lạc cuối đời vua nhà Tùy. Còn một bên là một nhà sư dành trọn đời cho đạo pháp, kiên gan bền chí vượt qua 5 vạn dăm đường đầy khó khăn, nguy hiểm, đem về nước trọn vẹn tinh hoa Phật pháp để phổ độ chúng sanh. Thật là một cuộc gặp gỡ còn để lại tiếng thơm cho lịch sử văn hóa Phật giáo Trung Hoa cho mãi đến tận ngày nay, hậu thế vẫn còn nhớ ơn 2 người kiệt xuất nầy.
 
Ở lại một ngôi chùa lớn ở kinh đô, Đường Huyền Trang đã dành trọn quảng đời còn lại để lo việc dịch thuật kinh kệ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc. Cứ xem bộ Bát Nhã bằng chữ Phạn mà Ngài tóm lược gọn lại thành Bát Nhã Tâm Kinh với 260 chữ chứa đựng hết ý cốt lõi của toàn bô 6 trăm quyển  kinh nguyên bản, mới thấy tài trí siêu việt về Phật học của sư Đường Huyền Trang. Cũng nhờ Tâm kinh nầy, nhiều đệ tử Thiền học sau nầy đã ngộ đạo. Thật đúng là một tinh hoa bậc nhất của Phật Giáo Trung Quốc vậy.  Ngài mất năm 664 hưởng thọ 69 tuổi. Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài kinh sách đồ sộ. Cũng nhờ công đức của Ngài mà Phật Giáo đời Đường trở thành cực thịnh và lan truyền sang các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam …

                           



 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.