Hôm nay,  

Cái Thấy, Biết Bọn Chúng Mình Có Bệnh

22/08/201900:00:00(Xem: 2420)

Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe: “Mắt bồ câu”, “Mắt hạnh nhân”, “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”… Còn trong văn chương thì ví nào là:” Mắt xanh má phấn”, “Mắt đẹp mày xinh”… cho đến cao độ của cái đẹp là:”Mắt biếc”!

 Đôi mắt có vị trí quan trọng trên gương mặt con người, nhìn vào đôi mắt ít nhiều cho chúng ta biết con người ấy thế nào, hoặc là thanh hay đục, hoặc là sáng hay mờ, hoặc giả thật thà hay gian trá… Mới đầu gặp nhau đôi mắt cũng cho chúng ta biết người đối diện ấy nồng hậu hay hững hờ, ân cần hay lơ đãng thậm chí đắm đuối hay bất cần…Cái ấn tượng gặp nhau ở phút ban đầu quan trọng lắm, đôi khi quyết định cả mối quan hệ về sau. Thế gian có nhiều người kém phước, sanh ra sáu căn khiếm khuyết, những người đầy đủ sáu căn kể cũng có phước lắm rồi, những người phước báo lớn hơn nữa thì sáu căn rõ ràng, trong sáng, thanh tú và rất diệu dụng.

 Thông qua tai- mắt mà tiếp xúc với thế giới bên ngoài, rồi từ thế giới bên ngoài laị tác động vào bên trong nhưng có một điều rằng: Nhà đạo bảo cái thấy, cái biết có bệnh, cái thấy, cái biết của phàm phu, của bọn nhị nguyên. Sở dĩ như vậy bởi vì cái thấy, cái biết thông qua tai- mắt của chúng ta quá hạn hẹp, quá nhỏ bé, quá phiến diện và thiên lệch theo cái tâm đầy vọng tưởng.

 - Thuở Khổng Tử còn lưu vong khắp các nước, có lần thầy trò đói quá và được người ta tặng ít gạo nấu cơm, khi chia phần thì Nhan Hồi không ăn. Khổng Tử hỏi sao thì y thưa: Lúc mở vung, một cơn gió làm rớt cát bụi vào nồi nhưng không dám hớt bỏ sợ mang tội nên con ăn phần đó, giờ con không ăn nữa. Khổng Tử giật mình hối hận than:” Chính mắt ta thấy mà còn hồ đồ không rõ sự việc, chút nữa thì ta kết tội oan cho ngươi rồi!”

 Cái thấy, cái biết thông qua mắt- tai của chúng ta quá thô nên nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy, nghe thế nhưng không phải thế! Khi cái tâm ta thích gì thì cái nhìn sẽ hướng về đó, rồi thêm thoắt, rồi tưởng tượng thêm, xấu thành đẹp, dở thành hay, bậy cũng thành đúng; còn khi tâm ghét thì sẽ ngược laị. Giả sử có người thích xem những cảnh bạo lực, tình dục… rõ ràng đó là xấu, không tốt nhưng vì thích nên bao biện bằng mọi lý lẽ, thậm chí còn cho là hay với những luận cứ bịa thêm ra.

 Con người chỉ có nhục nhãn, thiếu hẳn bốn thứ nhãn kia nên nhìn rất hạn hẹp, phiến diện, cục bộ… Phật dùng tỉ dụ năm anh thầy bói mù xem voi để ví cho cái thấy, cái biết bị bệnh của chúng ta. Năm người mù, mỗi người sờ một phần của con voi nhưng ai cũng cho là mình biết cả con voi,  ai cũng cho là mình đúng người khác sai rồi dẫn đến bất đồng, cãi cọ và thậm chí ẩu đả nhau. Bọn chúng mình chắc ai cũng đã từng đọc qua hay xem phim Tây Du Ký rồi. Khi Tam Tạng gặp chùa Lôi Âm là lập tức lễ lạy nhưng Ngộ Không thì không vì Ngộ Không biết đó là chùa giả, đồ giả. Tam Tạng chỉ có nhục nhãn nên mới vậy. Cũng vì nhãn- nhĩ có bệnh nên cái thấy- cái biết của Tam Tạng có bệnh khiến cho Tam Tạng liên tục sa vào những tai nạn, khiến cho Ngộ Không phải nhiều lần khổ sở vì giải cứu sư phụ laị vừa bị sư phụ trừng phạt! Vì bọn mình mắt- tai có bệnh, cái thấy- cái biết có bệnh nên Phật mới thị hiện ra đời để mà độ sanh, để mà chỉ ra con đường tỉnh thức, con đường giác ngộ.

 Mắt- tai có bệnh nên thấy mắt biếc má đào là mê, nào đâu hay rằng đó cũng chỉ là máu mủ, là đất- nước-gió- lửa duyên hợp laị mà thôi! hoặc giả biết nhưng vì cái thấy- cái biết có bệnh nên chỉ biết suông chứ chẳng chịu làm gì để tỉnh ra hay thoát khỏi mê hồn trận của sắc tướng, âm thanh. Cái thấy – cái biết có bệnh vì chịu sự sai xử của cái ý thức, cái tâm. Mắt – tai có bệnh nên luôn cho mình là phải người là quấy, ngông cuồng, tự cao, tự đaị. Cái thấy- cái biết có bệnh mà laị có quyền lực trong tay thì càng kinh khủng lắm! hại người, haị vật, haị môi trường, haị nước non…

 Chuyện kể rằng: Ở cái quốc gia nọ sau cuộc chiến có ông tướng của triều đình ghé thăm và cũng để thám thính thầy. Y huênh hoang tuyên bố: Sức mạnh trong tay ta, thuận ta thì sống chống ta thì chết; Theo ta sống có chỗ theo giặc chết không mồ”. Thầy cười nhưng giọng rành rẽ:” Tôi chẳng theo ai cũng chẳng chống ai. Tôi cứ theo trung đạo mà đi.”. Tay tướng võ biền laị khinh khỉnh:” Tôn giáo các ông là thuốc phiện vô tích sự. Thần Phật, nhân quả, luân hồi niết bàn, địa… là chuyện mơ hồ, hão huyền ta không tin, ta chỉ tin những gì mắt thấy tai nghe! Thầy tủm tỉm, ung dung nhưng mạch lạc: “Ông có thấy những làm sóng vô tuyến chăng? Ông có nghe những làn sóng âm vượt qua ngưỡng nghe được của tai người chưa? Chúng tưởng không nhưng laị là có, là hiện hữu đấy! Y cứng họng không đáp được, thế đấy! cái thấy-cái biết có bệnh mà cứ ngỡ mình là đúng, là trí tuệ rồi laị dùng sức mạnh bạo lực buộc mọi người phải bệnh theo. Vì vô phước, vì nhơn duyên chi ấy mà mọi người phải chịu cảnh áp bức này. Chuyện ăn-mặc, nói năng, suy nghĩ, hành động…đều phải theo cái thấy cái biết của kẻ đang nắm quyền kia, thế là địa ngục! Địa ngục hiện tiền đâu phải chết mới thấy. Địa ngục có trên trần gian, ở những nơi mà kẻ nắm quyền đang buộc mọi người theo cái-  thấy biết bị bệnh của bọn họ chứ đâu cần phải chết mới thấy địa ngục. Địa ngục ngay trong đời sống này chứ đâu phải ở biên địa, hay không du.

 Ở cái cõi này ngoài con người và sinh vật ra còn có vô số phi nhân và những chúng sanh không có sắc tướng. Chúng ta chỉ có nhục nhãn mà không có thiên nhã, pháp nhãn…nên không thể thấy được những chúng sanh kia. Vì  cái thấy- cái biết có bệnh nên cho là không có, nhất là những người duy vật.

 Hồi Thế Tôn còn taị thế, ngài Mục Kiền Liên sau một đêm ngồi thiền ở bãi tha ma bèn thưa với Phật: “bạch đức Thế Tôn, đêm khuya con thấy có những hình nhân bụng to cổ nhỏ cứ cầm gậy đập mấy cái mả và than khóc”. Phật mới bảo:” Đó là ngạ quỷ, khi còn sống họ là người quá tham lam, bỏn sẻn và bao tính xấu khác nên khi chết là đoạ làm quỷ đói. Chúng than khóc vì cái thân một thời mà tâm phải đoạ dài lâu. Các ông chỉ có nhục nhãn, chưa có ai chứng thiên nhãn nên ta không nói!

 Thế đấy! không nghe, không thấy, không biết không có nghĩa là không có. Cái thấy, cái biết có bệnh nên cứ ngỡ là mình giỏi, mình lành, mình hơn người…

 Cái mắt- cái tai bọn chúng mình có bệnh, cái thấy- cái biết đaị đa số con người ở thế gian này có bệnh. Có những ông đạo dẫn dắt tín đồ bằng cái thấy- cái biết sai lệch, có bệnh quả thật là người đui dắt người mù. Có những chính thể, học thuyết có bệnh laị dẫn dắt con dân quốc gia ấy đi vào con đường lụn baị. Cái thấy- cái biết của bọn chúng mình là cái biết nhị nguyên,  đối đaĩ… nên luôn phân biệt: Đúng – sai, phải- quấy, tốt - xấu… chỉ thấy ở bề mặt cạn cợt mà không thể thấy được bản chất.

 Có viên cảnh sát bắn chết một người khách, chợ búa, láng giềng xôn xao cho là ác, là vi phạm quyền con người… mà đâu biết rằng trong người anh ta toàn thuốc nổ chuẩn bị cho nổ tung cái chợ này. Có cô gái bán thân, người ta dè biểu, chê bai, kỳ thị: Đồ làm gái, hư thân… mà đâu biết mẹ cô ta bị ung thư cần có tiền để chữa bệnh. Có những người giàu sang, quanh năm ăn nhậu, chơi bời, sống hoan lạc… Những tưởng là thành phần ưu tú, làm đẹp xã hội, nào ngờ laị là những kẻ ích kỷ cùng cực, ăn hết bao nhiêu động vật hoang dã, hút xách, rượu chè…làm băng hoại xã hội! những cái ngỡ là xấu laị hoá hay, đẹp; những cái tưởng là đẹp laị ra xấu xa… chao ôi cái biết bị bệnh của bọn nhị nguyên này!

 Trần gian này có bao nhiêu gã du tử vì mắt, tai có bệnh nên mê mắt biếc má đào, mê âm thanh đầy dụ hoặc… Để rồi  lầm lỡ trên đường đời, lạc loài trên đường tình, lui sụt trên đường đạo. Chao ơi, cái thấy- cái biết bị bệnh thì làm sao có thể nhìn thấu được bây giờ?

 

 Ất Lăng thành, 7/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.