Hôm nay,  

Gheorghe Zamfir Và Bài Ai Ca ‘Mục Tử Cô Đơn’

16/07/201900:00:00(Xem: 3846)
Trước tiên xin được có vài lời giới thiệu về nhạc sư được tôn làm bậc sư về sáo Pan Flute – xin được nói về loại sáo này ở phần sau – thường được biết qua tên Zamfir.  Ông sinh năm 1941 tại ở xứ Romania, Đông  u.  Khởi đầu ông muốn trở thành nhạc sĩ đàn xếp accordion. Năm 14 tuổi ông bắt đầu học chơi sáo pan flute tại Trường  m nhạc Đặc biệt ở Bucharest.  Sau đó ông theo học tại nhạc viện Ciprtan Porun bescu.  Hiện nay ông sống và dạy pan flute tại Bucharest, thủ đô của Rumania.  

Zamfir đến với khán thíng giả khi được nhà nghiên cứu về nhạc dân tộc người Thụy sĩ tên M. Cellier tìm gặp.  Celler nghiên cứu rất sâu và rộng về dân nhạc Romania trong những năm của 1960.  Nhà soạn nhạc V. Cosma giới thiệu Zamfir đến các quốc gia Tây phương lần đầu tiên năm 1972,  như là một tay sáo sô-lô cho nhạc của mình soạn  trong phim Le grand blonde avec une chaussure noire và Zamfir thành công cho đến nổi từ đó, ông chơi sô-lô trong các nhạc phim soạn bởi những soạn nhạc gia danh tiếng như Francis Lai, Ennio Morricone và nhiều ngừơi khác.  Trong các mục quảng cáo thương mại trên TV , ông được giới thiệu là “ Zamfir, Bậc thầy của sáo Pan Flute”.  Ông là người giới thiệu nhạc cụ dân tộc đến khán thính giả hiện tại và có công làm loại sáo cổ này sống lại từ quá khứ.

Năm 1966, Zamfir đựơc chỉ định làm nhạc trưởng cho dàn nhạc danh tiếng nhất của Romnania nhằm đi lưu diển ở ngoại quốc.  Sau đó ông rời dàn nhạc này để lập ban nhạc nhỏ cho mình gồm năm nhạc sĩ có đẳng cấp hàng đầu.  Ông thực hiện một tham vọng lớn khi nhóm nhạc của ông kết hợp vợi ban đồng ca và dàn nhạc giao hưởng .  Ông làm ‘cách mạng’ trong các thính phòng hoà nhạc với những trình diển mạnh dạn.  Có người nhận xét là giai đoạn này uyi ngắn nhưng là đỉnh cao của nghề âm nhạc của ông. Năm 1977  ông thu âm bản “ Mục tử cô đơn” với nhạc trưởng James Last và đã đưa danh tiếng ông lên hàng thế giới và chuyển thể âm nhạc của ông trở thành đa dạng, khi thì có tính cách cổ điển thính phòng, lúc khác thì là nhạc êm dịu và nhạc pop phổ thông.

Zam fir tiến vào thế giứi của Tây phương khi chương trình về nhạc tôn giáo của đài BBC tên : “ The Light of Experience” -  Ánh sáng của Kinh nghiệm – thu nhận bàì “ Doina De Jale”  , một bài ai điếu cổ truyền của Romania làm chủ đề.  Sau đó nhờ sự ưa chuông của công chúng mà bài này leo lên được hạng tư Ở Anh quốc.  Sau đó là thành công của ông ở Nam Phi và nhiều bài nhạc khác  ở Canada.  Sau gần một thập niên vắng mặt, Zamfir trở lại Canada năm 2006 để làm một tua trình diển ở bảy thành phố với ban ngủ cầm Traffic Strings với nhạc phẩm Four Seasons của nhạc sĩ Vivaldi bằng PanFlute  cùng hoà tấu với ban ngủ cầm, được soạn bởi Jucian Moraru theo thể loại nhạc jazz.

Năm 2012, Zamfir biểu diển tại buổi lể khai mạc của Cuộc Đại Hội Ramsar thứ 11 tại Cung điện Quốc hội tại Bucharest, Romania.  

Một trong những trình tấu nổi danh nhất của ông là bài “ Mục tử cô đơn” do nhạc trưởng James Last viết và Zamfir cùng trình tấu.  Xin được nói qua về nhạc phẩm nổi tiếng này.

Bài nhạc “Mục tử cô đơn” hay The Lonely Shepherd” do James Last viết lần đầu tiên ra mắt do nhạc sĩ sáo PanFlute người Romania diển tả. Lúc đầu, tựa bài nhạc cho một dĩa nhựa không bao giờ được ra mắt của James Last cho đến năm 1977 mới đựơc xuất hiện trong dĩa Russland Enrinnerungen cuả J. Last.  Cùng trong năm này, bài nhạc được thu vào dĩa đơn và đựơc xắp hạng thứ 22 tại Đức.  Với lần thu âm này, Zamfir thành công và nổi danh trên quốc tế.  Bài nhạc này được thịnh hành mãi cho đến ngày hôm nay và được nhiều nhạc sĩ trình bày, trong đó có tay sáo điêu luyện PanFlute người Nam Mỹ, tên Leo Rojas trình tấu và được trúng giải Thi Tài Năng trên TV năm 2011 – đọc qua lời ca cuả bài ta thấy tiếng kêu than của người mục tử trong cảnh cô đơn, khi thời tiết và môi trường lại khắc nghiệt không biết kêu gọi, tâm tình với  ai ngoài với Thượng đế. Nhưng có lẽ khi nghe bài nhạc được trình tấu qua tiếng saó Pan Flute , nhất là của Zamfir, ta mới cảm nhận được hết niềm thống khổ trong cô đơn này của người mục tử.  Các bạn có thể vào YouTube, bấm : Zamfir, the lonley shepherd để thưởng thức trọn bài nhạc qua tài diển tả xuất thần của Zamfir.

Giờ xin nói qua về lọai sáo tên Pan Flute.

PanFlute – còn được gọi là panpipes hay syrinx -  là một trong những nhạc cụ dưạ trên nguyên tắc  ống bịt kín ở một đầu, gồm nhiêù ống sáo, từ dài tới ngắn,  nhỏ kết dính lại bởi dây đan lại.  Nhiều dạng sáo lọai này đã từ lâu là nhạc khí dân gian.  Ống sáo thường đựơc làm bằng tre, cỏ ống điạ phương.  Hiện nay người ta còn dùng cây, nhựa , kim loại hay ngà để làm.

Pan flute được đặt tên theo theo tên vị thần Hy lạp là Pan -  đầu người mình ngưạ - thần của thiên nhiên và các mục tử .  Theo thần thọai Hy lạp thì Syrinx, một Nữ Thần mộc lâm.  Để tránh sự đeo đuổi say mê mình của thần Pan, nàng tự biến thành cỏ ống . Thần Pan bèn cắt một vài cọng cỏ ống, kết chúng lại song song với nhau tạo thành một nhạc khí có âm thanh du dương.  Ngừơi Hy lạp thời cổ gọi nhạc khí này là Syrinx để tôn xưng Nữ thần Syrinx và tên Pandean hay Panflute cho thần Pan.  Nhạc khí này đựơc dành chự bởi ngưừi Etruscans đa số ở nơi đồng nội  va sau đó là người La mã trong dịp lễ lộc, quan, hôn và tang tế.

Panflute được bịt kín một đầu và âm vực có thêm bát độ thấp hơn  loại sáo thường.  Theo cách thông thừơng,  loại sao này ở vùng Nam Mỹ thì khi chỉnh âm, người ta cho một viên sỏi nhỏ hay một hột bắp vào lỗ sáo.  Còn loại sáo hiện nay thì dùng sáp ong vo tròn để chỉnh âm.  Người ta còn dùng cao su hay nút chai để chỉnh âm.

Khi chơi panflute, ta thổi hơi dọc xuống  ống sáo  và thổi lướt vào mép ống sáo.  Lọai panft của người Romanians có hình cong, dán dính vào nhauu rất dễ cho ngừơi chơi đổi nốt nhạc.  Panflut còn chơi được nốt thăng và nốt giáng bắng cách thay đổi vị thế của sáo và cử động của xương hàm khi thổi.  Một nhạc sĩ điêu luyện có thể chơi bất cứ bản nhạc nào và ở bất cứ âm giai nào.

Ở Lào và Thái có loại sáo gọi là wot dùng trong dân nhạc.  

Nếu có dịp, xin bạn vào youtube để xem màn trình diễn panflute của nhạc sư  G. Zamfir bài “ Mục tử cô đơn” với dàn đại hoà tấu lộng lẫy của nhạc trưởng lừng danh thế giới André Rieu để cùng rung động đến rới lệ với hàng ngàn thính giả. Rất mong.  

Nguồn:
wikipedia.or/Gheorghe _Zamfir

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác, ngó bộ rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Ông kể lại mẩu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài
Việt Nam cãi lý rằng “quyền con người không thể cao hơn chủ quyền”, nhưng lợi dụng “chủ quyền” để đàn áp dân chủ và xây dựng chế độ độc tài một đảng cầm quyền là chống lại quyền làm người của công dân...
Chuyện gì phải xảy ra, đã xảy ra. Hôm thứ Tư 23/8 vừa qua, chiếc phi cơ phản lực chở Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu công ty quân sự tư nhân Wagner, cùng bộ chỉ huy của ông ta đang trên đường từ Moskva đi St. Petersburg (nơi đặt đại bản doanh của Wagner) phát nổ trên không trung, và tất cả mọi người trên phi cơ, kể cả phi hành đoàn, đều tử nạn...
Trong phần lời tựa của cuốn Bố Già, bản Việt ngữ, dịch giả Ngọc Thứ Lang còn cho biết thêm đôi điều lý thú khác nữa: “Nhiều tư liệu gần đây về Mafia và ‘The Godfather’ cho chúng ta biết rằng nhân vật ‘Bố Già’ ngoài đời chính là Don Vito Cascio Ferro, một trong những thủ lĩnh quan trọng đầu tiên của giới Mafia Ý di cư sang Mỹ. Nhưng đối với bạn bè, thân quyến, ‘Bố Già’ gần như là một đấng toàn năng có thể cứu họ thoát khỏi những thế kẹt và nỗi oan ức mà ngay cả luật pháp cũng chẳng gỡ được. Ông đúng là ‘Mafia’ theo cái nghĩa nguyên thủy của nó thuở ban đầu hình thành, nơi ẩn náu.”
Sau 11 năm chống Tham nhũng, Tiêu cực (2012-2023), tình trạng suy thoái tư tưởng và đạo đức lối sống trong cán bộ đảng viên, nguyên nhân đẻ ra tham nhũng, vẫn nghiêm trọng, lan rộng và tinh vi trong mọi lĩnh vực...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Lê Nguyễn, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch Sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới thời VNCH, hiện đang cư ngụ tại Sài Gòn...
Trong lá thư xuất hiện trên mạng thông tin xã hội của cựu tổng thống Barrack Obama, ngày 17 tháng 7 năm 2023. Ông viết: “Ngày nay, một số cuốn sách đã định hình cuộc đời tôi—và cuộc đời của rất nhiều người khác—đang bị thách thức bởi những người không đồng ý với những ý tưởng hoặc quan điểm nhất định. “Không phải ngẫu nhiên mà những ‘cuốn sách bị cấm’ này thường được viết bởi hoặc có hình ảnh của người da màu, người bản địa và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+…” (Trích một đoạn.) (*) Chuyện cấm một số sách mỗi năm không được tuyển vào thư viện, không được đưa vào trường học, đã có một lịch sử khá dài ở Hoa Kỳ. Người Việt cũng có kinh nghiệm về sách bị cấm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi đảng cộng Sản miền bắc cai quản miền nam. Dĩ nhiên hai lệnh cấm sách này có nhiều yếu tố và quan điểm khác nhau giữa thể chế tự do và độc tài. Tuy nhiên chúng giống nhau ở một số điểm:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.