Hôm nay,  

Cà phê Colombia trong dãy núi Andes

15/08/201907:50:00(Xem: 3661)
Cà phê Colombia trong dãy núi Andes
 
Trịnh Thanh Thủy

 

Có nhiều danh ngôn nói về cà phê, nhưng có một câu nói của một tác giả vô danh làm tôi thích đó là "Người ta thường nói tiền không mua được hạnh phúc. Họ nói dối. Tiền mua được cà phê. Cà phê khiến tôi hạnh phúc". Buổi sáng thức dậy, với tôi, một ngày làm việc của tôi không thể bắt đầu nếu không có tách cà phê. Cà phê làm tôi tỉnh người, hương vị của nó khiến đầu óc tôi tỉnh táo và cỗ máy con người mới thực sự khởi động khi ngấm vào dòng nước nâu thơm đó. Tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều học sinh ngồi học bài trong các quán cà phê Starbucks cả ngày mà có em không mua một ly cà phê nào vì không có tiền. Các em bảo "Ngoài free internet, mùi cà phê quyện thơm lừng trong ấy làm các em tỉnh ngủ". Dài dòng hơn, để tỉnh ngủ, tôi kể bạn nghe một câu chuyện về cà phê và cách ứng xử trong cuộc sống, rất thú vị.

 
blank

 Cây cọ sáp cao 200 feet vùng thung lũng Cocora -Ảnh của tác giả

 blank

Thuyết trình viên dẫn giải Tour Cà Phê -Ảnh của tác giả

 

"Hạt cà phê, củ cà rốt và quả trứng". Có một cô gái đến thăm mẹ và than thở về đời sống cô bây giờ trở nên khó khăn khiến cô mệt nhoài, thấy chán và muốn từ bỏ cuộc sống. Mẹ cô dẫn cô ra nhà bếp và bỏ lên bếp một nồi nước. Bà bỏ vào đấy 1 củ cà rốt, 1quả trứng và 1 nắm hạt cà phê. Khoảng 20 phút sau, bà vớt ba thứ ra để trên đĩa. Bà trao củ cà rốt cho cô bảo bẻ ra và hỏi cô cảm nhận củ cà rốt thế nào. Cô bảo "mềm". Bà lại vớt quả trứng bóc vỏ và hỏi ý kiến cô, bên trong ra sao, cô nói quả trứng được luộc nên bên trong giờ cứng hơn. Bà rót nước trong nồi ra ly   đưa cô nếm, cô cười, khen cà phê thơm quá. Bà giảng giải: Cả 3 thứ được đưa vào cùng một môi trường, một nhiệt độ, củ cà rốt trở nên mềm yếu. Quả trứng, bên trong từ chất lỏng biến thành cứng cáp, trong khi cà phê thì quyện vào nước cho ta một thứ nước thơm tho. Vậy trong một môi trường sống, con chọn thành củ cà rốt, yếu đuối dễ gãy, một quả trứng cứng cáp hơn để chống chỏi với đời nhưng trái tim thành cay đắng và vô cảm hay hoà quyện vào đời sống để trở nên một thứ nước cà phê  thơm tho và sống hạnh phúc.

Có thể nói câu chuyện như một ngụ ngôn về đời sống khuyên dạy con người trong cách ứng xử rất thú vị và có liên quan tới cà phê.

 blank

Du khách đang trải nghiệm hái cà phê -Ảnh của tác giả

 blank

Hạt cà phê lên mầm -Ảnh của tác giả

 

 

Tôi được một người bạn mê cà phê đến độ rủ tôi đi Colombia để xem xứ cà phê nổi tiếng này họ trồng trọt ra sao. Tôi nghe lạ và tò mò nên đồng ý tháp tùng chị lên đường viếng xứ cà phê dù nghe nói nơi đây có nhiều biến loạn chính trị, bạo lực lẫn ma túy.

Sau khi viếng thủ đô Bogota, chúng tôi bay tới thung lũng Cocora nơi có những cây wax palm (cọ sáp) cao nhất thế giới tới 200 feet. Vùng lũng xanh này thuộc Los Nevados National Park nơi có rất nhiều cây cọ sáp cao ngất ngưởng mà người ta dùng sáp của nó để làm đèn cầy. Xa xa là triền núi Andes của Nam Mỹ, cao khoảng 6 ngàn feet, một trong những dãy núi dài nhất thế giới. Đó cũng là khu vực trồng cà phê lâu đời có quy mô rộng lớn với chất lượng tốt lẫy lừng, còn có tên gọi khác là “Tam giác cà phê”. Không giống những vùng núi khác, nơi này đậm chất màu mỡ của đất núi lửa, lại mưa nhiều nên cà phê được canh tác thành nhiều mùa. Vì không có con đường tắt nào qua những lối đi bụi bẩn bắt chéo qua các sườn núi dốc đứng, người công nhân không thể dùng bất kỳ phương tiện nào, mà họ phải leo bộ lên triền cao để chăm bón cho những cây cà phê đến độ chín trái mọng đỏ. Bên cạnh đó là vòng đai núi lửa, không biết sẽ phun trào vào lúc nào.

 

Chúng tôi ghé ngủ đêm ở một Resort để sáng hôm nay đi thăm sớm một nông trại trồng cà phê trong vùng Armenia. Tour cà phê dài đến nửa ngày được tổ chức rất chu đáo, có lớp lang, có người hướng dẫn và du khách thăm viếng được chia ra từng nhóm, độ khoảng mười mấy người một nhóm. Câu chuyện cà phê tour được bắt đầu từ lúc gieo hạt cho tới khi thành thức uống thơm lừng trong chiếc tách cà phê cho mọi người nếm thử. Khách được nghe thuyết trình, hướng dẫn, thay quần áo công nhân để trải nghiệm việc hái cà phê và chụp hình, coi show ..v..v…

 

Người thuyết trình viên bắt đầu dẫn du khách vào trang trại, nơi có những dãy cà phê xanh ngát trồng xen lẫn với các hàng chuối cao nặng trĩu quả. Trong một giọng Anh Ngữ thông thạo, anh ta nói về độ cao, địa hình, và tính chất đất cát trồng trọt đặc trưng của Colombia. Những hạt cà phê được gieo lúc nào, nở hoa ra sao, trải qua những tiến trình chăm bón rất công phu. Cà phê được trồng và thu hoạch quanh năm, nhưng mùa thu hoạch chính từ tháng 10 đến tháng 3. Do đó, tôi có cơ duyên thấy được hoa cà phê nở trắng tinh tuyền bên cạnh những trái cà phê đỏ chín mọng trông thật đẹp mắt. Ngược lại, ở Tây Nguyên Việt Nam cuối tháng 11 cho tới cuối tháng 4 mới là thời gian hoa cà phê nở trắng muốt, tinh khôi trên bạt ngàn những cánh đồng của thủ phủ cà phê VN.

 

 

Anh ta cũng nhấn mạnh về năng lượng sản xuất cà phê của Colombia đứng thứ ba thế giới sau Việt Nam đứng thứ nhì và Brazil thứ nhất. Với khí hậu và điều kiện có được Colombia là quốc gia duy nhất sản xuất hạt cà phê Arabica 100% chế biến ướt.  Hạt cà phê Arabica có tính axit vừa phải, có vị chua xen lẫn vị ngọt, mùi hương quyến rũ đặc trưng, dễ nhận biết nhất vùng Nam Mỹ. Ngược lại, phần lớn hạt cà phê trồng ở Tây Nguyên VN là Robusta, ưa nắng, trồng ở đồi núi thấp, có mùi thơm dịu, nhiều vị đắng hơn.

 
blank

Đơm hoa và kết trái -Ảnh của tác giả

 blank

 Máy rang cà phê -Ảnh của tác giả

 blank

 Đồi trồng cà phê -Ảnh của tác giả

 

Colombia có hơn 600.000 trang trại, chủ yếu là các trang trại nhỏ của các gia đình có diện tích dưới 5 mẫu nằm trên các ngọn đồi ở độ cao 1.200 đến 2.000 mét trên mực nước biển.

Khi cà phê chín rộ, người công nhân phải hái bằng tay nên các nông trại cần rất nhiều công nhân phần lớn đến từ Venezuala. Du khách được mặc áo công nhân, đeo vào cái giỏ nhựa đi hái cà phê để thử nghiệm cuộc sống nông trại. Du khách được chỉ bảo trái cà phê chín tới độ nào có thể hái được. Sau 15 phút trải nghiệm người hướng dẫn tuyên bố kết quả số hạt cà phê mỗi du khách hái được chỉ tương đương với khoảng lương vài xu một ngày. Mà số trái du khách hái rất lộn xộn, có trái chín rồi, trái chưa tới độ chín ..v..v… Khi được hỏi số lương công nhân hái cà phê được trả là bao nhiêu anh ta không tiết lộ mà chỉ trả lời một cách thật thà "rất rẻ". Cứ 200 kg trái cà phê tươi sản xuất được 30kg hạt cà phê rang xong sẵn sàng để uống.

  

Trái cà phê được hái xong phải được chọn lựa phân loại rồi cho lên men, rửa sạch, phơi khô, và đem rang đều được trình bày cặn kẽ cho du khách xem. Anh nói cách rang của Colombia rất cẩn thận chỉ vừa chín tới và quan trọng nhất là không để cháy nên cà phê không có vị đắng. Có 3 loại hạt rang, trung bình, quá lửa và rang cháy. Anh ta chỉ trích loại cà phê mà Starbucks dùng là loại rang cháy, mất hết mùi hương chỉ còn lại vị đắng mà giá bán rất cao so với cà phê Colombia. Thật ra Starbucks trộn hai loại hạt Arabica và Robusta nên cà phê có vị đắng. Khách hàng ưu thích cà phê Starbucks có lẽ tại Starbucks rất sáng tạo. Họ luôn tìm cách pha trộn cà phê với nhiều thứ hay mùi vị khác nhau khiến ly cà phê trở nên đa dạng thoả mãn được nhu cầu của từng loại khách hàng khác biệt. Người ta vào Starbucks không chỉ để uống cà phê mà họ còn thưởng thức các thứ bánh và thức giải khát khác, cũng như không khí và nơi chốn trang nhã, ấm cúng của cửa hàng.

  

Sau đó khách dự Tour được uống và thử cà phê của nông trại anh làm, nhưng chỉ có cà phê nguyên chất và đường, vì dân Colombia không cho sữa hay cream vào cà phê ngoài đường.

Gần cuối Tour, khách được mượn quần áo công nhân hái cà phê để chụp hình nơi nhà kho của trang trại hay vài cảnh trí dựng sẵn. Theo tôi có lẽ mục này vui nhất vì ai cũng hí hửng chạy ra chạy vào thay quần áo xong í ới gọi nhau chụp hình cả nhóm hoặc selfie tới tấp.

Tour của chúng tôi có bao ăn trưa ở trang trại với các món ăn bình dân của xứ Colombia, gồm trứng chiên, cơm, thịt và một lát trái bơ, một lát chuối chiên. Nếu bạn đọc có dịp ghé thăm Colombia, đừng quên tham gia một Tour đi xem các nông trại trồng cà phê nhé, rất thú vị các bạn ạ.

 

Trịnh Thanh Thủy thực hiện

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.